Wednesday, February 27, 2013



Chương IV
Thích Thiện Lạc “Bổn Sư “ giả tưởng của Liên Thành.
                                                         
Trần Việt

Lịch sử như ánh mặt trời, dù có khi một bóng mây đen che lấp,
nhưng không thể là mãi mãi, (triết gia Henri Bergson)
*
Từ tập BĐMT đến những bài viết khác, từ ra mắt sách đến hội luận trên các phương tiện truyền thông như truyền hình, truyền thanh, điện thư, lúc nào Liên Thành cũng tìm cơ hội vu cáo, gieo vào sự suy nghĩ của đọc giả, khán thính giả rằng Phật giáo là cộng sản, hoặc Phật giáo là tay sai của cộng sản.
Nhưng vì tại trang 2 - BĐMT Liên Thành xác nhận:” đại đa số quần chúng theo đạo Phật, có thể lên đến 2/3 dân số”, có nghĩa Liên Thành xác quyết rằng Phật giáo là khối quần chúng quá lớn, nên Liên Thành tìm ngỏ khác Đó là biến các tu sĩ Phật Giáo nhất là những vị lãnh đạo Phật Giáo từ vị cao cấp như quý Hòa Thượng Thích Đôn Hậu, Thích Trí Quang…đến những vị cấp thấp như các Đại Đức Thích Chánh Trực, ngay đến loại thầy cúng như ông Ngoạn cũng được Liên Thành đôn lên hàng tu sĩ, và đặt tên “Thích Thiện Lạc”.  Liên Thành cũng gán cho “nhà sư giả tưởng” nầy là cộng sản. Để trốn tránh hành động vu cáo Phật giáo là cộng sản, Liên Thành bèn kéo vạt áo của “nhà sử giả tưởng Thích Thiện Lạc” thành vị bổn sư cha mẹ, anh chị em và cả chính Liên Thành”. Sự vu cáo ti tiện và dơ bẩn nầy, nằm khắp các trang sách BĐMT, điển hình là tại trang 10 – BĐMT Liên Thành trắng trợn vu khống:”Như vậy có khác gì chùa và Việt cộng phối hợp hỏi cung trùm Tình báo miền Nam Việt Nam”. Chỉ cần làm vui lòng bọn chủ, Liên Thành không ngần ngại đem cả cha mẹ,anh chị em và danh dự cá nhân Liên Thành làm bình phong che đậy thói lưu manh, chuyên nghề vu cáo để kiếm ăn.
Điều cần lưu ý là:
Việt cộng xâm nhập nhiều nơi, nhiều tổ chức từ chính quyền cấp Trung Ương của cả hai nền Đệ I và Đệ II VNCH, hầu hết theo đường tiến dẫn từ các Giám mục Thiên Chúa Giáo như Lê Hữu Từ, Ngô Đình Thục đến các Linh Mục Hoàng Quỳnh, Cao văn Luận, Bửu Dưỡng …bọn cộng sản tình báo xâm nhập nầy đều là những con chiên Thiên chúa giáo và chúng có mặt tại các cơ quan như:
 1/ Tình báo xâm nhập công an mật vụ : Phan quang Đông (tên giết người cướp của, vẫn tin Thiên Chúa không kết tội, vậy mà Liên Thành tôn xưng là trùm Tình Báo Chiến lược Miền Nam Chỉ Huy Xâm Nhập Miền Bắc, đạo diễn vụ Quỳnh Lưu Khởi Nghĩa) …
 2/Tình báo xâm nhập chính trị: Lê Hữu Thúy, Vũ ngọc Nhạ, Huỳnh văn Trọng, Trần Ngọc Châu, Đinh văn Đệ, Kiều Công Cung …
 3/Tình báo xâm nhập kinh tế : Nguyễn cao Thăng (dược phòng OPV), Nguyễn Trung Thành, Nguyễn văn Diệp (Ngân hàng), Nguyễn văn Bửu (hàng hải).
 3/Tình Báo xâm nhập  Quân sự : (Đại tá tỉnh trưởng) Phạm Ngọc Thảo,…
 4/Tình báo xâm nhập báo chí: Ký giả Phạm xuân Ẩn, Phan Nghị (ký giả tờ Ngôn Luận, Chính Luận…), Cao Dao, Vũ Hạnh (Tin Văn, Trình Bảy…)…
 5/Tình báo xâm nhập chính quyền: Thẩm phán Trần Thúc Linh Tổng thư ký Bộ Thông Tin (thời giáo dân Trần Chánh Thành làm Tổng trưởng)
Những điệp viên cộng sản nói phần trên đã dựa vào thế lực của những giáo phẩm cao cấp Thiên Chúa Giáo để xâm nhập làm lũng đoạn, gây ung thối, phá vỡ và đánh sập VNCH nguy hiểm gấp nhiều lần hơn những gì mà Liên Thành tưởng tượng rồi quy cho Phật Giáo.
Tại sao Liên Thành tránh né, tại sao dư đảng Cần Lao nhiệt tình cổ võ hỗ trợ cho Liên Thành ngụy tạo lịch sử nhằm kết tội Phật Giáo mà điển hình là các vị Lãnh Đạo hoặc Tăng Ni, tín đồ thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) mà Liên Thành gọi xách mé là Phật Giáo Ấn Quang? Tại sao cộng sản Việt Nam quyết liệt tiêu diệt GHPGVNTN? Tại sao Liên Thành chọn thời điểm Tàu cộng cướp nước, Việt cộng bán nước, GHPGVNTN  do Đại lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ Đệ V Tăng Thống thừa tục các vị Tăng Thống tiền nhiệm ra lời kêu gọi quyết tâm bảo vệ giang sơn biển đảo Việt Nam, cùng toàn dân quyết liệt đòi quyền bảo vệ tổ quốc, xây dựng và kiến tạo quê hương Việt Nam tự do dân chủ phú cường, Ngài cũng kêu gọi tẩy chay hàng hòa Tàu cộng để bảo vệ sức khỏe và sự phát triển đất nước thì Liên Thành bất chấp sự thật, với lời lẻ của tên thất giáo dùng những thậm từ mất dạy đối với GHPGVNTN? Tại sao Liên Thành, dư đảng Cần Lao, Việt cộng chọn chung thời điểm, chung mục tiêu? Việt cộng đã phơi bày bộ mặt bán nước, tâng công với Tàu cộng triệt để và hung hản đàn áp tiếng nói lương tri? Liên Thành và dư đảng Cần Lao là ai, nhận lịnh ai, ai tài trợ, với mục đích gì?
Đối với Phật Giáo: Liên Thành không những cáo gian các vị tu sĩ, mà luôn cả hàng ngũ tín đồ Phật giáo. Liên Thành mô tả tu sĩ Phật giáo là dâm loạn, Phật giáo đồ ngu muội nhắm mắt tuân theo “Đức Vâng Lời” gây bạo loạn, các nữ tín đố Phật giáo dâm dục thèm muốn xác thịt quyến rũ tăng sĩ. Các cơ sở vật chất như Chùa, Tổ đình là nơi không những nuôi giấu cộng sản mà còn là nơi hành lạc hoen ố, là nơi uế tạp như là chuồng heo. Chùa mà nuôi heo?. Nuôi heo để làm gì?  Vu cáo hạ tiện đến như thế thì Liên Thành chắc chắn hơn hẳn cộng sản.
Để chứng minh Liên Thành là tên chưởi mướn và chuyên viên bịa đặt, trong chương IV nầy, chúng tôi trình bày về “ Liên Thành, ông “Thích Thiện Lạc” và ngôi Chùa An Lăng.
 Vì nhu cầu cần phải phách tấu, nên Liên Thành viết đoạn nầy khá dài,( từ 305 đến 315 -BĐMT) nên chúng tôi chỉ trích những gì có liên quan đến chủ đề.
Để vấn đề được sáng tỏ, chúng tôi xin lần lược kính trình bày 7 dữ kiện dưới đây, và sau đó, chúng tôi xin kính nhường lại để quý vị hiểu thêm về nhân cách của tên đại láo đại bịp đã phịa chuyện để hành nghề chưởi thuê với mục đích đánh phá  GHPGVNTN. Và từ đó, câu hỏi phải chăng Liên Thành là tên đại Việt gian sẽ do chính quý vị tự trả lời:
1/ Vị trí  ngôi chùa An Lăng
2/ Cảm tưởng của Liên Thành khi nhìn xác chết của cộng sản
3/ Gia đình Liên Thành gồm ông bà thân sinh ra Liên Thành, Liên Thành và anh chị em của Liên Thành đều qui y với nhân vật giả tưởng “Thích Thiện Lạc”.
4/ Sự liên quan giữa ông thầy Ngoạn và ông “Thich Thiện Lạc” Bổn sư giả tưởng của đại gia đình Liên Thành.
5/ Sự Liên quan về Chùa An Lăng và Chùa Kim Quang
6/ Sự thật về vị sư Trụ trù Chùa An Lăng
7/ Việt cộng đã đối xử với Xóm Chùa An Lăng như thế nào trong biến cố “Tết Mậu Thân – 1968”
Bây giờ, chúng tôi kính mời quý vị bạn đọc vào chuyện:

