Thursday, January 26, 2012

         Tình hình GHPGVNTN trong năm 2011

                                        Ỷ Lan, thông tín viên RFA 2012-01-25

Phật giáo Việt Nam hiện nay vẫn còn nằm trong tình trạng hai khối. Trên mặt nổi có Giáo hội Phật giáo Việt Nam được Đảng và Nhà nước hình thành năm 1981 thống nhất tất cả các tổ chức theo cách mạng trong thời chiến tranh. Giáo hội này được công khai hoạt động.
                           
Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ vị lãnh đạo
Tối cao của GHPGVNTN

                 
         Tình hình GHPGVNTN trong năm 2011

                                        Ỷ Lan, thông tín viên RFA 2012-01-25

Phật giáo Việt Nam hiện nay vẫn còn nằm trong tình trạng hai khối. Trên mặt nổi có Giáo hội Phật giáo Việt Nam được Đảng và Nhà nước hình thành năm 1981 thống nhất tất cả các tổ chức theo cách mạng trong thời chiến tranh. Giáo hội này được công khai hoạt động

                                  


Hai Giáo Hội Phật Giáo tại Việt Nam
Khối thứ hai là khối đa số chư Tăng Ni, Phật tử thầm lặng không muốn chính trị hóa Phật giáo, hiện nằm dưới danh xưng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN). Tuy không có một văn kiện nào của Nhà nước giải thể GHPGVNTN hay tuyên bố Giáo hội này bất hợp pháp, nhưng trong thực tế Giáo hội này bị ngăn cấm các hoạt động tôn  giáo cũng như trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, từ thiện.
Theo tài liệu Giáo hội công bố, thì 36 năm qua GHPGVNTN liên tục bị đàn áp, bắt bớ, hăm dọa, thảm sát. Nhưng Giáo hội vẫn tồn tại trên thực tế qua sự lãnh đạo của ba vị Tăng Thống : Đức cố Đệ tam Tăng Thống Thích Đôn Hậu, Đức cố Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang và hiện nay Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ.
Mười tám Ban Đại diện GHPGVNTN tại các tỉnh miền Trung và miền Nam luôn luôn bị sách nhiễu, cấm đoán các Phật sự cũng như cấm đoán tổ chức các kỳ đại lễ trong năm như Tết, Phật Đản, Vu Lan. Ba năm trước, lần đầu tiên tỉnh Hải Phòng ở miền Bắc có một Ban Đại diện xin tham gia GHPGVNTN. Nhưng tức khắc vị Chánh Đại diện liền bị đàn áp, khủng bố, đưa tới tình trạng tê liệt.
“Mười tám Ban Đại diện GHPGVNTN tại các tỉnh miền Trung và miền Nam luôn luôn bị sách nhiễu, cấm đoán các Phật sự cũng như cấm đoán tổ chức các kỳ đại lễ trong năm như Tết, Phật Đản, Vu Lan.
Năm bảy năm trước đây tình trạng căng thẳng đưa tới những xô xát, bắt bớ tại các chùa của Giáo hội, đặc biệt ở miền Trung. Nhưng năm 2011 vừa qua thì tình trạng có phần lắng dịu. Khi được hỏi nguyên do, Hòa thượng Thích Thiện Hạnh, Chánh Ban Đại diện Giáo hội tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết vì tinh thần phản kháng của Phật tử Huế rất cao, số lượng chùa theo GHPGVNTN cũng đông, đặc biệt Hòa thượng nói rằng nhờ áp lực quốc tế đối với vấn đề tôn giáo và Phật giáo đã làm cho sự đàn áp không còn lộ liễu như trước. Hòa thượng cũng cho biết thời gian có biến động Mùa Xuân Ả Rập, công an đã tăng cường canh gát trước các chùa thuộc Giáo hội Thống nhất.
Ban Đại diện Thừa thiên – Huế là nơi duy nhất từ ba năm qua được tổ chức Đại lễ Phật Đản và có chương trình giáo dục cho 58 Tăng sinh ở 3 cấp: Sơ Đẳng, Trung Đẳng và Cao Đẳng phật học. Sau đây là lời phát biểu của Hòa thượng Thích Thiện Hạnh :
Dù có sự lắng dịu và không lộ liễu trong cung cách đàn áp, sách nhiễu, nhưng hậu quả vẫn chưa đưa tới sự tự do hoạt động tôn giáo đối với GHPGVNTN. Có những chuyến Giáo hội đi cứu trợ cho đồng bào miền Thượng du, thì ban ngày đi phát quà, phát tiền không thấy cản trở gì, song tối đến công an tới từng nhà tịch thu các tiền và quà mà đồng bào nhận được.
Theo bản báo cáo tổng kết của Hòa thượng Thích Viên Định, vị Tân Viện trưởng Viện Hóa Đạo, đọc trước Đại hội GHPGVNTN kỳ IX tổ chức hồi tháng 11 năm ngoái, thì tình hình Giáo hội có thể tóm gọn như sau :
« Thành viên các Ban Đại Diện địa phương, các vị trụ trì các chùa thuộc GHPGVNTN, hầu hết đều bị đàn áp, đe doạ, cô lập, sách nhiễu bằng nhiều cách như thường xuyên mời “làm việc”, điều tra, thẩm vấn, bắt báo trình nhiều việc vặt vãnh để gây khó khăn, nhất là trước các cuộc lễ Phật giáo, các ngày Giỗ chạp các vị Tổ sư. Các Phật tử hằng ngày về chùa tụng kinh, lễ Phật cũng bị theo dõi, sách nhiễu, đe doạ công ăn việc làm, bóp chẹt kế sinh nhai ngoài xã hội. Gia đình các Huynh trưởng trong các Ban Hướng Dẫn Gia Đình Phật Tử là những người hứng chịu nhiều đe doạ, sách nhiễu nhất, gây ra nhiều cảnh đau khổ thương tâm vô cùng.
“« Thành viên các Ban Đại Diện địa phương, các vị trụ trì các chùa thuộc GHPGVNTN, hầu hết đều bị đàn áp, đe doạ, cô lập, sách nhiễu bằng nhiều cách như thường xuyên mời “làm việc”, điều tra, thẩm vấn, bắt báo trình nhiều việc vặt vãnh để gây khó khăn, nhất là trước các cuộc lễ Phật giáo
« Ở Huế, Khuôn hội Mai Vĩnh ở Huế bị nhà cầm quyền đưa người về quản lý, xâm chiếm đất chùa. Chùa Kim Quang do Hoà Thượng Thích Thiện Hạnh trú trì vẫn tiếp tục bị ngăn chặn việc xây dựng nhà Tăng.
« Ở Quảng Nam – Đà Nẵng, Ban Đại diện bị đàn áp rất nặng nề. Các chùa Giác Minh, chùa An Cư bị cô lập.
« Thượng toạ Thích Viên Đức Trú trì Tịnh Thất Bửu Đức, tỉnh Đồng Nai, bị sách nhiễu, bắt đi làm việc thường xuyên.
            « Ban Đại Diện tỉnh Quảng Trị do Thượng toạ Thích Từ Giáo làm Chánh Đại Diện cũng bị đàn áp, sách nhiễu, gặp rất nhiều khó khăn. Ngay cả những ngày An cư kiết hạ của chư Tăng cũng bị công an tràn vào làm náo động, đánh mẹ của Thượng tọa Từ Giáo ngã trong sân chùa ».

