Wednesday, February 29, 2012

Bất tuân dân sự

Đỗ Thái Nhiên

"… Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ tích cực làm cho lịch sử Việt Nam hanh thông bằng một chương trình hành động xây dựng trên hai yếu tố: Thế hành động và lực hành động …"


Ngày 29/03/2009, từ Thanh Minh Thiền Viện, Saigon, Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống kiêm Viện Trưởng Viện Hóa Đạo đã ký một văn bản có tiêu đề là:
"Lời Kêu Gọi Một Tháng Biểu Tình Tại Gia Để Chống Việc Lấy Vàng Dân Tộc Đổi Nhôm Nước Ngoài".

“Lời Kêu Goi” có ba trọng điểm sau đây:

1. Trọng điểm thứ nhất: Sự việc CSVN mở cửa cho Trung Quốc vào Tây Nguyên khai thác bauxite là một hành động bất chấp ý kiến phản đối của giới khoa học kỹ thuật , giới an ninh quốc phòng và của toàn dân. Về mặt kinh tế, lợi nhuận do việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên mang lại quá thấp so với chương trình xử dụng Tây Nguyên để trồng cây công nghiệp. Trồng cây công nghiệp, đất có thể tái sinh liên tục. Khai thác bauxite, đất phải chết theo qui trình: bốn tấn bauxite sản xuất một tấn nhôm, đồng thời đẩy vào môi sinh ba tấn đất đỏ. Đây là một loại hợp chất độc hại có tác dụng tiêu hủy cây xanh, ô nhiểm nguồn nước, nhiễu loạn thời tiết…Về mặt an ninh quốc phòng, “Lời Kêu Gọi”cho rằng câu chuyện Mị Nương làm mất nỏ Thần vào tay Trọng Thủy ngày xưa đang diễn ra tại Trường Sơn ngày nay. Chẳng những mất Trường Sơn mà biển Đông, điển hình là Hoàng Sa và Trường Sa cũng đã vuột khỏi tầm tay Việt Nam.

2. Trọng điểm thứ hai: mất núi, mất biển chỉ còn lại là TIẾNG DÂN. Tiếng dân nêu bật ba đòi hỏi:

- Một là yêu cầu nhà cầm quyền CS Việt Nam khẩn cấp nộp hồ sơ xác nhận thềm lục địa Việt Nam tại Ủy- Ban- Ranh- Giới- Thềm- Lục- Địa của LHQ trước ngày 13/05/2009, đúng theo đòi hỏi của luật biển 1982.

-Hai là yêu cầu nhà cầm quyền CSVN hãy công bố cho toàn dân biết hai mật ước về lãnh thổ, lãnh hải CSVN ký với Trung Quốc các năm 1999-2000. Sự công bố này phải kèm theo những bản đồ thích nghi. Yêu cầu một là cửa ngõ mở vào yêu cầu hai.

-Ba là yêu cầu nhà cầm quyền CSVN hãy triệu tập Đại Hội đại biểu toàn dân bao gồm chuyên gia kinh tế, khoa học, quân sự cùng đại biểu các thành phần dân tộc trong và ngoài nước. Hội đồng này sẽ đưa ra những quyết định thích nghi đối với sự việc bauxite Tây Nguyên.

3. Trọng điểm thứ ba: nhằm gây sức ép để buộc chế độ Hà Nội phải thực thi ba đòi hỏi nói ở trọng điểm thứ hai, Hòa Thượng Thích Quảng Độ tha thiết kêu gọi trọn tháng 05/2009:

- Đồng bào Quốc Nội: biểu tình tại gia, công nhân đình công, thương buôn bãi thị, sinh viên, học sinh bãi khóa…

- Đồng bào Quốc Ngoại: ngưng du lịch Việt Nam, ngưng gửi tiền về Việt Nam, ngoại trừ trường hợp khó khăn khẩn cấp.

Lời kêu gọi vừa kể cho rằng một tháng biểu tình tại gia là hành động bất tuân dân sự.

Vậy thì, bất tuân dân sự là gì?

Chủ đề bất tuân dân sự đã được một tác giả người Hoa Kỳ, ông Henry David Thoreau viết ra trong luận án Civil Disobedience từ năm 1849. Với thời gian, lý luận về bất tuân dân sự ngày càng trở nên rộng khắp, tinh vi và uyển chuyển hơn.