I/ Vị  Trí Ngôi Chùa An Lăng: Liên Thành tả về Chùa An Lăng như sau:
 “Hoàng kim Loan khai : Chùa An Lăng là trạm giao liên quan trọng của cơ quan Thành Ủy Huế, và Thích Thiện Lạc trụ trì chùa này, là một trong những cơ sở nòng cốt của Hoàng Kim Loan. Thiện Lạc có 12 năm tuổi đảng, do chính hắn kết nạp Thiện Lạc vào đảng Cộng sản từ năm 1960. Dân chúng và tín đồ trong vùng An Lăng thường quen miệng gọi ông ta là Thầy Ngoạn.
Ngôi chùa An Lăng này nằm về phía tây Nam thành phố Huế, chỉ cách thành phố khoảng hai cây số, đối diện với trụ sở xã Thủy Phước, cách làng Phủ Cam khoảng một cây số và nằm gần lăng Vua Dục Đức và Vua Thành Thái tại làng An Lăng.
An Lăng là một xóm nhỏ cạnh núi Ngự Bình, nằm trên trục xâm nhập của cán bộ thành từ vùng Tứ Tây, Ngũ Tây về thành phố Huế.
Lời khai của Hoàng Kim Loan về ngôi chùa và ông thầy Ngoạn, đã phù hợp với tin tức và hành động của chúng tôi vào gần cuối tháng 12/1970 .” (BĐMT – 305 – 306)
  