GHPGVNTN luôn bị theo dõi sách nhiễu hăm dọa

Nhân dịp đầu năm chúng tôi điện thoại hỏi thêm tin tức Giáo hội, thì được Hòa thượng Thích Viên Định, Tân Viện trưởng Viện Hóa Đạo, xác nhận như sau :
Điển hình của cuộc đàn áp, ngăn cấm hoạt động tôn giáo của GHPGVNTN có thể nhìn qua chùa Giác Minh ở Đà Nẵng. Chùa do Hòa thượng Thích Thanh Quang trú trì và cũng là nơi đặt trụ sở Ban Đại diện Giáo hội tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng đồng thời là trụ sở của Tổng vụ Thanh niên và Gia đình Phật tử Vụ. Suốt trong năm qua chùa bị công an phong tỏa ngày đêm. Ngày Phật Đản cũng như ngày lễ Vu Lan, công an không cho Phật tử vào chùa lễ Phật. Thậm chí những gia đình Phật tử để tro cốt ông bà cha mẹ tại chùa không được vào lễ bái. Công an và Tổ dân phố khuyên những ai gửi hương linh, tro cốt người thân đã mất ở Giác Minh phải di dời sang chùa khác trong thành phố. Nếu không thực hiện được việc này ở chùa khác, nhà cầm quyền sẽ gửi giúp.
Qua cuộc thăm hỏi viễn liên, Hòa thượng Thích Thanh Quang, Tổng Thư ký Viện Hóa Đại GHPGVNTN kiêm Chánh Ban Đại diện Giáo hội tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng xác nhận sự ngăn cấm các hoạt động tôn giáo, lễ lạc tại chùa Giác Minh suốt năm qua :
“Không riêng chùa Giác Minh, mà tất cả các chùa thành viên GHPGVNTN tại Quảng Nam – Đà Nẵng đều bị ngăn cấm, phong tỏa, điển hình như chùa An Cư của Đại đức Thích Thiện Phúc ở phường Hải Bắc.
Không riêng chùa Giác Minh, mà tất cả các chùa thành viên GHPGVNTN tại Quảng Nam – Đà Nẵng đều bị ngăn cấm, phong tỏa, điển hình như chùa An Cư của Đại đức Thích Thiện Phúc ở phường Hải Bắc.
Ngay vào đêm Giáo thừa hôm chủ nhật vừa qua, Phật tử đến cúng chùa Giác Minh cũng bị công an ngăn cấm không cho váo chùa, mà đoạn thu băng sau đây là thực trạng suốt năm 2011 :
Tuy bị cấm đoán, khó khăn, sách nhiễu, nhưng GHPGVNTN trong năm qua cũng không ngừng tham gia hậu thuẫn các ưu tư của người dân trong xã hội, hay tổ chức các chuyến cứu trợ từ thiện xã hội tại những nơi có thiên tai, lũ lụt.
Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ đã lên tiếng phản đối vụ án phi pháp đối với Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ.
Đáp lời kêu gọi của giới Học sinh – Sinh viên biểu tình hôm 5.6. trước Lãnh sự quán Trung quốc ở Saigon, Hòa thượng Thích Quảng Độ cùng chư tăng các chùa thuộc GHPGVNTN ở Saigon quyết định tham gia. Nhưng từ sáng sớm tinh mơ Thanh Minh Thiền viện, chùa Giác Hoa cùng các chùa trực thuộc giáo hội đều bị công an phong tỏa, nội bất xuất ngoại bất nhập. Nhân dịp này, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ đã tuyên bố : « Mình là người Tăng sĩ nhưng cũng là người công dân. Nước mất, đất tổ bị xâm lấn không ai có thể làm ngơ. Tôi tuổi đã cao nhưng rất phấn khởi và tin tưởng khi thấy giới trẻ Học sinh – Sinh viên còn nghĩ tới chuyện nước non, còn kêu gọi biểu tình để cảnh tỉnh lòng người. Nên tôi và chư Tăng muốn ra tham gia hưởng ứng và ủng hộ giới trẻ. Nhưng ai ngờ Nhà nước lại cho công an ngăn cấm lòng yêu nước thương nòi của người dân !? ».
Qua cuộc phỏng vấn của Đài Á châu Tự do hôm 7. 6 sau sự kiện nói trên và trước tình hình nghiêm trọng của đất nước, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ kêu gọi sự hình thành một “Liên Minh Chống Ngoại xâm”, tập họp toàn dân từ Bắc chí Nam để bảo vệ chủ quyền dân tộc.
Trước tình hình căng thẳng trên biển đảo giữa Bắc Kinh và Hà Nội và sau chuyến viếng thăm và ký kết của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hồi đầu tháng 10, Nhân danh GHPGVNTN Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ viết thư Ngỏ hôm 21.10 gửi ông Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam nói lên nỗi thất vọng khi không thấy chủ quyền Việt Nam được minh định, Qua Thư ngỏ Hòa thượng Thích Quảng Độ đề xuất Nhà nước cần căn cứ vào các công ước về Luật Biển LHQ cũng như các công ước liên quan của ASEAN để quốc tế hóa vấn đề Biển Đông cũng như « minh bạch hóa các thỏa thuận với Bắc Kinh trong vấn đề chủ quyền dân tộc ». Hòa thượng cũng nhận xét rằng « Đảng và Nhà nước không thể thở mãi bằng lỗ mũi Trung quốc. Muốn thế, Đảng và Nhà nước cần chuyển hóa ôn hòa sang chế độ dân chủ đa nguyên để đất nước có thể thở bằng lỗ mũi của gần 90 triệu dân Việt ».


“« Đảng và Nhà nước không thể thở mãi bằng lỗ mũi Trung quốc. Muốn thế, Đảng và Nhà nước cần chuyển hóa ôn hòa sang chế độ dân chủ đa nguyên để đất nước có thể thở bằng lỗ mũi của gần 90 triệu dân Việt ».
Sự kiện nổi bật trong năm 2011, dù khó khăn, thất thế, nhưng GHPGVNTN đã thành công tổ chức Đại hội kỳ IX suy tôn Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ lên ngôi vị Đệ Ngũ Tăng Thống là ngôi vị cao nhất của GHPGVNTN, và cung thỉnh Hòa thượng Thích Viên Định làm tân Viện trưởng Viện Hóa Đạo.
Tại lễ suy tôn Tăng Thống tổ chức tại chùa Điều Ngự ở thành phố Westminster, miền Nam California, Hoa Kỳ, đồng thời với « Lễ Cầu nguyện cho Hòa bình thế giới, An ninh Đông Nam Á, Vẹn toàn lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam và Quốc nạn, Pháp nạn sớm tiêu trừ », trước 4000 Phật tử và đồng bào các giới cùng với 150 chư Tăng Ni và quan khách quốc tế. Những lời phát biểu quốc tế tại đây, như bà Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ, Loretta Sanchez, bà Marietje Shaake, Dân biểu Quốc hội Châu Âu, ông Sherif Mansour từ Ai Cập, Ông Arne Linngard từ Sáng hội Rafto Na Uy, đều nói lên sự hậu thuẫn công cuộc vận động cho tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ của GHPGVNTN dưới sự lãnh đạo của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ.
Đại hội cũng đưa ra Quyết Nghị 12 điểm về các hoạt động kiện toàn và phát huy cơ sở Giáo hội trong và ngoài nước cho năm Nhâm Thìn 2012, đặc biệt là « Mở rộng và thúc đẩy tích cực công tác vận động quốc tế kêu gọi sự hậu thuẫn của thế giới thực hiện Chương trình 8 điểm trong “Lời Kêu gọi cho Dân chủ Việt Nam” » của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ.

                                      Ỷ Lan, Phóng viên Đài Á châu Tự do tại Paris







 
Quyết Nghị 12 điểm

(của Đại hội IX, ngày 20.11.2011)




QUYẾT NGHỊ 12 ĐIỂM CỦA ĐẠI HỘI GHPGVNTN KỲ IX
tại Chùa Điều Ngự từ ngày 18 đến 20.11.2011

Logo Đại Hội 9 GHPGVNTN
                                                               

Thừa ủy nhiệm Hội đồng Lưỡng Viện trong nước, Văn phòng II Viện Hóa Đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) Hải ngoại tổ chức Ðại hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất kỳ IX từ ngày 18 đến 20.11.2011 tại trụ sở Văn Phòng II Viện Hóa Đạo ở chùa Điều Ngự, thành phố Westminster, tiểu bang California, Hoa Kỳ.

125 đơn vị giáo hội trên toàn quốc Hoa Kỳ cùng với các đại biểu đến từ Canada, Úc châu, Âu châu thuộc các Hội đồng, các Tổng vụ và các Miền, Ban Hướng dẫn Gia Đình Phật tử, Liên đoàn Cựu Huynh trưởng GĐPT, bao gồm 609 đại biểu đã vân tập về tham dự Đại hội GHPGVNTN kỳ IX, tiếp nối và khai triển Tiền hội nghị của Đại hội GHGVNTN kỳ IX tại chùa Giác Hoa, Saigon, ngày 12.11.2011.

Sau khi trang nghiêm lắng nghe Đạo từ của Đức Đệ ngũ Tăng thống, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Đạo từ của Đức Phó Tăng thống, Đại lão Hòa thượng Thích Hộ Giác, Diễn văn Chào mừng Đại hội IX của Hòa thượng Thích Viên Định, Tân Viện trưởng Viện Hóa Đạo, và Diễn văn khai mạc Đại hội của Đại lão Hòa thượng Thích Chánh Lạc, Chủ tịch Văn phòng II Viện Hóa Đạo,

Trong không khí hào hứng, phấn khởi với ưu tư thâm thiết cho tiền đồ Phật giáo và chủ quyền đất nước đang bị ngoại bang uy hiếp, toàn thể Đại hội nghe thuyết trình, tham luận, góp ý và thảo bàn qua 5 khoáng đại với 5 chủ đề :

- Phật tử Việt Nam trước hiểm họa ngoại xâm
- Kiện toàn cơ sở Giáo hội
- Những nan đề của công cuộc hoằng pháp trong và ngoài nước
- Hướng đi của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, và
- Thông qua các văn kiện và quyết nghị của Đại hội IX
Đại hội GHPGVNTN kỳ IX kết thúc trong bầu không khí trang nghiêm, xúc động và thân ái, với Lễ Suy tôn Đức Đệ Ngũ Tăng thống, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, và Lễ cầu nguyện thế giới hòa bình, an ninh Đông Nam Á, lãnh thổ lãnh hải vẹn toàn, quốc nạn và pháp nạn sớm giải trừ, với sự tham dự của hàng trăm chư Tăng Ni, hàng nghìn Phật tử. Đặc biệt có sự tham dự và hỗ trợ của qúy vị khách quốc tế đến từ Ai Cập, Vương quốc Na Uy, Quốc hội Châu Âu cùng các vị Dân biểu, nhân sĩ Hoa Kỳ.

Ðại hội đồng thanh quyết nghị :

1 - Nhận thức những thực tế ưu khuyết trong quá khứ, và bằng những giải pháp, phương tiện có thể, nỗ lực toàn tâm xiển dương chánh Pháp để vừa giải thoát khổ nạn cho muôn loài, vừa góp phần xây dựng một xã hội văn minh, công bình và lương hảo, vốn là nhân tố quan yếu giúp nhân loại được sống trong tự do, an bình và hạnh phúc ;

2 - Cố gắng hình thành càng sớm càng tốt bộ Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam theo tinh thần sử học hiện đại để giúp cho những thế hệ tương lai hiểu đúng và hiểu rõ Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam qua từng thời kỳ thịnh suy của Đạo Pháp và dân tộc ;

3 - Soạn thảo cho hàng ngũ Xuất gia và Tại gia dự án cải tổ toàn diện nền giáo dục hầu nâng cao trình độ tu học và thích ứng với kỷ nguyên mới của toàn cầu, nhưng không biến tướng đạo Phật ;

4 - Soạn thảo tài liệu giảng dạy cập nhật cho giới trẻ, thanh niên, sinh viên, quan tâm nhiều hơn về đức dục vì đời sống chỉ có thể thật sự hạnh phúc nếu đức dục là nền tảng cho mọi trí dục. Tổ chức các khóa tu học nghiêm túc, tạo thuận duyên cho mọi giới quần chúng Phật tử cũng như giới trẻ, trưởng dưỡng tín tâm, phát huy đạo học, thể nghiệm giáo pháp để viên mãn hạnh nguyện hoằng hóa độ sinh ;