Bất tuân là thái độ bất hợp tác của thuộc viên đối với thượng cấp, của bị trị đối với thống trị, của người dân đối với nhà cầm quyền. Hình luật qui định những việc làm bị cấm: cấm trộm cắp, cấm giết người, cấm lường gạt…Mặt khác hình luật cũng trừng phạt những việc do không làm mà thành tội: không cứu người lâm nguy, không đóng thuế, không đi quân dịch…Những “không làm” vừa kể gọi chung là bất tuân. Làm thế nào bất tuân nhưng không phạm pháp, kể cả luật pháp của chế độ độc tài? Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ đã ung dung đáp trả câu hỏi vừa nêu bằng liều thuốc “ Vô chiêu thắng hữu chiêu”. Sau đây là ý nghĩa của vô chiêu:

Về phương diện luật pháp, luật dân sự là bộ môn luật học có chủ đích giải quyết mọi va chạm giữa con người với con người bằng những giải pháp hòa hoãn. Án văn tòa dân sự chỉ dạy bồi thường, không phạt tù, không tác hại tới danh dự của cá nhân bị đơn. Ngược lại luật hình sự là bộ môn luật học có mục đích răn đe và / hoặc trừng phạt những người có ác ý gây rối an ninh trật tự xã hội, xúc phạm đến uy tín và / hoặc thân thể của người khác.

Về phương diện quân sự, nói tới quân sự là nói tới động binh, nói tới vũ khí các loại, nói tới chiến tranh. Phản diện của quân sự là dân sự.

Quan hệ giữa quân sự và dân sự chẳng khác nào hai cánh cửa có chung một bản lề. Bản lề kia đã được diễn tả trong một phương châm rất gãy gọn. “Động vi binh, tĩnh vi dân” .

Nhìn chung, dân sự là đời sống thong dong, đời sống tĩnh, đời sống không bị khống chế bởi các loại thế lực khác nhau: chính trị, quân sự, kinh tế, tài chính…Đời sống “phi-khống-chế” vừa kể, chẳng khác nào hình ảnh quả lắc của đồng hồ treo tường. Quả lắc chạy qua phải hay trái. Đó là những hành động thái quá hay bất cập. Khi quả lắc chạm đường thẳng đứng kéo dài từ 12 giờ xuống 6 giờ tức là quả lắc đi vào điểm trung. Nhiều điểm trung kết thành trung đạo. Quả lắc không thể không lắc. Quả lắc không thể từ bỏ khuynh hướng tìm về trung đạo. Đó là định luật biến nhưng bất biến của Dịch Học. Từ quả lắc đồng hồ, chúng ta hãy trở về với đời sống phi-khống-chế của xã hội dân sự. Trung đạo đối với xã hội dân sự là dòng sống trên đó dân chủ, nhân quyền được tôn trọng tròn đầy. Hiện tình lịch sử Việt Nam cho thấy xã hội đang bị khống chế bởi chế độ độc tài, tham ô, bán nước, nói chung là xã hội bị đè bẹp dưới vô số tình huống thái quá và bất cập. Muốn tìm về trung đạo, tìm về dân chủ, nhân quyền, xã hội dân sự không còn chọn lựa nào khác hơn là từ chối tuân hành mọi mệnh lệnh độc tài, nhất là mệnh lệnh cấm người dân không được phản đối thế lực xâm lược Bắc Kinh. Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ chỉ danh hành động bất tuân kia là bất tuân xuất phát từ xã hội dân sự, gọi tắt là bất tuân dân sự. Như vây bất tuân dân sự triệt để đồng dạng với hiện tượng quả lắc đồng hồ. Hiện tượng này là sự “hình ảnh hóa” phản ứng có được do tác động của qui luật tìm về trung đạo trong Dịch Học. Phản ứng do tác động của qui luật triết học có nghĩa là con người dù muốn hay không muốn, phản ứng kia vẫn xảy ra.

Một trong những nguyên tắc hàng đầu của hình luật là nguyên tắc cấm tòa án hình sự không được phép trừng phạt người dân về một tội mà đương sự không có quyết ý phạm pháp. Nhà báo từ chối khai trước tòa nguồn gốc của một bản tin không vì nhà báo này muốn chống lại tòa án mà chỉ vì đương sự quyết tâm tôn trọng lương tâm nghề nghiệp của ký giả. Đó là hồ sơ hình sự điển hình của trường hợp thiếu quyết ý phạm pháp. Cũng vậy, bất tuân dân sự không nhằm tạo bất ổn xã hội mà chỉ là phản ứng tự nhiên của những công dân chịu tác động bởi qui luật tìm về trung-đạo-dân-chủ-nhân-quyền của Dịch Học. Nói ngắn và gọn: bất tuân dân sự là một hành động nằm ngoài sự chi phối cùa hình luật. Bất tuân dân sự là một hành động hợp pháp. Nhân quyền hiểu theo nghĩa bao la nhất, sâu và cao nhất là quyền của mỗi cá nhân đựoc tham dự vào hành động bất tuân dân sự nhằm đưa đẩy xã hội nhiễu nhương trở về với trạng thái hiền hòa và hạnh phúc của trung đạo.

Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ tích cực làm cho lịch sử Việt Nam hanh thông bằng một chương trình hành động xây dựng trên hai yếu tố: Thế hành động và lực hành động:

1. Thế hành động: Bất tuân dân sự là thế hợp pháp vì nó hoàn toàn không có ý chí phạm pháp. Bất tuân dân sự là thế hợp lòng dân vì nó nhẫn nại nhưng cương quyết đẩy xã hội Việt Nam về hướng trung đạo. Từ đó, Bất tuân dân sự là thế chính nghĩa.

2. Lực hành động: Thế chính nghĩa thuyết phục và hấp dẫn quần chúng. Quần chúng là cội nguồn của lực hành động. Lực hành động sẽ trở thành lực bất động nếu không có phương pháp hành động đi kèm. Phương pháp hành động của Đại Lão Hòa Thượng Quảng Độ là: trọn tháng 05/2009, quốc nội biểu tình tại gia, quốc ngoại không du lịch, không gửi tiền về Việt Nam.

Câu hỏi cần đặt ra là: Với thế và lực như đã trình bày liệu chừng chương trình Bất Tuân Dân Sự có dẫn đến thành công hay không? Thế thắng hay thế bại trong dòng lịch sử không thể ngắn gọn như đáp số của một bài toán cộng. Muốn khảo sát để có thể xác định kẻ thắng người bại trong trận đấu giữa Bất Tuân Dân Sự và chế độ Hà Nội, người khảo sát cần phải lý luận bằng lịch sử quan. Thực tiễn đời sống và lý luận triết học đã nêu bật lịch-sử-quan-lấy-Con-Người-làm-tiền-đề-triết-học. Lịch sử quan này khẳng định: Thế và lực phục vụ dân chủ nhân quyền chắc chắn phải thắng. Trên con đường tiến tới thắng lợi cuối cùng, tùy theo tình hình quốc nội và quốc tế, Bất Tuần Dân Sự cần rất nhiều cụ thể hóa và biến hóa. Luận về lẽ thắng bại của Bất Tuân Dân Sự dẫn tới ba suy nghĩ căn bản sau đây:

1) Bất Tuân Dân Sự có Thế, có Lực.

2) Bất Tuân Dân Sự đang đi đúng xu thế của lịch sử.

3) Trên con đường tiến tới thắng lợi dứt điểm, Bất Tuân Dân Sự đã và đang du nhập và phát triển tính Tây Tạng vào công cuộc đòi hỏi dân chủ nhân quyền tại Việt Nam. Tính Tây Tạng là lời bộc bạch rằng: trong đấu tranh, con người phải biết xem ý chí phản kháng bất công quan trọng hơn lẽ thành, bại. Không thể có thắng lợi nếu không có ý chí phản kháng. Ý chí phản kháng là dấu hiệu mạnh mẽ nhất, cao cấp nhất của nhân cách.

Ba suy nghĩ vừa trình bày là sự khẳng quyết Bất Tuân Dân Sự sẽ thắng. Bất Tuân Dân Sự là một công trình tim óc tuyệt hảo được Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ mang cống hiến cho dòng sử Việt trong thời kỳ đất nước lâm nguy.