*Ý Kiến của Chúng tôi:
Liên Thành viết theo lời khai của Việt cộng Hoàng kim Loan và Liên Thành cũng xác nhận là đúng với tin tình báo mà Liên Thành ghi nhận được . Như vậy Liên Thành xác nhận vị trí chùa An lăng như sau:
a/“Chùa An Lăng đối diện Xã Thủy Phước, cách làng Phủ Cam khoảng I cây số và nằm gần lăng vua Dục Đức và Vua Thành Thái tại làng An Lăng” (BĐMT-306).
b/ Nhưng sự thật thì: An Lăng là tên có tính cách địa dư mô tả một sự kiện, chứ không có tinh cách hành chánh. An Lăng là tên gọi khu quần thể kiến trúc nằm trong một khu vực rộng gần 6 ha, bao gồm lăng vua Dục Ðức, hoàng hậu và 42 tẩm mộ ông hoàng bà chúa cùng 121 ngôi mộ đất của những người thuộc Ðệ Tứ Chánh phái Nguyễn Phước tộc (hệ phái của vua Dục Ðức). Lăng gồm 2 khu vực: khu lăng mộ và khu tẩm thờ đặt song song với nhau. Cả hai khu đều có tường thành bao bọc. Lăng quay mặt về phía tây bắc, lấy đồi Phước Quả làm tiền án, núi Tam Thai sau lưng làm hậu chẩm và dòng khe chảy vòng qua trước mặt làm minh đường tụ thủy.
           c/ Thực tế không có cái “Làng An Lăng”, mà An Lăng(安陵) là tên chữ của Lăng Dục Đức là một di tích trong quần thể di tích cố đô Huế, là nơi an táng vua Dục Ðức, vị vua thứ 5 của triều đại nhà Nguyễn. Lăng tọa lạc tại thôn Tây Nhất, làng An Cựu, xưa thuộc huyện Hương Thủy, nay thuộc phường An Cựu, thành phố Huế, cách trung tâm thành phố chưa đầy 2 km (nguồn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).

     
                                                                            




















 (Cổng An lăng, bên trong là nơi chôn cất và thờ cúng vua Dục Đức,Thành Thái và Duy Tân)