5 - Phát triển và nâng cấp dự án Đại học Hè Phật giáo vừa thực hiện năm thứ nhất để huấn luyện nhân sự cho Giáo hội các cấp, các ngành, và đặc biệt cho giới trẻ, thanh niên, sinh viên am hiểu giáo lý Từ Bi Trí tuệ và áp dụng giáo lý ấy vào mọi bộ môn sinh hoạt của xã hội vào thế kỷ XXI ;

6 - Đoàn ngũ hóa giới cư sĩ Phật giáo để thù ứng với tình hình phát triển của giáo hội cũng như tình hình đất nước trước nguy cơ nội xâm và ngoại xâm ;

7 - Mở rộng những cuộc hội luận để thâm nhập và phổ biến các văn kiện của Giáo hội tạo sự thông cảm và kết hợp trong Cộng đồng người Việt hải ngoại theo tinh thần bản Hiến chương tu chính lần 4 tại Đại hội GHPGVNTN kỳ IX ;

8 - Quan tâm đúng mức những chùa, viện nghèo khó nơi những vùng sâu và vùng xa, vì đó là những địa bàn không thể thiếu trong sứ mệnh thượng cầu hạ hoá của những sứ giả Như Lai luôn mang tình thương trang trải khắp mọi miền ;

9 - Ứng dụng và phát huy đúng mức giáo pháp Lục Hoà Kính, nhằm củng cố Tăng đoàn, vốn là nền tảng cho mọi phát triển của Giáo Hội, nhưng tuyệt đối không để những thế lực vô minh tục hoá và tha hoá tôn chỉ “Hoá Đạo” của chúng ta ;

10 - Mọi việc làm của các thành viên không nên để liên quan và ảnh hưởng đến chủ trương và lập trường của Giáo Hội ;

11 - Mở rộng và thúc đẩy tích cực công tác vận động quốc tế kêu gọi sự hậu thuẫn của thế giới thực hiện Chương trình 8 điểm trong “Lời Kêu gọi cho Dân chủ Việt Nam” do Hòa thượng Thích Quảng Ðộ nhân danh Hội đồng Lưỡng viện, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, công bố năm 2001, như tiến trình dân chủ hóa Việt Nam bằng tình nghĩa dân tộc và phương thức bất bạo động, nhằm chấm dứt tình trạng phân tranh, nghèo đói, suy kiệt của đất nước ;

12 - Mở rộng và thúc đẩy tích cực công tác vận động quốc tế của Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế và Phòng Liên lạc Quốc tế nhằm hậu thuẫn công cuộc phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo hội theo lập trường bốn điểm của Viện Hóa Đạo :

- Thứ nhất, CHXHCNVN phải phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ;

- Thứ hai, hoàn trả Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tất cả các cơ sở chùa viện, văn hóa, giáo dục, từ thiện mà Nhà nước chiếm dụng sau năm 1975. Bước đầu, hoàn trả ngay cho Giáo hội hai cơ sở chính yếu là Việt Nam Quốc tự và Trung tâm Văn hóa Quảng Đức để Giáo hội có cơ ngơi đặt trụ sở cho Viện Tăng thống và Viện Hóa Đạo ;

- Thứ ba, đưa Giáo hội Phật giáo Việt Nam do Đảng và Nhà nước thiết lập năm 1981 ra khỏi Mặt trận Tổ quốc ; và

- Thứ tư, làm sáng tỏ cái chết của Cố Hòa thượng Thích Thiện Minh năm 1978.
Đại hội cũng đồng thanh quyết định tổ chức Đại lễ Phật Đản Phật lịch 2556, năm 2012, tại trụ sở Trung ương của Văn Phòng II Viện Hóa Đạo ở chùa Điều Ngự, thành phố Westminster, tiểu bang California, Hoa Kỳ ; Đại hội Thường niên Giáo hội tại chùa Liên Hoa, thị trấn West Valley giáp ranh thành phố Salt Lake City, tiểu bang Utah, Hoa Kỳ ; và Đại học Hè Phật giáo vào dịp lễ Độc Lập tại chùa Điều Ngự.


Làm tại Chùa Điều Ngự,
thành phố Westminster, tiểu bang California, Hoa Kỳ, Phật lịch 2555, ngày 20.11.2011



Saturday, January 21, 2012

TRẬN ĐỒ CHUỘT CỐNG

                                                                                           Đỗ Thái Nhiên


                           
                      




                              Hòa Thượng Thích Viên Định Viện Trưởng
                                         Viện Hóa Đạo GHPGVNTN
                                                             ****
Chuột Cống không phải là chuột sống trong cống rãnh. Chuột Cống là chuột được gọi bằng Ông, tên là Hương Cống. Chuột Cống chính là chuột Ông Hương Cống. Gọi tắt là chuột Cống.
Ngày xưa, tại Nghệ An, bắc Trung phần, có một thanh niên thi đỗ hương cống. Dân làng trịnh trọng gọi thanh niên kia là ông Hương Cống. Sau khi đỗ hương cống không bao lâu, ông Hương Cống nhận được lệnh của triều đình phải từ giả vợ đi làm quan ở phương xa . Trước đó, gia đình ông Hương Cống có nuôi một con chuột đực để diệt trừ các loại chuột khác. Chuột già trên trăm tuổi nên đã thành yêu tinh. Chuột yêu tinh có khả năng thiên biến vạn hóa, khả năng ghi nhớ và hiểu biết ngọn ngành mọi sự kiện trong đời sống của vợ chồng Hương Cống. Lợi dụng cơ hội ông Hương Cống vắng nhà dài hạn, chuột yêu tinh bèn biến hình thành Hương Cống giả. Hương Cống giả thỉnh thoảng lại về ăn ngủ với vợ của Hương Cống thật với lời nói dối là y được phép vua cho về thăm nhà. Sau nhiều lần “thăm nhà”, hai người có với nhau một bé gái.
       Thế rồi, một ngày đẹp trời, Hương Cống thật lừng lửng trở về nhà. Làng trên, xóm dưới đều cực kỳ kinh ngạc khi nhìn thấy hai ông Hương Cống. Hương Cống giả và Hương Cống thật giống nhau như hai giọt nước. Giống từ giọng nói, các vết sẹo trên người, tính tình cá nhân, đến những kỷ niệm riêng tư trong hôn nhân... Thật và giả không cách chi phân biệt. Nội vụ phải trình lên ba tòa quan lớn. Sau nhiều ngày thẩm vấn công
phu, quan tòa được biết kể từ ngày ông Hương Cống đi xa, con chuột già của gia đình Hương Cống cũng biến mất. Từ đó, tòa án nghi ngờ một trong hai ông Hương Cống phải có một ông do chuột hóa thân mà thành. Một cao thủ phù thủy được mời tới công đường. Ông thầy này vừa bắt tay quyết “linh miêu”, vừa đọc thần chú “bổ thử”. Chỉ trong giây lát ông Hương Cống giả cùng với bé gái, con của Hương Cống giả, biến thành chuột và chết ngay tai sân tòa. Từ đó, người đời gọi con chuột đóng vai Hương Cống giả là chuột  Cống.( Theo Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam – Nguyễn Đổng Chi )
         Sự tích con chuột Cống đọc qua tưởng như chuyện giải trí đầu năm Con Tý. Tuy nhiên, đàng sau hai chữ giải trí kia là một gạch nối rõ nét giữa văn chương chuyện cỗ tích và thời sự chính trị của đất nước.
 
   Phật giáo quốc doanh (hương cống giả)                                    
        Không cần giải thích dông dài, mọi người đều biết: Phật Giáo là tôn giáo lớn nhất tại Việt Nam. Với ám ý thống trị xã hội Việt Nam vĩnh viễn, chế độ Hà Nội ưu tiên       thực hiện tham vọng nắm gọn Phật Giáo trong tay. Vì vậy, năm 1981 CSVN đứng ra tổ chức và điều động Đại Hội Thống Nhất Phật Giáo Việt Nam. Biết được âm mưu đen tối của CS, tuyệt đa số Tăng Ni và Phật Tử, trong đó có nhị vị Hòa Thượng Huyền Quang và Quãng Độ thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất từ chối tham dự đại hội này. Sau đại hội 1981, Giáo Hội Phật Giáo Quốc Doanh ra đời. Từ đó có cuộc đấu tranh gay gắt và bất tận giữa Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và Giáo Hội Phật Giáo   Quốc Doanh. Mỗi bên đều tự xác nhận mình là Phật Giáo đích thực, Phật Giáo chính thống, Phật Giáo dân tộc. Thời gian gần đây, nhờ vào vị thế con đẻ của CSVN, Phật Giáo Quốc Doanh (PGQD) đã mở cuộc tổng công kích vào Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (PGVNTN) trên nhiều trận mạc khác nhau. Cuộc tổng công kích này là sản phẩm của những tính toán và thực hiện rập khuôn theo sự tích con chuột Cống. Vì vậy nó được đồng bộ tiến hành trên hai tác vụ khác nhau nhưng liên hệ chặt chẽ với nhau. Một là cưởng bách Hương Cống thật ( Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất) phải chết thật. Hai là xây dựng một Hương Cống giả ( Phật Giáo Quốc Doanh) với nhiệm vụ thay thế Hương Cống thật. Từ đó Hương Cống giả mới có thể tự do, công khai và ngoan ngoản thi hành mọi mệnh lệnh của CSVN.

                                             Cuộc hiểm nạn của Hương Cống thật.
     