                                                                                        Đỗ Thái Nhiên


Wednesday, February 8, 2012

Những  vấn đề của lịch sử cần được  sáng tỏ
                                                                                     
Trần Việt
                                      
                                                       
                                                                 Đại Tá Phạm Bá Hoa
Kính thưa quý vị trên diễn đàn,
Chúng tôi, lớp người bước vào chiến cuộc với lòng tự hào về oai hùng của tiền nhân, với tấm lòng trong sạch, tràn đầy lý tưởng phục vụ Tổ Quốc. Máu xương thế hệ chúng tôi thấm từng thước đất quê hương, tuổi xuân đấy mộng mơ và sức sống , chúng tôi cũng vui lòng dâng trọn cho núi sông. Khi những nghiệt ngã ập ùa vào sinh mệnh dân tộc, chúng tôi lại tiếp tục chấp nhận thống hận tù đầy, hiên ngang trước quân thù. Oan khiên và đau thương chất chồng và chồng chất.
Bây giờ, những mái tóc pha màu thời gian bạc trắng. Quê người có đãi ngộ, tuy không giàu sang nhưng cơm áo vật chất cũng xem như tròn đầy. Nhưng Quê mẹ đang bị bọn thảo khấu gian quyền cộng sản mãi quốc cầu vinh, nhưng bạn bè, đồng đội, đồng bào đang bị lăng nhục đày đọa, thiếu áo cơm, nhân phẩm bị chà đạp, nên chúng tôi lại phải tiếp tục cuộc chiến giành cho giang san bằng trận địa, phương lược, vũ khí khác xưa. Bộ mặt gian quyền hung ác của cộng sản dẫn chúng tôi đến nhận thức rằng cuộc chiến vừa qua, chúng tôi chỉ thất trận chứ không thua cuộc. Muốn khởi động lại cuộc chiến mới, chúng tôi phải nhìn lại lịch sử. Nhận định rằng chúng tôi thất trận vì những người lãnh đạo chúng tôi bất xứng . Ngoài một số quá ít những vị tài ba tuấn kiệt, những người con ưu tú của Mẹ Việt Nam đã chết vì quê hương. Phần lớn, những kẻ lãnh đạo đã đào ngũ trên chiến trường, khi ra hải ngoại im hơi lặng tiếng, chờ cho lớp đến sau, dựng lại khu kháng chiến thì nhảy ra bằng hào quang ảo của thời xưa và lại muốn tiếp tục thao túng – thao túng không phải để chiến đấu mà để thủ lợi, để được tôn xưng trọng vọng.
Tôi không thích loại người mà tục ngữ gọi là “dậu đổ bìm leo”, dậu không đổ, nhưng rác bẩn nhiều đã bốc mùi thì cũng nên đổ vào hố rác. Quan điểm nầy khiến tôi nhìn lại những người đã từng giữ chức vụ chỉ huy. Chức vụ đó không do  tài năng đức đức mà do phe nhóm, đảng phái và xu nịnh. Hôm nay, những kẻ đó đang tụ họp và tìm cách khuynh loát, đánh lừa lịch sử, họ cố biến những tên tội đồ lịch sử, những kẻ manh tâm mông muội dựng lại một đế chế loại mới, những kẻ muốn sang đoạt giang san làm của riêng. Bây giờ, những kẻ thọ ơn họ,tìm cách trả ơn, những kẻ nhờ vào kỳ thị để thỏa mãn tham vọng và bành trướng tôn giáo của họ, những kẻ nhờ may mắn bất ngờ nhảy vọt lên chiếc ghế quyền lực. Nay họ kết lại, người tung kẻ hứng, họ dùng những lời lẻ thô tục nhất, hành xử phương pháp đê tiện nhất cho sự trả thù và cho sự lường gạt lịch sử. Những người mà chúng tôi đang muốn nói đến là Liên, tập đoàn Liên Thành, như  những kẻ có nich name Chính khí Việt tức Phạm trong Luật tức Joseph Pham, như  CSQG<phudacuy, như Đặng Phúc, như Tuấn Phan, như Hàn Giang Trần lệ Tuyên, như tieudietcs, như Tôn thất Sơn, như Hồng Lĩnh, như Hà văn Âu, như  Macthew Trần, như cựu Thiếu tướng Nguyễn khắc Bình, như cựu Đại Tá CSQG Trần minh Công, như Tú Gàn tức Lữ Giang tức Nguyễn Cần…kết hợp với dư đảng Cần Lao đang cố chỏi dậy hồi sinh.  Vâng, chính những kẻ nầy đã làm tiêu vong chính nghĩa quốc gia, đã làm chúng ta thất trận. Muốn dựng lại cơ đồ, trước hết phải đưa những người ra để nhân thế nhận diện, để họ không thể tiếp tục khống chế chúng ta nữa.
Ngày xưa, chúng tôi chỉ là cấp thừa hành, làm sao biết những lý do thầm kín đẩy đưa mà kẻ bất tài. Vô hạnh, huênh hoang  khoát lác như Liên Thành một sớm một chiều nhảy phóc lên chiếc ghế quyền lực, những kẻ phản quốc manh tâm thông đồng cùng giặc ngụy biện cho giặc để cùng với Việt cộng xác nhận việc cộng sản dâng đất là đúng như cựu thẩm phán Tú Gàn tức Lữ Giang tức Nguyễn Cần, làm sao biết được ông Thiếu tướng Nguyễn khắc Bình hô hào quyết tử rồi đào ngủ và hôm nay cũng hô hào ủng hộ cho Liên Thành nhưng không dám có hộp điện thư vì sợ bị chất vấn, như cựu Đại Tá CSQG Trần Minh Công xem quyển Biến động Miền Trung của Liên Thành là tập tài liệu, đến khi độc giả yêu cầu giải thích thì nín thinh.
Để chứng minh Liên Thành, tập đoàn Liên Thành, những kẻ thích dùng lời thô tục và dư đảng Cần Lao là những kẻ chuyên viên láo lừa, bịp bợm, chúng tôi phải  tìm lại những chứng liệu trên những trang sách. Một trong những trang sách ấy là quyển hồi ký chính trị 1963 – 1975” ĐÔI DÒNG GHI NHỚ” của Cựu Đại tá Phạm Bá Hoa nguyên Chánh Văn Phòng Tổng Tư Lệnh, nguyên Tham Mưu Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận QL/VNCH đã từng giữ những trọng trách có tầm vóc quyết định vận mệnh Quốc Gia Dân Tộc. Tác phẩm nầy giúp cho chúng tôi một số kiến thức để lý giải tại sao chúng tôi mất nước. Những câu hỏi của chúng tôi có liên quan đến một số vấn đề tế nhị, khiến Đại Tá Phạm Bá Hoa không thể giải bày hết. Nhưng chúng tôi muốn dùng những dữ kiện trong tác phẩm nầy để chứng minh Liên Thành và đồng bọn chỉ là những kẻ phách tấu, điêu trá, độc ác và mất dạy
Trong phần trả lời của Đại Tá Phạm Bá Hoa. Đại Tá có dùng chữ “hai anh”, Lý do là vì trong khi đọc, nảy sinh ra một số câu hỏi, nên chúng tôi trân trọng thĩnh cầu Đại Tá chỉ giáo cho nếu được. Đại Tá đồng ý chúng tôi mới dám gởi câu hỏi. Được Đại Tá Phạm Bá Hoa cho phép, chúng tôi bèn gởi câu hỏi, nhưng chờ lâu quá, chúng nghĩ là đã bị thất lạc, nên chúng tôi nhờ người bạn chuyển tiếp, thì may quá, Đại Tá nhận được và trả lời như dưới đây