          d/ Gia đình chúng tôi, cư ngụ gần Chùa An lăng, nên xin tả lại ngôi chùa An Lăng như sau:
          Nếu đi từ trong nam (Đà Nẳng, Lăng Cô) ra, trước khi qua cầu An Cựu, có hai hướng rẽ. Nếu rẽ phải thì đi về hướng lăng Vạn Vạn, khu vực nầy gồm có nhà của ông Hà văn Lâu nhân vật cao cấp của cộng sản, rồi đến nhà song thân chị Nguyễn văn Yến (người bị Phan quang Đông bắt đánh đập dã man để tống tiền, và bà Yến đã phải têm trầu cánh phượng hầu cậu Cẩn đê xin cho chồng là ông yến được tha, sau nhiều lần hầu cậu Cẩn thì bà Yến có chửa, ông Yến được tha và bà Yến quyên sinh!). Nếu rẽ trái là đường lên khu vực Cầu nhà đèn (hay là cầu lò (kho) rèn), Phú Cam, Bến Ngự…Khoảng giữa từ cầu An Cựu đến cầu Kho rèn (còn gọi là cầu Lò rèn – có nhà máy thủy điện Huế) có ngã ba, ngã ba nầy có tên thường gọi là ngã ba An Lăng. Rẽ trái theo ngã ba nầy là đường đến dốc núi Ngư Bình. Đầu ngã ba là bến tắm giặt, có cây vung đồng rất lớn, dưới bến có tảng đá màu ngà khá lớn, chéo chéo bên kia sông là “cung” của bà đức Từ Cung.
          Cách ngã ba đầu dường khoảng vài trăm mét là cái cống, qua khỏi cái cống là lò rèn, rồi đến nhà bác đội Tòng (người Bắc di cư) tiếp đến là Chùa An Lăng.
      e/ Đối diện chùa An Lăng là nhà làm nghề “lò rèn” và đồng ruộng. Không có đơn vị hành chánh nào tại đây cả. Năm 1993, chúng tôi có về thăm quê hương, mồ mả, xóm giềng vẫn không có trụ sở hành chánh.chính quyền.
      g/ Niệm Phật Đường, khuôn hội và Gia Đình Phật Tử (GĐPT) đều cùng trụ sở gọi chung là Chùa An Lăng. Vị sư trụ trì thời đó làThich Chánh Phú, đệ tử của Hoà thượng Thích Phước Huệ (1874 – 1963) thuộc Tổ Đình Hải Đức Huế, Bác Nguyễn văn Huyền làm công việc thủ từ, chuyên thỉnh chuông trống Bát Nhã mỗi buổi chiều. Các chú Tiểu thay nhau công phu sáng, trưa và chiều, Tôi thường theo Mẹ lạy sám hối và gia nhập vào GĐPT. Về sau Đại Đức được kiêm  trụ trì Chùa Kim Quang cũng gần Chùa An Lăng.
     Chùa An lăng tọa lạc trên khu đất chung với các vị trong khuôn hội như bác Đội Tòng, nhà chị Thanh  Mai (?) , nhà anh Tôn thất Trị (phía trái Chùa ), nhà ông Nguyễn Du, nhà bác Lang (phía phải chùa). Phìa sau chùa là khu đất rộng trồng dương liểu và sau nữa là nhà bác Hiến (có thời làm Khuôn Hội Trưởng).
          Như vậy, rõ ràng Liên Thành không biết gì về Ngôi Chùa An lăng nầy.

II/ Cảm tưởng của Liên Thành khi nhìn xác chết của cộng sản:
          Xin hãy nghe Liên Thành kể chuyện “xúc động”, y như chuyện “mèo khóc chuột” với nước mắt các sấu :” Trời sáng dần, cơn mưa nhẹ vẫn chưa dứt và gió thật lạnh, tôi không đạo đức giả, nhưng nhìn ba xác chết trong lòng chợt buồn – Nhưng chợt nghĩ, trước đây vài giờ, nếu mình trúng đạn của họ thì giờ đây mình cũng đã nằm bất động đi vào cõi thiên thu như ba người này. Thôi thì. . . coi như một lời an ủi cho chính mình, may ra có vơi nhẹ đi nỗi buồn và một thoáng hối hận chợt đến, khi nhìn ba hình hài nằm dài giữa những vũng máu. Trong cảnh máu nhuộm sân chùa vào buổi sáng tinh mơ của những ngày mùa đông xứ Huế, cơn gió lạnh thoảng qua, có chút mùi tanh của máu nguời, tôi nói nhỏ một mình trong nỗi buồn. . . . “cuộc chiến này quả thật tàn bạo”(BĐMT -312).
        1/ Diễn kịch: Bỏ qua phần tập làm văn và kịch tính, chỉ xét thực tế:
           a/ Câu chuyện trên hoàn toàn giả tưởng vì chùa An lăng, (ngay cả nhà ông thầy Ngoạn - thầy tụng) cũng thuộc khu vực an ninh, (tính theo đường chim bay rất với khu Phủ Cam) trong vòng kiểm soát của chính phủ VNCH.
          b/Theo Liên Thành mô tả thì “chùa An Lăng” , nơi xảy ra trận đánh mà phía địch quân khoảng tiểu đội, diễn ra ngay trước xã Thủy Phước, vậy Xã Thủy Phước được xếp loại xã hạng nào (A.B.C. D) . Viên Thiếu tá Tỉnh đội về đóng quân ở đó. mà không có toán canh phòng từ xa? và cũng không biết tác chiến, nên đụng trận là co giò chạy, để tên cao cấp nhất chết vì chạy không kịp!
         2/ Đạo đức Mèo khóc chuột của Liên Thành:
             a/ Hối hận: Tại sao Liên Thành  hối hận” khi nhìn ba tên Việt cộng chết? – Vì đồng chí? – Vì nhầm lẫn?
              b/ Khi giáp trận, trực chiến với kẻ thù. biết chắc đó là kẻ thù cần phải nhanh tay hạ sát, nếu không thì kẻ thù sẽ hạ sát mình thì tại sao Liên Thành “hối hận”. Nhưng tại trang 119 - BĐMT  thì Liên Thành “hét to trong máy” ra lệnh giết chết tám mạng người” với vẻ cảm khoái?
            c/ Diện mạo và bản chất gian ác khát máu của Liên Thành đã được chính Liên Thành kể lại từ trang 153 đến trang 178. Rõ ràng Liên Thành là loại dã thú say máu tàn ác y Nguyễn phúc Ánh tổ tiên của Liên Thành khát máu trong vụ trả thù nhà Tây Sơn.
            Theo Liên Thành thì nhà tu Thích Chơn Thể  có khuôn mặt hiền lành, đã bị chích thuốc và không còn khả năng tự bảo vệ mà Liên Thành rắp tâm :”Thấy chết không cứu và thấy chết không chôn  lý tưởng của người Quốc gia vậy sao hởi ông Tướng Nguyễn khắc Bình, ông cựu Đại tá  CSQG Trần minh Công, , ông Đại úy Nguyễn văn Học, anh em ông Trần tiển Sang  con ông Trần Điền – những người nầy đều là giáo dân Thiên Chúa Giáo thuần thành và cũng là hoặc đảng viên hoặc đảng tôn cần Lao. Xin hỏi khi các ông ủng hộ tên man rợ Liên Thành thì các ông là giáo dân Thiên chúa giáo hay dư đảng cần lao? Các ông có còn chút nhân tính nào không? Riêng những người không phải là Thiên Chúa Giáo như cựu Trung tá CSQG Trần quang An. Cựu Thiếu tá CSQG Phan tấn Ngưu và những vị khác dù công khai hay âm thầm ủng hộ cho tên khát máu Liên Thành bây giờ lương tâm các ông nghỉ gì? Và các ông sẽ PHẢI làm gì để các ông  không tự xấu hổ với chính các ông. Hành động tuy có trể tràng vẫn còn hơn phải đóng vai thằng hèn và ngậm miệng, Còn những kẻ như Nguyễn khắc Bình, Trần Minh Công, Nguyễn văn Học, anh em Trần tiển Sang thì lòng thù hận Phật Giáo trở thành căn bệnh trầm kha thuộc loại bịnh AIDS (Sida), nên chúng tôi đành phải nhờ đến Chúa của họ “nói chuyện” với họ.
          Vậy cũng đủ để kết luận Liên Thành thuộc loại người mang mặt nạ đạo đức giả, tâm địa thuộc loại sài lang.
 