       Trong chuyện xưa, Hương Cống thật phải xa nhà vì lý do công vụ. Trong Pháp nạn ngày nay, GHPGVNTN phải đối diện với vô số âm mưu thủ tiêu Giáo Hội do CSVN tung ra. Đức Tăng Thống Thích Huyền Quang và Đại Lão Hòa Thượng Thích Quãng Độ hết bị tù dài hạn đến quản chế miên viễn. Ngày 17/07/2007 Hòa Thượng Quãng Độ đã đích thân đến văn phòng 2 quốc hội để thực hiện hành bố thí đối với dân oan. Khai thác sự kiện vừa nêu CSVN đã vừa ầm ỉ bôi xấu Hòa Thượng Quãng Độ vừa biểu tỏ những dấu hiệu cho thấy họ có thể bắt giam Hòa Thượng bất kỳ lúc nào. CSVN không đủ trình độ để hiểu hoặc cố tình làm như không hiểu hạnh bố thí của nhà Phật. Bố thí ở đây không đơn giản như trường hợp một người từ tâm biếu kẻ ăn mày vài đồng bạc. Bố thí ở đây là hình ảnh bi hùng diễn tả cuộc trao truyền từ Ánh Đạo Vàng về hướng dân oan. Trao truyền cơm áo, trao truyền lòng thương yêu, trao truyền chí can đảm trong nổ lực đòi hỏi công bằng cho xã hội. Thực thi hạnh bố thí tức là hành đạo. Ngăn cấm tu sĩ hành đạo tức là đàn áp quyền tự do tôn giáo của người dân. Mặt khác, ngày 29/08/2007 thiếu tướng Trần Tư, cục trưởng cục An Ninh Xã Hội, chuyên theo dõi và kiểm soát hoạt động của các tôn giáo, đã từ Hà Nội vào Bình Định, khẩn khoản mời Đức Tăng Thống Thích Huyền Quang ra Hà Nội dự lễ Phật Đản 2008 do CSVN tổ chức để gặp Nguyễn Tấn Dũng và nhất là để nhận chức vụ giáo chủ Phật Giáo Quốc Doanh. Thiếu tướng Trần Tư nói với Đức Tăng Thống Thích Huyền Quang nguyên văn như sau: “Phật nào cũng là Phật thôi! Xin cụ tham gia làm pháp chủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam”(Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế, Paris ngày 02/09/2007).
       Song song với nổ lực triệt tiêu giới lãnh đạo GHPGVNTN, CSVN ngày đêm tung cán bộ, sư công an thì đúng hơn, xâm nhập vào tất cả cơ sở của GHPGVNTN từ trong nước ra tới hải ngoại, ra sức lôi kéo Tăng Ni, Phật Tử hãy rời bỏ GHPGVNTN. Phương pháp lôi kéo có thể là khủng bố tinh thần, dụ dỗ bằng tiền bạc, địa vị hoặc ngay cả bằng mỹ nhân kế. Nói chung, nhằm thủ tiêu GHPGVNTN, CSVN tập trung sức đánh phá hướng vào hai tử huyệt. Một là tuyệt đối vô hiệu hóa mọi hoạt động của cấp lãnh đạo tối cao trong GHPGVNTN, điển hình là Đức Tăng Thống Thích Huyền Quang và Đại Lão Hòa Thượng Thích Quãng Độ. Hai là gây các loại sức ép khác nhau để buộc Tăng Ni Phật Tử thống thuộc GHPGVNTN phải “đào ngũ”. Giáo Chỉ số 09 của Đức Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang ban hành ngày 08/09/2007 và Thông Bạch hướng dẫn thi hành giáo chỉ số 09 do Hòa Thượng Thích Quãng Độ, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo ký ngày 25/09/2007 có chủ ý qui định việc trao toàn quyền điều hành công việc của Giáo Hội trong nước cho Văn Phòng II Viển Hóa Đạo tại hải ngoại ở vào trường hợp Giáo Hội trong nước bị đàn áp đến độ không còn hoạt động được nữa. Hai văn bản giáo luật vừa nêu cho thấy GHPGVNTN đang thực sự bị đẩy vào hiểm nạn và CSVN quyết tâm ép buộc ông Hương Cống thật (GHPGVNTN) phải chết thật là điều có thật.

                              Âm mưu ngụy tạo và thổi phồng một Hương Cống giả.

       Công việc giết chết Hương Cống thật chỉ có ý nghĩa chừng nào CSVN có khả năng tạo ra một Hương Cống giả hoàn toàn giống hệt Hương Cống thật. Giả và thật phải giống nhau như hai giọt nước. Muốn vậy Phật Giáo Quốc Doanh cần được tinh vi ngụy tạo trên ba mặt:
       1) Một là tạo ra cho PGQD một thể xác: Điều này có nghĩa là tuyển mộ cho PGQD một đội ngũ nhân sự hùng hậu: Đội ngũ này ra đời ngay sau ngày đại hội Thống Nhất Phật Giáo Việt Nam năm 1981chấm dứt. Nó bao gồm một số chư tăng, Phật tử lầm đường cộng với đông đảo chư tăng, Phật tử do ngành công an CS đào tạo. Chư tăng, Phật tử công an làm việc cho chùa nhưng lại lãnh lương công an. Chư tăng, Phật tử công an không ngừng tăng gia quân số từ 1981 cho đến ngày nay. Đặc biệt nhất, năm 2006, tại Gò Vấp, Saigon, nhóm Thân Hữu Già Lam ra đời. Nhóm này, có mặt chu tăng, Phật tử cả trong lẩn ngoài nước, nhưng trọng yếu là những nhân sự xuất thân từ Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Nhóm Thân Hữu Già Lam giả vờ đứng trung lập để thực hiện hòa hợp hòa giải giữa PGVNTN và PGQD. Trong thực tế, Thân Hữu Già Lam âm thầm thuyết phục PGVNTN hãy qui phục PGQD. Thân Hữu Già Lam vừa làm tiêu hao nhân sự của PGVNTN vừa giúp PGQD có cơ hội tiếp nhận thêm quân số. Không còn nghi ngờ gì nữa,  nhóm Thân Hữu Già Lam đã diễn lại vỡ tuồng Con Ngựa Thành Troy trong cổ sử Hy Lạp bốn ngàn năm về trước để triệt hạ GHPGVNTN theo chiến thuật đánh từ trong đánh ra.      
       2) Hai là mua sắm cho PGQD một linh hồn: Tức là tìm sinh khí cho PGQD. Muốn vậy phe Quốc Doanh phải tự biện minh rằng tuy bi mang tiếng là quốc doanh nhưng PGQD vẫn là Phật Giáo chân chính.  
 a) Chân chính bởi lẽ: “Tranh đấu 30 năm qua được gì? Chỉ như húc đầu vào tường mà thôi! Nay phải thỏa hiệp với nhà nước để có thể xây dựng chùa chiền “như bên Công Giáo xây dựng nhà thờ”, để có thể đào tạo nhân sự tăng ni”( Bản phúc trình Phật sự, số 8907/VTT/CTK, Hòa Thượng Thiện Hạnh). Luận cứ vừa nêu hiển nhiên là luận cứ của kẻ đầu hàng, nó phản lại với phong cách Bi, Trí, Dũng của nhà Phật. Vả lại, chẳng có Đấng Tối Cao của bất kỳ tôn giáo nào lại có thể chấp nhận chùa chiền, nhà thờ được xây dựng do những đút hối lộ, những thỏa hiệp với ma quỹ. Mặt khác, nhân phẩm đòi hỏi con người phải biết phản kháng tội ác. Vấn đề không là những thành hay bại trong phản kháng. Vấn đề chính là khi một người trốn tránh nghĩa vụ phản kháng tội ác, người đó đã minh thị từ chối năng cách làm người.
            b) Chân chính bỡi lẽ: những người chạy theo PGQD cho rằng theo Quốc Doanh không đồng nghĩa là theo Cộng Sản. Họ theo Quốc Doanh chỉ để thuần túy phục vụ văn hóa giáo dục, thuần túy rao giảng kinh sách, thuần túy thi hành Phật sự, thuần túy tu học. Ngày nay, cả khoa học kỹ thuật lẩn khoa học nhân văn đều mạnh mẽ khẳng định rằng: Đời sống không hề và không thể có bất kỳ một vật hay sự vật nào đơn phương tồn tại, tồn tại trong thuần túy. Không có chúng sinh, không thể có bất kỳ tôn giáo nào! Làm gì có cảnh tu sĩ thuần túy tu học trong khi chúng sinh bị bóc lột, bị cướp đất cướp nhà, bị đàn áp vì đòi hỏi quyền tự do sinh hoạt tôn giáo? Hơn thế nữa TU chỉ có ý nghĩa chừng nào TU gắn bó với HÀNH. Hành hàng đầu của Phật Giáo là hành mang Hạnh Bố Thí đi vào đời sống xã hội. Tu học thuần túy rõ ràng là người khách cực kỳ xa lạ đối với hạnh bố thí.     
Nói cách khác tu học thuần túy chỉ có thể được truyền bá trong những tu viên do công an CS tổ chức và giảng dạy.
                                      
                                    (nhóm Phật giáo Về nguồn : hương cống giả   
                               Lê quang Dật và Bạch hoa Mai trong ngày về nguồn)

       3) Ba là tạo cơ hội để PGQD có thể xâm nhập vào sinh hoạt xã hội dân sự và xã hội  quốc tế: Về mặt bản chất, GHPGQD là một tổ chức của nhà cầm quyền CSVN. Vì vậy muốn PGQD triệt để đồng hóa với Phật Giáo dân tộc để thực sự thay thế PGVNTH thì PGQD phải xâm nhập vào xã hội dân sự, phải trà trộn vào đời sống quần chúng, phải “dành dân, chiếm đất” của PGVNTN. Thời gian gần đây PGQD tung ra ba cuộc hành quân dành dân, chiếm đất rất đáng chú ý:
            - Ngày 15 và 16 tháng 07/2006, GS Lê Mạnh Thát, một cựu tử tù của chế độ CSVN nay là một trong những nhân vật nổi bật của PGQD, đứng ra tổ chức cuộc hội thảo dưới chủ đề “ Phật Giáo trong Thế Kỷ Mới. Cơ Hội và Thách Thức.”       
            - Tháng 02/2007 Sư Ông Thích Nhất Hạnh từ hải ngoại về Việt Nam, đi khắp  Bắc, Trung, Nam, thực hiện hàng loạt “Trai Đàn Giải Oan”     
            -  Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc tháng 12/2000 đã quyết định: hàng năm vào tháng Năm, thế giới sẽ đón mừng Ngày lễ Tam Hợp: Phật Đản Sinh, Thành Đạo, Nhập Niết Bàn (The United Nations Day of Vesak celebrations). Theo thủ tục hành chánh  quốc tế, chỉ có đại diện quốc gia mới có tư cách pháp nhân để đăng cai xin tổ chức mừng ngày Vesak của Liên Hiệp Quốc. Lợi dụng thủ tục hành chánh vừa kể, thượng tuần tháng 05/2007, tại Thái Lan, phái đoàn CSVN cùng với GHPGQD ( GS Lê Mạnh Thát, Thượng Tọa Thích Nhật Từ, Thượng Tọa Thích Quãng Ba) đã được Liên Hiệp Quốc chấp thuận đăng cai mừng ngày Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc năm 2008. Đại Lễ này sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào các ngày 13, 14, 15, 16, 17 tháng 05/2008, với sự tham dự của 4000 (bốn ngàn) vị lãnh đạo Phật Giáo thế giới, 30 quan chức đại diện của 20 (hai mươi) quốc gia trong cộng đồng quốc tế.(Source: TNO). Đây là cơ hội ngàn vàng để GHPGQD lớn tiếng nói với quần chúng Việt Nam và nhân dân thế giới rằng tại Viêt Nam chỉ có GHPGQD là Giáo Hội duy nhất của Phật Giáo và rằng GHPGQD đích thực là Giáo Hội chính thống ra đời bởi dân tộc, tồn tại vì dân tộc.