*************************************************************************
Thư của chúng tôi đặt câu hỏi:

Kính thưa  Đại Tá,
Như đã có thư để kính xin Đại Tá cho biết một số vấn đề mà lớp hậu sinh của chúng tôi vì địa vị cũng như uy thế để hiểu biết những vấn đề lich sử, và lời xin được thĩnh giáo nầy cũng đã được Đại Tá đồng ý. Nay kính xin nêu những thắc mắc và kính nhờ Đại Tá chỉ giáo cho. Thật ra thắc mắc thì nhiều lắm. Nhưng nay chỉ kính xin nêu một ít và nếu được Đại Tá cho phép thì sẽ kính xin được tiếp tục.
             Và sau đây là những thắc mắc cần cầu xin tôn ý của Đại Tá:- Trong phần trả ời Đái Tá Phạm Bá Hoa co ghi lại đầy đu cân hỏi
   ……………………………………………………………………………………………
Đã quá nhiều, tuy vẫn còn nhiều, nhiều thắc mắc lắm. Nếu Đại Tá cho phép thì kẻ chúng tôi sẽ kính trình sau.
             Kính thưa Đại Tá, những thắc mắc nầy chỉ kính nhờ Đại tá chỉ giáo cho và hoàn toàn bằng sự kính trọng. Nếu trong ngôn từ có chữ gì mà Đại Tá không vui lòng, kính xin Đại Tá lấy tư thế người bề trên mà  rộng lượng cho vì chúng tôi hoàn toàn không hàm ý  gì ngoài được  hiểu biết thêm và cũng kính xin Đại Tá xem  như kiến thức của chúng tôi bị hạn chế.
             Kính chúc Đại Tá, Phu nhân và các anh chị cùng quý quyến được mọi sự an lành, hạnh phúc và như ý.
            Kính thư
             Trần Việt

     ***********************************************

Sau đây là thư của người bạn chuyển giúp

Trân trọng kính chào Đại Tá,
 Một người có nhờ tôi chuyển giùm thư vì thư kính gởi đến ĐT nhưng không hiểu tại sao mà không gởi đi được.
Vậy, nay xin kính chuyển tiếp đến Đại Tá. kính mong được Đại Tá giải thích theo địa chỉ: vietnamtran55@yahoo.com
Kính chúc Đại tá và quý quyến vạn phúc

***************************************************************

Thư trả lời của Đại Tá Phạm Bá Hoa

Chào hai Anh.