III/ Chuyện quy y của Gia đình Liên Thành: Liên Thành đúng là tên nói láo, bịp bợm  thuộc loại thượng thừa. Trang 313 – BĐMT Liên Thành gian dối viết:’Mẹ tôi (tức mẹ đẻ Liên Thành – TV chú thích), bà là một người mộ đạo, là đệ tử của Thầy Ngoạn, ngày rằm bà đi chùa của Thầy, anh chị em tôi bà đều đem quy y vào chùa Thầy Ngoạn và ông là người đứng làm lễ quy y cho chúng tôi, anh chị em  tôi và ngay cả tôi, đều có Pháp danh do Thầy Ngoạn đặt cho”.
          Sự thật đúng như Liên Thành bịa chuyện không? Thưa không.!
          Sự thật như thế nầy:
           1/ Ông Thầy Ngoạn chỉ là ông thầy cúng,  ông nầy có vợ và có con, nhà ông thầy Ngoạn cách khá xa chùa An Lăng. Ông dáng thấp, không thuộc loại ốm, nước da hơi hơi “bánh mật”. Ông thường đến uống trà tại nhà (chùa ) riêng của Đại đức Thích Chánh Phú. Tuổi tác có vẻ lớn hơn Thầy Chánh Phú chút ít. Vì là thầy tụng nên ông chỉ ăn chay vào những ngày ông phát nguyện. Tánh tình hiền hậu, niềm nở và ít nói. Trình độ học vấn bình thường, Chữ Hán thì khá thông .
        Không lẻ vợ chồng, con cái ông Tráng Cử tối dạ đến độ y quy với ông thầy cúng?.
       2/ Liên Thành nói gia đình Liên Thành có pháp danh. Vậy Pháp danh Liên Thành là gì? Theo bảng Phân Ưu đăng trên Nhật báo Nhật báo Ngưởi Việt khi mẹ Liên Thành chết thì không có Pháp danh.!
         