                        Làm thế nào nhận biết được đâu là Thật và đâu là Giả?

        Trong sự tích con chuột Cống, vị phù thủy đã dùng ma thuật bắt tay quyết linh miêu đi kèm bài thần chú bổ thử để khám phá ra Hương Cống giả. Trong cuộc phân tranh giữa GHPGVNTN và GHPGQD, làm thế nào nhận biết tính chất ngụy giáo của GHPGQD? Đi tìm giải đáp cho câu hỏi vừa nêu, bài viết này bắt gặp hai sự kiện và một nhận thức.
            - Sự kiện thứ nhất: Ngày 20/02/2007 đề cập đến công việc tổ chức trai đàn giải oan của Sư Ông Nhất Hạnh, Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế tại Paris cho biết: “Những trai đàn mà Sư Ông Nhất Hạnh dự tính tổ chức tại Sóc Sơn, Huế và Saigon, Sư Ông ngõ lời mời người Cộng Sản đọc những trích đoạn trong kinh điển Marx bên cạnh các Tăng Sĩ, Linh Mục, Mục Sư, Chức Sắc xướng đọc các kinh điển Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành, Hòa Hảo và Cao Đài.” Sự kiện này cho thấy PGQD chủ trương đồng hóa kinh điển Marx với kinh điển nhà Phật.
            - Sự kiện thứ hai: Tại Bình Dương, khởi đi từ năm 2001,CSVN cho xây dựng chùa Đại Nam trên một khu danh lam thắng cảnh rộng non 500 mẫu. Trong ngôi chùa này, CSVN mang tượng Hồ Chí Minh sơn son thiếp vàng đặt ngồi chễm chệ ở chánh điện, phía trước tượng Phật. Phật tử nào muốn lễ Phật, đương nhiên phải lễ Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh nghiểm nhiên trở thành một vị Phật. Điểm đặc biệt, có lẽ vì lo sợ người đời chê cười HCM là Phật giả, Phật không tuệ giác, CSVN đã cẩn thận gắn lên đỉnh đầu Hồ Chí Minh một ngọn đèn cầy màu đỏ, biểu tượng cho tuệ giác! Lúc còn ở dương thế, Hồ Chí Minh là người nổi tiếng về môn xâm nhập chính quyền rồi cướp chính quyền. Ngày nay ở bên kia thế giới Hồ Chí Minh vẫn giữ nguyên thói quen cũ để xâm nhập chùa và cướp chùa. Cướp chùa ở đây có nghĩa là cướp quyền làm Phật
       Hai sự kiện vừa mô tả ở trên cho thấy Phật Giáo Quốc Doanh khác hẳn Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ở chỗ Phât Giáo Quốc Doanh đưa dẫn dân tộc vào con đường tụng kinh Marx và thờ kính Phật Hồ Chí Minh! Đây là chuẩn mực căn bản nhất minh chứng tính chất giả mạo vô cùng gian ác của Giáo Hội Phật Giáo Quốc Doanh. Tuy nhiên, dầu tính toán tinh vi tới đâu, tính chất giả mạo gian ác đó  vẫn không thể qua khỏi nhận thức sắc bén của Cao Tăng Thích Tuệ Sĩ, học thức uyên bác, thông minh có thừa. Đứng trên lập trường của một phụ tá chân thành kế cận Đai Lão Hòa Thượng Thích Quang Độ, ngày 28/10/2003, từ tu viện Quảng Hương Già Lam, Thượng Tọa Thích Tuệ Sĩ  đã viết thư kêu gọi tăng sinh tại Huế hãy quyết tâm giữ vững vị trí bất hợp tác đối với GHPGQD, lời lẽ rất tinh vi nhưng đầy đủ tin yêu và quyết liệt. Thư rằng: “Cầu mong các con có đủ dũng mãnh để đi bằng đôi chân của mình, nhìn bằng đôi mắt của mình, tự xác định hướng đi cho chính mình.”  Ngày nay đoàn tăng sinh kia vẫn dũng mãnh như xưa nhưng Thầy Tuệ Sĩ đã “đi bằng đôi chân” và “nhìn bằng đôi mắt” của GHPG Quốc Doanh, mặc dầu bản chất của GHPGQD không hề thay đổi, chính sách đàn áp của CSVN nhằm vào GHPGVNTN không hề thay đổi. Những không thay đổi vừa nêu đã khẳng định nhận thức về GHPGQD trong thư đề ngày 28/10/2003 của Thượng Tọa Tuệ Sĩ vẫn chính xác.
       Những điều trình bày trong bài viết này nhằm diễn tả sự việc CSVN nổ lực khống chế Phật Giáo Việt Nam bằng hai trận đồ. Trận độ thứ nhất có chủ đích triệt hạ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, trận đồ này hiện đang bất phân thắng bai. Trận đồ thứ hai có mục tiêu biến Giáo Hội Phật Giáo Quốc Doanh thành Giáo Hội Phật Giáo Chính Thống, trận đồ này thất bại bởi lẽ Hồ Chí Minh xâm nhập chùa và cướp quyền làm Phật quá trắng trợn và quá sớm. Cả hai trận đồ này đều rập khuôn theo sự tích Chuột Cống. Đó là nội dung cốt lỏi của bài viết “Trận Đồ Chuột Cống” vậy./.

                                                                                                       Đỗ Thái Nhiên

Friday, January 20, 2012

TÚ GÀN: TÊN ĐẶC CÔNG TRUYỀN THÔNG
 Hôm nay Ông Đỗ Thái Nhiên ngồi ghế Ủy Viên công tố, kính mời quý vị cùng chúng tôi theo dõi phiên Tòa.
                                                     -&-

 
Như lệ thường, chúng tôi kính trình bày sơ lược tiểu sử của vị Ủy viên công tố
 Đỗ Thái Nhiên là bút hiệu của ông Nguyễn Phương Minh nguyên quán Hà Tỉnh, sanh quán Sài Gòn.
Trước 30.4.1975:
 - Luật Sư Tòa Thượng Thẩm Sài gòn.
 -Sĩ Quan Tổng Quản Trị Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH.
Sau 30.4.1975:
-Cựu tù nhân chính trị dưới chế độ cộng sản.
-Vượt biên đến định cư tại Hoa Kỳ năm 1986.
-Hiện định cư tại Orange County.
- Là cây viết chính trị, với bút pháp điêu luyện, lý luận vững chắc bằng những chứng liệu chân xác.
-Tất cả các bài viết của ông được độc giả đánh giá rất có giá trị về mặt lý luận lẫn lịch sử và được nồng nhiệt đón nhận.
________________________________________________________________________


     TÚ GÀN: TÊN ĐẶC CÔNG TRUYỀN THÔNG

                                                                                                           Đỗ Thái Nhiên

                                

                                  
                    Ủy Viên Công Tố  Đỗ Thái Nhiên trong vụ án đưa Tú Gàn tức Lữ Giang tức Nguyễn Cần ra Tòa Án Công Luận, cũng là người đặt cho Tú Gàn tức Lữ Giang tức Nguyễn Cần tên công chúng thường gọi là “Đặc Công Truyền Thông”. Bây giờ hể nói đến Đặc Công Truyền  Thông là công chúng biết ngay đó là tên thướng gọi của Tú Gàn, tức Lữ Giang tức Ngugễn Cần
                ****************************************************************

   TÚ GÀN: TÊN ĐẶC CÔNG TRUYỀN THÔNG

             Chế độ dân chủ là chế độ đối thoại. Đối thoại giữa người dân với người dân, giữa ngươi dân với cơ quan công quyền và giữa các cơ quan công quyền với nhau. Đối thoại dân chủ không chấp nhận mọi hình thức vu khống hay nhục mạ những người có ý kiến dị biệt. Đối thoại dân chủ có chủ đích giúp cho người dân tìm ra giải pháp tốt đẹp nhất cho từng tình huống xã hội.
Căn cứ vào ý nghĩa của đối thoại dân chủ, bài viết này trân trọng kính mời bạn đọc theo dõi cuộc thảo luận có chủ đề "Cộng Sản Việt Nam Dâng Đất Cho Trung Quốc". Chủ đề này đã làm dư luận Việt Nam vô cùng sôi nổi. Hầu hết người Việt Nam đều cực lực phản đối Việt Cộng bán nước. Thế nhưng giữa những lời lẽ phản đối gay gắt kia đôi khi chúng ta bắt gặp một vài luận cứ khác thường. Khác thường ở chỗ sự thật và sự không thật được pha trộn lẫn vào nhau theo một liều lượng có tính toán với ý đồ bóp méo tin tức một cách tinh vi. Một trong những tác giả viết theo liều lượng vừa kể là ông Tú Gàn. Trên báo Saigòn Nhỏ số phát hành ngày 15/02/02 và 01/03/02 Tú Gàn viết hai bài mang tựa đề "Bạch Thư Về Biên Giới" và "Một Chuyến Đi Nam Quan". Hai bài này có ba sai lầm căn bản sau đây:

1.) Sai Lầm Lịch Sử:
Mở đầu bài " Bạch Thư Về Biên Giới", nhân câu chuyện nói với một độc giả về vụ Việt Cộng bán đất, Tú Gàn cho rằng Ải Nam Quan là của Tàu. Tiếp đó, ông khẳng định: " Nó dám bán ải Nam Quan của Tàu cho Tàu lấy tiền chơi gái là nó ngon lắm đấy".
Tại phần cuối của Bạch Thư, một lần nữa Tú Gàn quả quyết: " Như vậy, không có vấn đề tranh luận ải Nam Quan thuộc quyền sở hữu của ai, vì sử đã ghi rõ ải đó của Trung Hoa" Câu hỏi được đặt ra là : cổ sử đã ghi chép những gì về ải Nam Quan. Bộ cổ sử Đại Nam Nhất Thống Chí ( 1847 1883) tại tập 4, trang 384 385 ghi chép như sau:
Đại Nam Quan ( tên cũ của Ải Nam Quan) phía Đông là một dãy núi đất, phía Tây là một dãy núi đá đều dựa theo chân núi xây gạch làm tường.... phía Bắc cửa có Chiêu Đức Đài, đàng sau đài có Đình Tham Đường (nhà nuôi ngựa) của nước Thanh. Phía Nam có Ngưỡng Đức Đài của nước ta. Bên tả bên hữu đài có hai dãy hành lang. Mỗi khi xứ bộ đến cửa quan thì dùng chỗ này làm nơi tạm nghỉ.
  Xét: Trấn Nam Quan (tức Ải Nam Quan) không rõ bắt đầu từ triều đại nào, trong Nam sử và Bắc sử đều không có minh văn. Khoảng đời Lê Cảnh Hưng đốc trấn Lạng Sơn Nguyễn Trọng Đang sửa lại Ngưỡng Đức Đài, lập bia ghi việc đại lược nói : nước Việt ta có Ngũ Lĩnh, quan ải trước ở đâu không rõ là vì diên cách thế nào không ghi đủ. Gần đây lấy địa giới châu Văn Uyên, trấn Lạng Sơn làm cửa quan ( tức cửa ải) Cửa quan có Ngưỡng Đức Đài không rõ dựng từ năm nào, có lẽ bắt đầu từ đời Gia Tĩnh nhà Minh ( 1522-1566)".
Mặt khác bộ Phương Đình Địa Dư Chí của Nguyễn Văn Siêu xuất bản năm 1900.( Tác gỉa Nguyễn Văn Siêu là nhà thông thái bên cạnh Cao Bá Quát được người đời truyền tụng là Văn như Siêu Quát, vô tiền Hán ) . Khi nhắc tới Ải Nam Quan, Phương Đình Địa Dư Chí có xác nhận sự hiện diện của Ngưỡng Đức Đài và viết thêm: Khi trước ( đài này) lợp cỏ, năm thứ 34 niên hiệu Cảnh Hưng, quan đốc trấn là Nguyễn Trọng Đang sửa lại, có văn bia như sau: Đài ( Ngưỡng Đức Đài) có quán hai bên tả hữu lợp bằng cỏ, sửa chữa qua loa, vẫn theo như cũ. Nhà Lê Trung Hưng đời thứ 14, vua ta kỷ nguyên năm thứ 41 là năm Canh Tý, ngang với năm thứ 44 niên hiệu Càn Long nước Thanh. Đang tôi ( tức ông Nguyễn Trọng Đang ) làm giữ chức Đốc trấn qua năm năm là năm Giáp Thìn, sửa chữa lại, đổi dùng gạch ngói, đài mới có vẻ hoành tráng....
Như vậy, cả hai bộ cổ sử Đại Nam Nhất Thống Chí và Phương Đình Địa Dư Chí đều xác nhận Ải Nam Quan là một kiến trúc gồm hai phần:
               - Phần thứ nhất : Gồm Chiêu Đức Đài và các cơ sở phụ thuộc nằm ở phía bắc ải do người Trung Hoa xây dựng và làm chủ.
    - Phần thứ hai : Gồm Ngưỡng Đức Đài và hai hành lang tả hữu do triều đình Việt nam xây dựng và làm chủ.
Xin nhấn mạnh thêm rằng: hai tên gọi Chiêu Đức Đài và Ngưỡng Đức Đài cũng đủ làm nổi bật sự gắn bó của hai phần kiến trúc tạo thành Ải Nam Quan. Nói cách khác, Ngưỡng Đức Đài trong Ải Nam Quan là của Việt Nam. (Tên gọi Ngưỡng Đức Đài còn ngầm nói lên thái độ trịch thượng của triều đình Trung Hoa đối với Việt Nam). Mặc dầu vậy, ông Tú Gàn vẫn khăng khăng xác định Ải đó của Trung Hoa. Xác định kia hiển nhiên là một sai lầm đối với lịch sử.

 2.) Sai Lầm Thực Tiễn
Ngày 28 tháng Giêng năm 2002 ông Lê Công Phụng thứ trưởng bộ ngoại giao CSVN, trong một cuộc phỏng vấn có chuẩn bị trước đã cho báo chí biết : "tại bắc Trung quốc, cửa khẩu Bắc Luân gồm hai cửa: Một cửa nằm trên lãnh thổ Trung Quốc, cửa kia nằm trên lãnh thổ nước láng giềng". Thực tiễn này minh chứng Ải Nam Quan gồm hai cửa: Cửa Chiêu Đức Đài và cửa Ngưỡng Đức Đài chỉ là một sự việc rất bình thường, một tập quán có thật nằm trên biên giới Trung Hoa và các nước láng giềng.
Trên Việt Báo Online 24/1/2002), trong bài Vấn Đề Cộng Sản Bán Nước Và Chiến Lược Đấu Tranh, Dương Thái Sơn viết: Theo nhà văn Hoàng Tiến ( hiện còn sống ở trong nước) thì vào năm 1954 hai bên ải có quân đội hai nước canh gác, nhưng về sau, Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa (Trung Cộng) cho dân tràn lấn qua xây cất nhà cửa phía bên lãnh thổ Việt Nam viện lý do dân- chúng- mới-tràn- lấn muốn thuộc quyền hành chánh của họ, Trung Quốc xem đất đó là đất của họ Thực tiễn này cho thấy Ải Nam Quan có hai cửa ải thông qua sự hiện diện của quân đội Trung Quốc và CS Việt Nam ở hai bên ải.
Báo Thời Luận (Los Angeles) số Tân Xuân Nhâm Ngọ 2002 trang 5, sử gia Trần Gia Phụng xác nhận : "Nhạn Môn Quan là cửa ải cực Bắc Trung Hoa. Mỗi lần sứ quan một trong hai nước bước qua cửa ải là tiến vào địa phận nước bên kia "
Thực tiễn này khẳng định sự việc Lê Công Phụng thứ trưởng ngoại giao của CSVN cho rằng mục Nam Quan là của Trung Quốc và mục Nam Quan nằm cách biên giới Việt Hoa 200m là điều phi lý. Nó là bằng chứng cho thấy ít ra CSVN đã dâng cho Trung Quốc phần đất 200m trước Ải Nam Quan, bất kể những xác định của lịch sử về đường biên giới Việt Hoa.