Tôi xin trả lời từng điểm:

1/ Có dư luận cho rằng : Vì cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm không bằng lòng cho phép Mỹ đem quân vào VN mà Mỹ tìm cách lật đổ để thực hiện mưu đồ đem quân vào tham chiến tại VN. Điều nầy có thật không? Nếu có, thì có gì để chứng minh như biên bản cuộc họp, các công văn, văn bản, báo cáo, tin tức ghi nhận, chuyện bên lề trước, sau hoặc trong các buổi họp vào lúc nghỉ giải lao...Nếu không thì tại sao lại có dư luận đó?

Trả lời. Khoảng tháng 10/1963, Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm, Tham Mưu Trưởng Liên Quân nói với tôi rằng (lúc ấy tôi là Đại Úy Chánh Văn Phòng của ông): "Tổng Thống đã không bằng lòng cho Hoa Kỳ lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ VNCH, vì nếu bằng lòng thì cuộc chiến của VNCH sẽ mất thế chính nghĩa".  Chắc hai Anh còn nhớ là thời ấy Hoa Kỳ có thiết lập vòng đai quân sự ngăn chận cộng sản tràn xuống vùng Đông Nam Á bằng "chiến lược Domino". Đến lúc ấy Hoa Kỳ đã thiết lập được các căn cứ từ Nam Hàn --> Nhật Bản --> Đài Loan --> Phi Luật Tân --> Thái Lan, còn lại mắt xích Việt Nam thì chưa. Đó là lời của Thiếu Tướng KHiêm chớ tôi không được đọc bất cứ văn bản nào nói đến sự kiện này.   

    2/ Những yêu sách hay đề nghị của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm nhằm mục đích giảm thiểu sự can thiệp của  vào chính trường VN có hay không, và những yêu sách hay đề nghị của Hoa kỳ đối với nền hành chính, chính trị VNCH dưới thời cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm là gì? Ví dụ phía Mỹ vớ tư cách nước viện trợ yêu cầu Tổng Thống Ngô Đình Diệm có thái độ, hành động và chính sách đối với thân nhân, đảng Cần Lao của Tổng Thống và đối với các Nhân sĩ, các cá nhân hay tổ chức đảng phái Quốc Gia hoặc mời gọi tạo điều kiện cho có sự hợp lực thật sự của đại khối Quốc Gia thay vì chi có thân nhân, đảng Cần Lao hay những vị được xem như TRUNG KIÊN VỚI GIA ĐÌNH TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM. Nếu có thì hai bên đã thực hiện những gì và những gì chưa và không thực hiện ? Tại sao?
 Trả lời. Nội dung câu hỏi này tôi không biết, vì tôi chỉ làm việc ở Bộ Tổng Tham Mưu nên không có nhiều cơ hội thấu hiểu những vấn đề chính trị ở Phủ Tổng Thống. Tuy nhiên, tôi có đọc được một tài liệu mà trong nội dung đề cập đến việc Hoa Kỳ cố gắng thúc đẩy Tổng Thống Diệm cải cách mạnh hơn nữa về cơ cấu tổ chức và quản trị ngành Hành Pháp, kể cả việc tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị tham gia sinh hoạt chính trị quốc gia.  

    3/ Dưới thời Đệ I Cộng Hòa, cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm có kỳ thị Phật Giáo không? nếu có thì sự kỳ thị đó phát xuất từ đâu và do ai, tại sao? Kính xin tôn ý của Đại Tá về lý do tại sao Dụ số 10 về hình thức kỳ thị Phật Giáo mà cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm không hủy bỏ kể cả sau khi hai Ủy Ban Liên Phái của Phật Giáo và của Chính Phủ có thông cáo chung rồi mà Dụ số 10 vẫn không cho đình chỉ?

