Monday, December 26, 2011

Cuộc tranh đấu của Phật giáo Việt Nam với Cách Mệnh
                                                              B.S. Nguyễn Xuân Chữ

                 
                     
              Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối      Trái tim bất diệt của Bồ Tát
                    Tổng Thống Ngô Đình Diệm kỳ thị Phật Giáo                 Thích Quảng Đức

Người ta thường cho phong trào chống lại chính quyền Ngô Đình Diệm là một phong trào Phật Giáo. Gần đây, phong trào chống lại chính quyền Trần Văn Hương cũng lại được coi là một phong trào tôn giáo. Chính chương trình của Thủ tướng họ Trần đã nêu ra khẩu hiệu: "Tách chính trị ra khỏi tôn giáo" cũng như khẩu hiệu: "Tách chính trị ra khỏi học đường" Những khẩu hiệu ấy đã được tuyên bố ra và các phong trào chống chính quyền đã được khoác áo tôn giáo, có là vì sự nhận xét không được sâu xa và tế nhị để cho người ta hiểu được rõ ý nghĩa cao cả của những cuộc vận động ấy.

       
                      
         Một cuộc biểu tình tại Sài Gòn năm 1963 yêu cầu
 Tổng Thống Ngô Đình Diệm thực thi Quyền bình đẳng tôn giáo

Lịch sử đã chứng minh khi nào một dân tộc bị áp bức đến cùng cực, dân tộc ấy sẽ chỗi dậy để lấy lại chủ quyền của mình. Công cuộc ấy là một công cuộc cách mệnh. Cách mệnh không phải ngày nay hoặc gần đây mới có. Nhưng, ngày nay, nói đến cách mệnh người ta liên tưởng ngay đến những công cuộc cách mệnh của nước Pháp (1789), của Trung Hoa Dân Quốc (1911), của nước Nga (1917) vân vân... Đi xa hơn về dĩ vãng người ta cũng chỉ nói đến cách mệnh với nghĩa lật đổ một chế độ quân chủ để thành lập một chế độ khác (Cộng hòa, Xã hội...). Người ta ít đi xa hơn về lịch sử mà nói đến những công cuộc cách mệnh lật đổ vị vua chúa để lại thay thế bằng một vị vua chúa khác. Như Thành Thang diệt Kiệt. Vũ Vương diệt Trụ trong lịch sử Trung Quốc và như Lý Công uẩn diệt Lê Ngọa Triều trong lịch sử nước nhà. Ở những cuộc cách mệnh này, hai tiếng cách mệnh mới đúng với nghĩa cỗi rễ. Cách là làm chính lại. Mệnh là mệnh giời. Theo quan niệm xưa, một ông vua được trị vì một nước là do mệnh giời phú cho. Đông phương nói: "Đại đức già tất thụ mệnh". Tây phương nói: "Monarchie droit divin". Nhưng một ông vua hôn loạn, tàn bạo, tham nhũng là một người làm hỏng mệnh giời thì giời lại thu mệnh lại để trao cho một người khác. Người phát ấy là tự mình, không phải một mình làm được công cuộc cách mệnh để diệt vua ác mà lên thay thế. Người ấy phải dựa vào dân. Có thể nói người ấy tập trung tất cả phẩn uất của dân và cũng tập trung tất cả nguyện vọng của dân. Người xưa nói: Giới là tự dân trong "Thiên thị tự ngã dân thị" (Mạnh Tử). Hoặc: dân không tin, không đứng được "Dân vô tín, bất lập" (Khổng Tử) Hữu nhược còn nói với vua Ai công: dân không no đủ, vua no đủ với ai. "Bách tính bất túc, quân thục dữ túc, bách tính túc, quân thục dữ bất túc". Vậy thì những công cuộc cách mệnh đã có từ ngàn xưa và đã diễn ra dưới những triều đại những vưa đã không theo đúng nguyện vọng của dân, đã ngược lại quyền lợi của dân, nghĩa là đã trái mệnh giời nên dân phải nổi lên để làm cho mệnh ấy chính lại.