3. Sai Lầm Lý Luận
               a.) Sai lầm lý luận giải thích tiếng Việt:
Vẫn trong bài viết có tựa đề " Một Chuyến Đi Nam Quan", ông Tú Gàn cho rằng sở dĩ người Việt Nam quả quyết ải Nam Quan thuộc Việt Nam là vì họ tin vào một câu viết trong sách giáo khoa ngày xưa: "Nước Việt Nam ta hình chữ S, chạy dài từ ải Nam Quan tới mũi Cà Mau". Nhằm chỉ trích quả quyết vừa kể, ông Tú Gàn đề nghị sửa câu viết trong sách giáo khoa đó như sau: 
"Nước Việt Nam hình chữ S kéo dài từ Đồng Văn tới mũi Cà Mau". Lý do: Đồng Văn mới đích thực là một địa danh ở cực Bắc của Việt Nam, nó cách ải Nam Quan 180 km.
Muốn tìm hiểu ý nghĩa đích thực của một câu văn, nhiều khi chúng ta không thể chỉ đơn giản khảo sát những từ ngữ xuất hiện trong câu văn đó. Chúng ta còn phải tìm hiểu xem câu văn đó nhằm tác động vào thành phần độc giả nào "Ý tại ngôn ngoại" của nó là gì. Dĩ nhiên mọi người Việt Nam nhất là những người Việt Nam viết sách giáo khoa địa lý đều thừa biết đâu là Đồng Văn, đâu là ải Nam Quan. Đừng quên rằng câu văn:      
"Nước Việt Nam ta hình chữ S......" chỉ là lời văn diễn tả hình thể nước Việt Nam một cách ngắn gọn, tổng quát và nhất là có chủ ý giúp cho học trò nhỏ dễ nhớ. Vì vậy câu văn đối tượng của cuộc tranh cãi cần được hiểu rằng "Nước Việt Nam ta hình chữ S, chạy dài từ biên giới Việt Hoa tới mũi Cà Mau". Tuy nhiên, trên biên giới Việt Hoa ải Nam Quan là địa danh nổi tiếng nhất, quan trọng nhất vì vậy sách giáo khoa địa lý mới viết : "Nước Việt Nam ta hình chữ S chạy dài từ ải Nam Quan tới mũi Cà Mau". Đó là cách giải thích tiếng Việt linh động và thông minh mà bất kỳ người Việt Nam bình thường nào cũng có thể hiểu được.
Căn cứ vào những giải thích lệch lạc về Việt ngữ của mình, Tú Gàn không ngần ngại kết luận rằng : "Nước Việt Nam hình chữ S chạy dài từ ải Nam Quan tới mũi Cà Mau" là câu "kinh Coran" sai lầm, rằng ải Nam Quan không thuộc về Việt Nam và rằng những người chống cộng là "các tín đồ chống cộng không bao giờ muốn chấp nhận sự thực". Các lời lẽ vừa trích dẫn của Tú Gàn có ngụ ý miệt thị và chế diễu tín đồ và tín ngưỡng của mọi tôn giáo. Vấn đề không là chống cộng theo tinh thần của tín đồ hay tinh thần vô tôn giáo. Vấn đề chính là chống cộng đồng nghĩa với ái quốc, đồng nghĩa với nghĩa vụ đấu tranh cho công bằng và lẽ phải, cho sự hanh thông của lịch sử Việt Nam.
        b) Sai Lầm Lý Luận Pháp Lý:
        + Sai lầm phương pháp dẫn chứng: Nhằm giải quyết vấn đề Việt Cộng dâng đất cho Trung Cộng, Tú Gàn chủ trương "chúng ta kiện cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh về việc lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam" Tuy nhiên, theo Tú Gàn, muốn kiện chúng ta phải tôn trọng nguyên tắc không được dẫn chứng bằng những tin tức nghe nói tức là "tin tức hearsay".
Lịch sử có trước khi loài người có chữ viết, trước khi loài người sáng chế ra giấy mực. Vì vậy đối với những tranh chấp có liên hệ đến di tích lịch sử như những tranh chấp về lãnh thổ, con người không thể cứng rắn loại bỏ mọi loại bằng chứng có tính hearsay. Vì lý do đó, bên cạnh nguyên tắc loại bỏ hearsay luật pháp còn chấp nhận nguyên tắc "circumstantial evidence". Nguyên tắc này cho phép thẩm phán hoặc bồi thẩm đoàn được quyền tuyển chọn bằng chứng từ phương pháp suy diễn. Nói tới hearsay nhưng tảng lờ circumstantial evidence chỉ là nói lên một nửa sự thực. Một nửa cái bánh mì là nửa cái bánh mì nhưng một nửa sự thực không là một nửa sự thực. Nó chính là một dối gạt toàn phần.
Mặt khác Tú Gàn mạnh mẽ đề cao nguyên tắc phủ nhận hearsay như một quyết tâm làm cho vụ kiện Việt Cộng bán nước được diễn ra trên căn bản "dựa vào các sự kiện lịch sử và các nguyên tắc của quốc tế công pháp" (Bạch Thư Về Biên Giới). Thế nhưng trong suốt bài viết " Một Chuyến Đi Nam Quan" Tú Gàn chỉ nói đến cột mốc số 0 một cách lơ mơ. Vấn đề không là tên gọi của cột mốc mà là tọa độ của mỗi cột mốc. Tọa độ đó sai biệt như thế nào so với những cột mốc trong hiệp ước Thiên Tân giữa Pháp và Trung Hoa 1887 1895. Thảo luận về vị trí những cột mốc trên biên giới Việt Hoa nhưng không hề đề cập đến tọa độ của chúng chẳng khác nào viết một cáo trạng dài lê thê nhưng không hề xác định căn cước của phạm nhân. Chưa hết, mặc dầu không tiếc lời chê trách những người lý luận theo hearsay nhưng chính Tú Gàn trong toàn bộ bài viết "Một Chuyến Đi Nam Quan" lại chỉ viết theo kiểu hearsay khi Tú Gàn ghi nhận chuyến đi thăm Việt Nam của "một vài người Việt ở Nam Cali", nhóm người này không tên họ, không tuổi tác, không căn cước.
Nhìn chung lại những cột mốc không tọa độ cộng với vài ý kiến của một số du khách vô danh đã là nền tảng lý luận trong các bài viết được Tú Gàn gọi là đi tìm "một giải pháp hợp lý và công bằng cho vấn đề lãnh thổ và lãnh hải".
        + Sai lầm về nghĩa vụ dẫn chứng: Tú Gàn xác quyết "có trong tay bằng chứng mới kiện cáo được" ( Bạch Thư Về Biên Giới). Nói tới bằng chứng tức là nói tới nghĩa vụ dẫn chứng. Dưới chế độ tự do dân chủ, nghĩa vụ dẫn chứng được giải thích chặt chẽ trên nguyên tắc rằng: trước tòa án nhà cầm quyền bao giờ cũng có ưu thế hơn cá nhân công dân. Vì vậy, nghĩa vụ dẫn chứng được chế độ tự do dân chủ qui định trong hai trường hợp như sau :
    - Trường hợp một: cá nhân công dân bị truy tố ra trước tòa án về một hành động phạm pháp. Trong trường hợp này, nhà cầm quyền, cụ thể là cơ quan công tố, chứ không phải phạm nhân, có nghĩa vụ dẫn chứng rằng nghi can đã phạm pháp.
    - Trường hợp hai: cá nhân công dân khiếu tố nhà cầm quyền về một vụ việc phạm pháp nào đó. Trong trường hợp này, nhà cầm quyền chứ không phải cá nhân công dân có nghĩa vu dẫn chứng rằng nhà cầm quyền vô tội.
Trở lại với vụ việc CSVN dâng đất cho Trung Quốc, người dân chỉ cần dựa vào một vài tin tức về hai hiệp ước lãnh thổ, lãnh hải giữa VC và TC để khiếu tố nhà cầm quyền CSVN về tội phản quốc. Đáp lại, nhà cầm quyền CSVN có nghĩa vụ chứng minh trước cơ quan xử án là họ vô tội. Bước đầu tiên của quá trình dẫn chứng này là CSVN phải phổ biến rộng rãi toàn bộ hai hiệp ước giữa VC và TC 1999-2000. Nếu CSVN viện dẫn lý do "bí mật quốc gia" để từ chối nghĩa vụ dẫn chứng này, người dân VN không còn chọn lựa nào khác hơn là lật đổ chế độ CS để mở đường cho công lý đến với mọi người, mọi nhà, mọi cấp công quyền.
        + Sai lầm về thẩm quyền tòa án: Xin được nhắc lại: ở đoạn cuối của "Bạch Thư Về Biên Giới", Tú Gàn quả quyết: nếu có đủ bằng chứng, "chúng ta kiện cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh về việc lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam" . Tác giả không nói rõ đương sự sẽ nạp đơn khiếu tố tại tòa án nào. Tuy nhiên nhóm chữ "cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh" cho thấy tòa án hữu thẩm quyền là một tòa án quốc tế nào đó. Hiện nay có hai tòa án quốc tế mà chúng ta cần nghĩ tới: International Court of Justice: thành lập năm 1945, trực thuộc Liên Hiệp Quốc. Tòa này có thẩm quyền giải quyết mọi tranh chấp giữa các quốc gia trong hòa bình. Vụ việc Việt Cộng bán nước không hề là một tranh chấp giữa nhà cầm quyền CSVN và Trung Hoa. Vì vậy tòa án này hoàn toàn vô thẩm quyền.
International Criminal Court: sẽ hoạt động kể từ tháng 7 năm 2002. Tòa án này chỉ xét xử bốn tội: diệt chủng, chống nhân loại, tội ác chiến tranh, tội xâm lăng. Tội bán nước của Việt Cộng không là một trong bốn tội danh kể trên. Vì vậy International Criminal Court hoàn toàn vô thẩm quyền đối với hành động phản quốc của Việt Cộng.
Các trình bày tổng quát về tòa án quốc tế cho chúng ta thấy Tú Gàn sẽ cầm lá đơn "kiện cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh" đi khắp thế giới để cuối cùng không tìm ra được một tòa án hữu thẩm quyền nào. Bài viết này chỉ đặt vấn đề thẩm quyền của tòa án, chưa thảo luận đến tư cách của nguyên đơn cùng các giải pháp pháp lý cần thiết.
Nói tóm lại các bài viết của Tú Gàn về vấn đề lãnh thổ và lãnh hải giữa Việt Nam và Trung Quốc đã hàm chứa ba sai lầm căn bản:
- Sai lầm lịch sử
- Sai lầm thực tiễn
- Sai lầm pháp lý
Ba sai lầm đó được Tú Gàn điều chế thành chất nổ để tạo ra một quả bom. Nói tới bom tức là nói tới đặc công. Trước 1975 tại Việt Nam Cộng Hòa nhất là tại Sài Gòn, một số cán binh Việt Cộng thường giả dạng thường dân. Họ sống trà trộn trong quần chúng. Họ nói năng và sinh hoạt như những người dân bình thường. Thế nhưng khi có cơ hội thuận tiện họ lập tức gài bom tại những địa điểm do Việt Cộng chỉ định. Mỗi tiếng bom nổ là một " tiếng cười đại thắng" của ác quỷ khủng bố. Ác quỷ khủng bố đó có danh hiệu là đặc công quân sự. Tại Hoa Kỳ, bom quân sự được thay thế bằng bom Tú Gàn. Bom Tú Gàn không nhằm thủ tiêu sinh mệnh của lương dân nhưng nó nhằm thủ tiêu tinh thần đoàn kết của quần chúng Việt Nam, thủ tiêu ý chí đấu tranh cho một Việt Nam tự do dân chủ. Đặc biệt trong vụ Việt Cộng dâng đất, dâng biển cho Trung Cộng, bom Tú Gàn là một loại hỏa mù. Nó cố tình làm cho người đọc khó nhận diện sự khác biệt giữa cột mốc thật và cột mốc bán nước trên biên giới Việt Hoa.
Điều đáng chú ý: Chỉ có một cột mốc nổi tiếng nhất, quan trọng nhất không thể dễ dàng dời đổi như những cột mốc vô danh khác, đó là cột mốc Ải Nam Quan.
Với mục đích bao che cho hành động bán nước của Việt Cộng, Tú Gàn không thể không tung vào dư luận sự ngụy biện rằng ải Nam Quan nằm sâu trong lãnh thổ Trung Hoa và hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của Trung Hoa. Từ đó ải Nam Quan không còn giá trị của một cột mốc biên giới nữa. Từ đó những cột mốc còn lại là những cột mốc biết đi. Chúng âm thầm di chuyển tùy theo ý đồ bán nước của Việt Cộng. Phải chăng đây là tất cả thâm ý của Tú Gàn khi ông này quyết tâm viết một loạt bài chứng minh ải Nam Quan là của Trung Quốc. Thâm ý đó còn là cửa ngõ giúp mọi người nhìn ra sự thực rằng bom Tú Gàn có chủ ý gây rối loạn trên địa bàn truyền thông nhằm tạo hỏa mù giúp kẻ bán nước chạy tội. Bom Tú Gàn chính là bom truyền thông. Tú Gàn gài bom truyền thông ở tư thế của một người giả dạng nạn nhân của Cộng Sản. Không còn nghi ngờ gì nữa bút pháp của Tú Gàn đích thực là kỹ thuật hành động dành cho một đặc công truyền thông. Tuy nhiên đứng trước trình độ chính trị đã thực sự trưởng thành của đông đảo quần chúng Việt Nam, đứng trước vô số tin tức chính xác xuất phát từ những mạng lưới điện toán thế giới, bom Tú Gàn hiển nhiên không hữu hiệu. Chẳng những vậy, bom Tú Gàn còn ẩn chứa một phản tác dụng. Phản tác dụng kia chính là lời khẳng định đanh thép rằng: Tú Gàn có quyền binh vực CSVN. Đó là chân ý nghĩa của quyền tự do tư tưởng. Thế nhưng quyền tự do tư tưởng tuyệt nhiên không đồng nghĩa với hành động giả vờ đứng trên lập trường dân tộc để phản dân tộc, giả vờ chống cộng để kín đáo phổ biến những luận điệu có lợi cho Cộng Sản. Mỗi giả vờ như vậy là một tác vụ nham hiểm của đặc công truyền thông. Mỗi tiếng nổ của bom đặc công truyền thông là một thú nhận: đặc công truyền thông không thể được chấp nhận như một hình thái đấu tranh chính trị. Đặc công truyền thông hiển nhiên là những tên tội phạm văn hóa chuyên lén lút gây ô nhiễm môi trường truyền thông. Bọn họ là thành phần nội thù khó nhận diện nhất, nguy hiểm nhất, cần phải loại bỏ ở mức độ triệt để và khẩn cấp nhất.