Trả lời. Tôi nghĩ, tùy theo cách nhìn của mỗi người mà có nhận định riêng. Theo CĐ ngày 6/5/1963 gởi đi từ Phủ Tổng Thống thi hành theo Dụ số 10, chỉ thị các tỉnh là không cho treo cờ Phật Giáo bên ngoài khuôn viên các chùa (nghĩa là chỉ được treo trong chùa thôi). Tuy CĐ gởi đi từ Phủ Tổng Thống nhưng tôi không biết do lệnh của Tổng Thống hay của ông Cố Vấn Nhu hoặc của ai nữa, nhưng cho dù người ra lệnh không phải là Tổng Thống thì Tổng Thống vẫn là người trách nhiệm, vì Tổng Thống  là người lãnh đạo. Với lại thời ấy ông Cố Vấn Chính Trị Ngô Đình Nhu với ông Cố Vấn Ngô Đình Cẩn chỉ đạo miền Trung rất nhiều quyền hành. Vì vậy mà với tôi, Tổng Thống khó biện minh được tinh cách kỳ thị tôn giáo qua những sự kiện từ ngày 6/5/1963 đến trước ngày 1/11/1963, cho dẫu nhiều sự kiện không do Tổng Thống ra lệnh. Tôi vẫn hiểu rằng, anh em của Tổng Thống tự đó không phải là cái tội, chỉ có tội khi những người đó lợi dụng chức vụ của Tổng Thống để làm điều không đúng đắn, nhưng Tổng Thống phải nhận trách nhiệm với dân với nước, vì ông là vị lãnh đạo quốc gia.      

    4/ Kính xin được nghe tôn ý của Đại Tá về:
        a/ Thời bấy giờ, chúng tôi còn học học sinh tiểu học và đi theo người lớn (vì không có người chăn giử) để đi họp (gần như hằng đêm - do Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia tổ chức) về tổ cuộc trưng cầu dân ý và tôi còn nhớ câu "Xanh bỏ giỏ, đỏ bỏ bì", rồi các xe quân đội thông tin chạy phát loa hoan hô "chí Sĩ Ngô Đình Diệm - Đả dảo Bảo Đại", những xe Quân Đội hay Thông tin của ông Ngô Đình Diệm cho diễn cảnh ông Quốc Trưởng Bảo Đại ngồi ôm người dàn bà, tay cầm chai rượu vàtruước mặt là mấy quân bài Tây, thậm chí còn diễn kịch mà nội dung phỉ báng ông Quốc Trưởng  Bảo Đại Những hình thức vận động nầy có hợp pháp không?

Trả lời. Tôi không được chứng kiến những sự kiện mà Anh nêu lên ở đây nên không có ý kiến. Nếu Anh hỏi tôi về những buổi họp, những quyết định, nói chung là những sự kiện từ Bộ Tổng Tham Mưu thì tôi có thể trả lời Anh được.

        b/ Các buổi chào cờ, hội họp và lễ tiết ngoài chào Quốc Kỳ (hát Quốc ca), còn phải nghiêm chỉnh "suy tôn Ngô Tổng Thống" và nhất là hô khẩu hiệu Ngô Tổng Thống muôn năm nữa (Tổng Thống là nguyên thủ quốc gia do dân bầu và chỉ giử chức vụ nầy khi được trúng cử cũng như thời hiệu của nó, thì làm sao Muôn Năm được? cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm có ý định xây dựng cho dòng họ Ngô một loại "đế chế - hay còn gọi là triều đại không?

Trả lời. Tôi có cùng nhận định như Anh nên tôi không bao giờ hát bài hát đó, vì tôi nhận thức rằng: (1) Quốc Gia dân tộc là trường tồn, nắm quyền lãnh đạo dù tài giỏi đến đâu cũng chỉ một giai đoạn được minh thị trong Hiến Pháp, ngoại trừ chế độ độc tài. (2) Dường như vị nào đó đã chủ trương trưng hình Tổng Thống và suy tôn muôn năm, có thể vị đó muốn đối chọi với nước cộng sản có tên là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, vì nước cộng sản đó có trưng hình chủ tịch của họ thì Việt Nam Cộng Hòa cũng trưng hình Tổng Thống của mình chăng? Nếu giả thuyết này đúng, thì hành động đó không đúng, vì VNCH là dân chủ tự do trong khi VNDCCH là cộng sản độc tài. Anh hỏi có phải là một cách để xây dựng đế chế hay không, tôi nghĩ là những sự kiện xảy ra chưa đủ yếu tố nói đến một đế chế hay một triều đại phong kiến. 

        c/ Một thống cáo của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm cho phát thanh quảng bá rộng rải để trấn an toàn dân (nhưng nhắm vào Phật giáo đồ nhiều hơn) trước khi có cuộc tổng tấn công vào các cơ sở Phật giáo vào đêm 20 rạng ngày 21 tháng 8 năm 1963 (nếu tôi nhớ không nhầm) có câu "SAU LƯNG HIẾN PHÁP CÒN CÓ TÔI" (chữ tôi có nghĩa là cá nhân Tổng Thống Ngô Đình Diệm). Sau khi tấn công và bắt các tín đồ Phật giáo tại các cơ sở Phật giáo thì chính quyền thông báo có vũ khí tại các nơi nầy - Điều có thật không? Nếu có thì thủ phạm có bị đưa ra tòa không? nếu không thì kính xin nghe tôn ý của Đại Tá.