IV/ Liên quan giữa ông thầy Ngoạn và ông “Thich Thiện Lạc” Bổn sư giả tưởng của đại gia đình Liên Thành : Hai ông Thầy Ngoạn và Thích Thiện Lạc đều là bổn sư giả tưởng của đại gia đình Liên Thành , nôm na là “không không có”, vì:
    1/ Ông Thầy Ngoạn là loại thầy cúng, nên không thể làm lễ quy y cho ai và cũng không có ai điên khùng (trừ cha mẹ Liên Thành – nếu điều Liên Thành nói là đúng) lại đến quy y với loại thầy cúng.
    2/ Vị sư Trụ trì chùa An Lăng không có ai tên Thích Thiện Lạc.
    3/ Lâu lắm, khoảng đâu trên dưới 60 năm về trước, ông bà Tráng Cử và vài người con có đến chùa An Lăng và gặp Đại Đức Thích Chánh Phú nhân dịp lễ gì đó có liên quan đến vua Thành Thái hay vua Duy Tân?. Trong câu chuyện, thầy trụ trì có đế cập đến những hạnh nguyện của Phật tử xin quy y, thì bất ngờ có “Mệ Sen” (công chúa . con gái vua Thành Thái, nhà trong Thành Nội và đang làm việc tại sở Du lịch Huế - Thầy Trụ Trì gọi bằng cô). Mệ Sen chỉ vào mặt ông Tráng Cử nói “dâm dật như mi (tức ông Tráng Cử) thì ai mà quy y cho mi” Và ông bà Tráng Cử cùng mấy người đi theo bỏ ra về.

V/ Sự Liên quan về Chùa An Lăng và Chùa Kim Quang : Theo chi tiết Liên Thành kể trong BĐMT mà chúng tôi đề cập bên trên, thì Liên Thành chưa đến nơi nầy, hoặc có đến thì đã quên hay Liên Thành không khả năng quan sát (quan sát và trí nhớ là những yếu tố, điều kiện để làm nhiệm vụ tình báo). Bây giờ, chúng tôi kính mời quý vị đi thăm khu vực An Lăng, gồm chùa An Lăng. Chùa Kim Quang. Nhà riêng (nhưng bà con vẫn thường gọi là chùa Mệ Hiền), nhà (hay chùa) của ông thầy Ngoạn và cuối đường là chùa Bảo Vân.
          Như trên, chúng tôi đã cùng với quý vị ghé thăm  chùa (Niệm Phật Dường, Khuôn Hội An Lăng) rồi. Bây giờ, chúng ta khởi hành từ chùa An Lăng.
          Rời Chùa An Lăng, đi tiếp trên đường đất về phía núi Ngự Bình (hướng Tây), chúng ta  qua khỏi vườn cam của thầy giáo Loan hiệu trưởng trường Tiểu Học An Cựu ( bà con gọi là ông Đốc Loan). Qua khỏi đường rầy xe lửa, căn nhà khang trang khá lớn là nhà cụ Thượng (không rõ tên) thân sinh của Giáo sư Tôn Thất Ngạc – Liên Đoàn Trưởng GĐPT An Lăng. Đi tiếp vài ba trăm mét lại có ngã ba. Đầu ngã ba có bụi tre lớn và nhà của nhạc sĩ khiếm thị chuyên chơi Tây ban cầm tên Khánh. Nếu đi tiếp theo đường thẳng thì đến chân núi Ngự Bình. Nếu rẽ phải thì dường dẫn đến khu lăng mộ các vua Duy Tân, Thành Thái và quần thể lăng vua Dục Đức.
        Nếu rẽ phải, chừng độ trên dưới 100 mét, chúng ta sẽ gặp một ngã ba, nếu rẽ trái thì theo con ngõ nhỏ. Xin quý vị lưu ý. Đây chính là khu vực mà chúng tôi muốn trình bày.
          1/vị trí tọa lạc của Chùa Kim Quan, nhà Mệ Hiền, nhà thầy Ngoạn và Chùa bảo vân: Chùa Kim Quang tọa lạc trên ba con dường (góc ngã ba đường lên núi Ngự Bình và dường dẫn đến đoạn dường cầu Lò rèn và bến xe đò Phú cam (làng Phước Quả) và góc đường nầy với ngõ nhỏ song song với dường lên núi Ngự Bình. Chùa nầy cũng thuộc phái Hải Đức của Hòa Thượng Thích Phước Huệ. Thời chúng tôi còn trẻ nhỏ, thì vị trụ trì ngôi chùa nầy có tên là Thầy Hậu (hối đó, nếu là ngôi tổ đình và do vị Hòa Thượng Niên Cao Lạp Trưởng thì người dân gọi vị Trụ trì là Ôn và kèm theo tên ngôi chùa thí dụ Ôn Hải Đức, Ôn Trà Am…, còn vị thấp hơn thì gọi là Thầy với tên Chùa. Riêng về Chùa Kim Quang thì hồi đó tôi nghe là thầy Hậu. Thầy có mở lớp sơ học (phía dường lên núi Ngự Bình). Sau vì chưa đủ túc duyên, thầy ra đời và lập gia đình, thì Đại Đức Chánh Phú được Ôn Hải Đúc cho về Trụ trì  chùa Kim Quang luôn.
       Theo ngõ nhỏ, thì phía trái là chùa Kim Quang đầu tiên,khoảng độ hơn vài mươi nóc nhà là hết. Nhà anh Ích là cuối cùng. Phía tay trái là khu mộ vua Duy Tân và Vua Thành Thái, tiếp đến nhà riêng (cũng còn gọi là chùa Mệ Hiền, tức Đại Đức Chánh Phú). Kế tiếp là nhà ông thầy Ngoạn (thầy cúng). Ngôi nhà nầy kiến trúc hơi giống ngôi chùa nhỏ. Cuối con ngõ nầy có hình cong và là chùa Bảo Vân
          2/ Sự nhầm lẫn của Liên Thành: Chúng tôi không ngạc nhiên về sự nhầm lẫn của Liên Thành về tên và vị trụ trì chùa An Lăng và ông thầy cúng tên Ngoạn. Vì Liên Thành được bồng làm Trưởng phòng, rồi Phó Ty Đặc Biệt rồi chỉ huy trưởng CSQG Thừa Thiên – Huế không từ khả năng mà vì đảng phái tranh giành ảnh hưởng. Do vậy, về học vấn Liên Thành chỉ đến lớp Đệ Tứ (thi rớt Tú tài I và đi Thiếu Úy Bảo An, sau về phục vụ tại quận Miền Núi Nam Hòa. Về chuyên môn Liên Thành chưa qua lớp đào tạo về Hành chánh, Tình báo và Tư pháp. Về tư cách Liên Thành thuộc loại tham nhũng, chỉ lo kiến ăn và chơi gái. Về đạo đức Liên Thành thọ hưởng di truyền ác độc khát máu. Về bản chất, Liên Thành hống hách và bất lương, và trí nhớ quá tồi, óc quan sát không có., thông minh thì ngang với Bùi Kiệm trong Lục Vân Tiên) Ngần ấy thú tập trung vào Liên Thành, nên Liên Thành mới dám nói dốc. Tóm lại Liên Thành thuộc loại “điếc không sợ súng”.
        