                                                                                                   Đỗ Thái Nhiên
             



                    Câu chuyện nghe được:
                    Chúng tôi, tuổi đời làm đôi tai nghễnh ngãng, thị lực đôi mắt giảm, phần  nhạy bén của trí óc cũng vơi đi khá nhiều; nhưng  áo cơm, nhà cửa, quần áo … vẫn chưa sạch nợ nên vẫn phải “chạy ăn từng bữa toát mồ hôi “ (Tú Xương). Nhưng đi quanh một vòng, nghe người ta bàn tán lung lắm. Cuối cùng ghi nhận được cuộc đối thoại tại khu chợ Hoa trong những ngày giáp tết Nhâm Thìn (2012):
              Một người nói  rằng, nếu là ông Trời thì tôi cho nó làm “Con Bọ Hung”, có người nói là ông ta sẽ cho nó làm” Con Bọ Xít”. Lại có tiếng hỏi tại sao.?.người  khác trả lời hộ rằng nó hôi cho người ta biết để tránh né!. Tôi nghe tiếng cười và nói :”Thì là nó đã hôi rồi!!”.
                   Tôi không họ nói về ai. Muốn hỏi nhưng ngại vì chưa quen. Không hỏi nên cứ thắc mắc không rõ chuyện mấy vị nầy có liên quan gì với vụ xử án không? Và nếu vị kia có quyền thì bắt “nó” phải làn con bọ hung, có người thì bắt làm con Bọ Xít, vậy “nó” là ai? Tôi lừng khừng đi, nhưng cứ thắc mắc vì chuyện nầy xảy ra ngoài ” phiên tòa”.  Ba vị đóng vai Ủy Viên Công Tố nầy đều thách tranh luận với Tú Gàn tức Lữ Phương, tức Nguyễn Cần. Nếu Tú Gàn tức Lữ Giang tức Tú Gàn chấp nhận thì đó là phiên Tòa Công Lý đầy đủ, nếu Tú Gàn tức Lữ Giang tức Nguyễn Cân không dám tranh biện thì phiên Tòa Công Luận vẫn tiến hành và công luận càng biết thêm tư cách và giá trị của Tú Gàn tức Lữ Giang tức Nguyễn Cần.
                   Tự biết trình độ hiểu biết của mình quá giới hạn,  nhưng tôi cứ đem phân vân ấy về nhà, túng quá bèn chạy lên hỏi “NET” và “NET” cho biết con bọ hung và bọ xít vốn có nhiều chủng loại lắm. Rồi lại tự hỏi có sự “tương đồng” nào  giữa một con người  với con vật thuộc  côn trùng nầy không?  Nhìn vào “NET” tôi tự trả lời rằng về hình dáng thì không. Nhưng xét về tư cách thì lại có! Tại sao, vì tôi nhớ lại câu chuyện cổ tích “Thạch Sanh và Lý Thông”.  
Trân trọng kính minh xác rằng  hai con bọ hung và con bọ xít nầy kHÔNG  có dáng dáng xa gần gì với  câu chuyện  có tên là  “Phải Đưa Tú Gàn Ra Trước Tòa Án Công Luận”. Còn vị náo muốn  nói thì tôi không dám lạm bàn.

Con Bọ Hung

]
1/ Chuyện cổ tích
Nhà trời tức quá liền cho gọi bọ hung đến đánh cho một trận. Sau đó, cắm cái xẻng vào đầu để đi làm nghề xúc phân.
2/ Môi trường sống của con  bọ hung
Nguyên nhân bọ hung phá hại củ giống là vì lúc này là do trời nắng nóng và thiếu thức ăn từ cây cỏ tươi. Để duy trì đời sống, mặt khác trước khi đẻ trứng bọ hung cần ăn thêm cho nên chúng chưa bay lên vội mà tiếp tục trú trong đất, đặc biệt là trong các liếp trồng có phủ rơm, rạ, tưới nước im mát và sẵn thức ăn. Các củ gừng giống, khoai giống mới trồng được khoảng 2 tuần lễ khi đang ra chồi non (nhờ vào dinh dưỡng dự trữ trong củ giống) thì bọ hung trưởng thành xuất hiện với mật số khá đông, ẩn ở mặt dưới củ và đục vào ăn hết phần thịt củ khi củ chưa kịp ra rễ để hút nước và dinh dưỡng

3/ Thực phẩm của con bọ hung:
Phân nhiều quá không có cách nào dọn sạch, làm cho môi trường thảo nguyên ô uế, ruồi nhặng sinh sôi nảy nở quá nhiều, ảnh hưởng đến đàn súc vật. Các nhà khoa học đem loài bọ hung từ khắp nơi đến. Số bọ hung này giải quyết được nạn phân tai hại ấy.
Có người đã tính rằng một đôi bọ hung chỉ cần 30 giờ đã có thể vần đi được 1000 milimet khối phân tươi.
Bọ hung là một trong những động vật "hạ đẳng" trong tự nhiên, bởi chúng ăn phân tươi của động vật và nằm ở vị trí gần áp chót trong chuỗi thức ăn.

*******************************************************************
                      Con Bọ Xít



1/Môi trường và  thực phẩm nuôi sống con bọ Xít hút máu người: Theo các nhà khoa học, loại bọ xít hút máu người này thường sống ở những nơi bóng tối như khe giường, dưới chiếu, đệm tủ... Cách tốt nhất để tiêu diệt nó là tìm, bắt và giết chứ không nên phun thuốc. Lý do là ban ngày chúng thường trốn rất kỹ, ở các ngóc ngách rất khó phun được thuốc vào con vật này thường đốt vào ban đêm, buổi  buổi tối bọ xít thường bay theo ánh đèn  vào nhà nó tìm chỗ ẩn nấp gần người và hoạt động khi yên tĩnh, có nhiều nhà khi phát hiện nó tạo ổ, sinh trưởng luôn ở giường nằm.
                                


2/ Ngăn chận sự phát triển va khả năng phá hoại của con Bọ xít:
Ban ngày bọ xít hút máu người thường trốn vào các khe tối như khe giường, khe tủ... đêm đến mới xuất hiện. Với loại bọ xít này, chưa phát hiện ra một loài thiên địch nào có thể khống chế cũng như chưa có thuốc đặc chủng tiêu diệt hoàn toàn. Do đó, biện pháp đơn giản nhất để phòng ngừa loài này trước mắt vẫn là các cách thức cổ điển. Đó là nhận dạng loại côn trùng này, cả cá thể trưởng thành lẫn trứng và ấu trùng bằng cách quan sát, rọi đèn pin vào ban đêm tại các khe hở
- Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ ở các bờ ruộng hoặc sơn bờ ruộng, diệt trừ cỏ dại, cây dại là nơi trú ngụ của bọ xít dài.
- Bố trí thời vụ hợp lý để lúa trổ cùng thời điểm trên cánh đồng.
- Những vùng thường xuyên bị bọ xít gây hại nặng, có thể gieo sạ một số diện tích sớm để nhử bọ xít rồi vô hiệu hóa khả năng tác hại của con bọ xít
- Có thể tổ chức đốt đuốc để bẫy bọ xít trưởng thành ra rộ.
- Sử dụng một số tác nhân dẫn dụ bọ xít tập trung để dễ tiêu diệt như: dùng các bó lá xoan ngâm nước tiểu hoặc ngâm trong nước cá giã nhỏ cho thêm mẻ chua một ngày hoặc buộc gốc rạ thành từng bó nhúng một đầu nước ốc, cua, nhái chết có pha thuốc trừ sâu, đem cắm lên các cọc bố trí quanh ruộng khi mặt trời lặn để trừ bọ xít.
   (Trích từ trên lưới điện toán với đề khóa Com Bọ Hunh và Con Bo Xít)