Trả lời. Tôi không nghe thông cáo đó, nhưng căn cứ theo cung cách của Tổng Thống Diệm qua hai lần tôi theo Đại Tá Trần Thiện Khiêm từ Sư Đoàn 21 Bộ Binh ở Cần Thơ vế trình bày vấn đề Ấp Chiến Lược, tôi không nghĩ là có câu "sau lưng Hiến Pháp còn có tôi" trong thông cáo. Nếu có câu đó, thì tôi nghĩ là thông cáo của cơ quan nào chớ không phải của Tổng Thống Diệm, vì một Tổng Thống cần gì phải nói như vậy, nhỏ nhen quá. Thiết quân luật đêm 20/8/1963, theo lời của Thiếu Tá Trương Vĩnh Thụy (cháu Nội của Cụ Pétrus Trương Vĩnh Ký) lúc ấy là Cảnh Sát đặc biệt, thì cuộc hành quân đêm đó của Cảnh Sát đặc biệt là tìm bắt Thượng Tọa Thích Trí Quang, nhưng không bắt được. Ngoài ra tôi không nghe bắt những người khác, sau đó cũng không nghe đưa người nào ra tòa liên quan đến đêm đó.          

    5/ Kính xin nghe tôn ý Đại Tá về vụ 18 nhân sĩ mà lịch sử ghi làm vụ nhóm caravelle ngày 26.10.1960 - Vụ nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam tức nà văn Nhất Linh tự vận - vụ Đại úy Huỳnh Minh Đường và phi vụ  oanh tạc chiếc Hải Vận Hạm Hàn Giang HQ.401 vào ngày 5.10.1963.

Trả lời. Vụ nhóm Caravelle có ra tuyên cáo kêu gọi Tổng Thống xây dựng dân chủ và chấp nhận chính trị đối lập, nhưng tôi không thấy báo chí nói đến sự trả lời từ Tổng Thống. Vụ nhà văn Nhất Linh và vụ anh Huỳnh Minh Đường, tôi biết nhưng không rõ nên không trả lời Anh được.    

    6/ Kính xin nghe tôn ý của Đại Tá về;
         a/ Kết quả của cái : "Ủy Ban Điều Tra Tài Sản Gia Đình Họ Ngô" như trong sách của Đại Tá có đề cập.

         Trả lời. Tôi được nhân viên Ngân Hàng Quốc Gia giữ chìa khoá tủ sắt mở ra chỉ cho tôi và nói: "Đây là 45 kí lô vàng lá do Uỷ Ban Tịch Thu Tài Sản Gia Đình Họ Ngô đem giao Ngân Hàng Quốc Gia", khi tôi theo lệnh Đại Tướng Trần Thiện Khiêm đem giao 10 kí lô vàng thoi mà tôi nhậnn từ tay Trung Tướng Dương Văn Minh hồi tháng 2/1964. Ngoài ra, tôi không biết gì hơn về vấn đề này.

         b/ Những chuyến tiếp xúc bí mật giữa ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu và Phạm Hùng + Lê Duẫn (Miền Bắc).

        Trả lời. Tôi hoàn toàn không biết.

         c/ Các cuộc thủ tiêu và sát hại của chính quyền cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm dối với những những sĩ phu thời bấy giờ như quý ông Nguyễn Bảo Toàn, Hồ Hán Sơn, Lê Quang Vinh (nhất là Tướng vinh sau khi bị hành quyết còn bị bị bằm xác!).

        Trả lời. Tôi hoàn toàn không biết.

Tôi chỉ có thể trả lời được như vậy, hy vọng không làm Anh đến nỗi thất vọng.

Chào Hai Anh.

Phạm Bá Hoa


Kính thưa quý vị,
Theo chúng tôi thiển nghĩ, những câu trả lời của Đại Tá Phạm Bá Hoa còn nhiều điều cần phải được làm sáng tỏ. Chúng tôi ước mong được sự góp ý của quý vị.
 
 Trần Việt