  VI/ Sự thật về vị sư Trụ trù Chùa An Lăng: Chùa An Lăng, tức khuôn hội An Lăng . Trong chùa, phía chánh hậu điện thờ Tổ Bồ Đề đạt Ma, bên trái là bàn thờ Vua Duy tân và vua Thành Thái, bên phải là đi đến chánh điện.  Đại Đức Thích Chánh Phú – tức Mệ Hiền – thế danh là Nguyễn Phước Bảo Hiền , con trưởng của vị hoàng tử em vua Duy Tân(đệ tử Hòa Thượng Thích Phướcc Huệ , phái Hải Đức), sau kiêm trụ trì chùa Kim Quang cũng thuộc phái hải Đức do vua Thành Thái lập nên. Lúc Đại Đức Chánh Phú làm trụ trì chùa Kim Quang thì Bà nội của Đại Đức và hai người em trai còn nhỏ, trang lứa với chúng tôi là Nguyễn phúc Bảo Lành (tức Mệ Lành) và Nguyễn phúc BảoMẫn (tức Mệ Ịn, vị nầy nhỏ tuổi hơn chúng tôi), và một chị giúp việc (hình như tên chị Quỳ).
          Mệ Hiền tuy làm trụ trì hai chùa An lăng và Kim Quang, nhưng mệ Hiền có trang trại và mười mấy chú điệu học tu. Kinh tế để nuôi sống Thầy và các chú điệu là trồng rừng dương liểu ngoài khu vực lăng mộ của khu An lăng, còn có khu ở sâu trong núi ngoài cây số 17 (về hướng Tây Bắc). Trong khu trang trại nầy thầy chuyên trồng và bán cây kiển như chanh giấy, và ổi xá lị. Tôi nhớ  có anh  Châu, anh Học (sau hai anh nầy ra đời và là Sĩ quan QL/VNCH). Nhưng Thầy Chánh Phú bị chướng duyên, nên lập gia đình và sống tại trang của Thầy.
          Mới đây, tôi nhận được tin Thầy quá vãng, nhớ tình xưa, thầy là cố vấn giáo hạnh của chúng tôi, và tôi lập bảng Cáo Phó để bào tin buồn đến cho những ai còn kỷ niệm với Thầy.

Cáo phó:


Gia đình chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin
chồng, cha. ông, cố chúng tôi:
cụ ông Nguyễn Phước Bảo Hiền
Trưởng Hệ 4 Chánh biên
-Pháp danh: Chơn Kim tự Chánh Phú
-Quê quán: Gia Miêu Ngoại Trang,Thanh Hóa
-Sinh năm: Mậu Thìn
Đã từ trần lúc 0 giờ 00 phút ngày 22/10/2012
(nhằm ngày 8 tháng 9 năm Nhâm Thìn)
Hưởng thượng thọ 85 tuổi
Linh cữu được quàn tại tư gia
Địa chỉ: 14 Duy Tân, phường An Cựu, tp. Huế
Lễ viếng được bắt đầu từ ngày 23/10/2012
(nhằm ngày 9 tháng 9 năm Nhâm Thìn)
Lễ di quan & an táng: Ngày 27/10/2012
(nhằm ngày 13 tháng 9 năm Nhâm Thìn)
tại nghĩa trang dòng tộc thuộc khu vực An Lăng,Tp. Huế.
Tang gia đồng kính báo !


Trưởng Nam
Nguyễn Phước Quý Đàm


VII/ Việt cộng đã đối xử với Xóm Chùa An Lăng như thế nào trong biến cố “Tết Mậu Thân – 1968”
          Gần như hầu hết tập BĐMT cũng như nếu có dịp, Liên Thành đều chứng minh để thuyết phục  cộng sản chỉ giết phía những người theo Thiên Chúa giáo. Nhưng trong lễ cải táng nạn nhân bị cộng sản giết chết có các vị Sư  làm lễ theo nghi thức Phật giáo. Như vậy, cộng sản  giết người là giết người chứ không đặt vần đế tôn giáo. Liên Thành có tuyên bố số lượng nạn nhân bị cộng sản giết chết, nhưng cái lưu manh của Liên Thành là giấu nhẹm số nạn nhân có tín ngưỡng Phật Giáo.
        Trong phần nói về xóm An lăng, Liên Thành vẽ toàn cảnh và cho người đọc có ý niệm về xóm An Lăng là xóm quá nghèo, xóm Phật giáo nên cộng sản mới về trú đóng tại đó và trong ngôi chùa. Càng cáo buộc, Liên Thành càng lòi ra sự bất lương và côn đồ gian ác.
       Nếu so với xã hội VN thời bấy giờ thì xóm An Lăng thuộc loại bình thường  có mức sống trung bình. Tuy có một số nhà chưa có điện, nhưng họ dùng đèn manchon (lampe à manchon).
          Đây là xóm toàn là tín đồ Phật giáo. Hầu hết là những Sĩ Quan, binh sĩ phục vụ trong QL/VNCH hayCSQG hoặc cán bộ, viên chức nhiều ngành của chính quyền VNCH. Xin dơn cử như Thiếu tá Nguyễn văn Tái Võ bị Đà Lạt – dã hy sinh (em của anh Luận cán bộ phong trào Cách mạng Quốc Gia), Thiếu Tá Dương văn Nhơn, anh Sáu con bác Lang  mang cấpThiếu Tá, hoặc lập gia đình với SQ/QLVNCH, như Trung úy Lê văn Đức, anh Lê văn Mai cán bộ thuộc Bộ tài chánh, anh Luyện cán bộ Y tế (SQ/trợ y) các anh con bác Đội Tòng, các anh con ông Vĩnh Ngã, gia đình chị Tống thị Cánh nữ Quân nhân, anh em anh Đinh và anh Thới con bác Lụt SQ/QLVNCH, anh Tống viết Vy Thám sát Tỉnh…
 Phía ngoài bờ sông có trường tiểu học tư thục Sao Mai  của Thiên chúa giáo  do các nữ tu Thiên chúa giáo điều hành. Trong tết Mậu Thân 1968, cộng sản có chiếm đóng các chùa và luôn cả trường Sao Mai.
Khi Việt Cộng bị QL/VNCH tiến công, chiếm lại những vùng bị tạm chiếm. Lúc phải rút chạy, cộng sản bắt theo, rồi giết chết như  ông Nguyễn Du khuôn trưởng khuôn hội An Lăng, riêng anh Tống viết Vy cán bộ Thám sát Tỉnh trốn thoát đượcc. Sở dĩ dân xóm An Lăng tương đối ít bị bắt vì họ liều chạy về phía Quận Hương thủy hay trình diện những đơn vị cần quân số để bổ sung hay thành lập những đơn vị đáp ứng cho chiến trường. Riêng anh Nguyễn Du thì gia đình tìm được xác nhờ cái răng vàng. Chúng tôi không ghi nhận sự sự thiệt hại về nhân mạng  của trường sao Mai.
 Thời gian nầy Liên Thành hèn nhát trốn biệt dạng tại quận đường Hương thủy, không dám tham gia vào các cánh quân tái chiếm lại Huế. Đến khi QL/VNCH đuổi cộng sản chạy te tua, Liên Thành về nhố nhăng diễn trò tồi bại.
 Chúng tôi sẽ tiếp tục đưa con chuột nhắc tanh hôi ra ánh sáng,
       Trân trọng
       Trần Việt
         



No comments:

Post a Comment