Họ Ngô, trong 9 năm dòng dã cầm quyền chính đã dần dần ngày một ngược lại quyền lợi của dân cho đến ngày áp bức đến mức cùng cực, dân không chịu đựng nổi nữa, phải vùng lên chống lại chính quyền mà làm một công cuộc cách mệnh. Sự vùng lên ấy, sự chổi dậy ấy đã bắt nguồn với một hình thức tôn giáo, khiến người ta đã có thể lầm tưởng công cuộc cách mệnh của cả một dân tộc là một phong trào Phật giáo. Thực ra trong phong trào gọi là Phật giáo ấy, có cả dân chúng, thanh niên, sinh viên, học sinh không hẳn theo đạo Phật. Hơn nữa, trong phong trào ấy có cả dân chúng, thanh niên, sinh viên, học sinh của Thiên Chúa Giáo mà Thiên Chúa giáo lại chính là cớ cao siêu, thiên liêng mà chính quyền họ Ngô phụng sự. Sự hưởng ứng của Thiên Chúa Giáo về hình thức, không được hiện ra rõ rệt, nhưng về phương diện tâm tư, nếu kỹ lưỡng nhận xét, người ta phải thấy có nhiều. Như vậy, dù là tín đồ Phật giáo, dù là tín đồ Thiên Chúa Giáo, tín đồ bên này, bên kia đều là những công dân của đất nước và cũng đều phẫn uất dưới ngược chính của kẻ tàn bạo, đều tủi nhục dưới sự lãnh đạo của hạng vô tài, đều lo lắng cho vận mệnh chung, cho sự tồn vong của Tổ Quốc.


       TT. Thích Tâm Châu và LM. Lê Quang Oánh vui mừng sau cuộc đảo chánh ngày 1-11-1963 thành công
                      
   [1] Situation appraisal of Buddhism as a political force  uring current election period       extending through September 1967 Declassified CIA Documents on the Vietnam War
              http://library2.usask.ca/vietnam/index.php?state=view&id=906
Một khi mà hầu hết dân chúng đã nhận ra rằng quyền lợi của mình bị mất hết và ý thức rằng chính mình phải đứng lên chống đối mới có thể đòi lại quyền lợi của mình, một khi "dân chí" đã thức tỉnh, chí ấy sẽ phát hiện ra bằng mọi hình thức: tự thiêu tự hủy, tuyệt thực, bãi khóa, biểu tình văn vân... Những hình thức ấy bộc lộ ra cũng như khí nước sôi bốc lên. Hơi nước càng bị đè nén, sức càng mạnh (nồi của Deia Papin) "Dân khí" càng bị đàn áp, thế càng tăng.
Nhà cầm quyền không hiểu cái thế lớn lao của dân khí ấy sẽ bị tràn ngập và, sau cùng, bị đắm đuối. Lịch sử Đông, Tây đã nhắc lại bao nhiêu gương đen tối: Chính quyền họ Ngô, mới đây đã chìm đắm.
Tiếc rằng sau khi họ Ngô bị diệt, công cuộc cách mệnh của dân tộc đã không được hướng theo một con đường ngay thẳng, Những lợi quyền riêng tư vẫn còn mờ ám phô ra với những màn bi hài kịch nông nổi và với những vai trò trò của tàn lực của chính quyền họ Ngô. Âu cũng là những giai đoạn thanh lọc để, một ngày đây, công cuộc cách mệnh của dân tộc sẽ được hiện ra với tất cả ánh sáng của nó.
Vậy thì phong trào mà người ta gọi là phong trào Phật giáo dưới chế độ họ Ngô và, gần đây, dưới chính quyền họ Trần, không phải là một phong trào thuần túy tôn giáo mà chính là một phong trào cách mệnh của dân tộc Việt Nam.
Chính người Việt Nam còn ngộ nhận điều đó, huống là người ngoài. Một ký giả Tây phương đã nói với kẻ viết: bên Âu Châu, người ta không tin như thế "En Europe on ne croit pas cela".
Cũng là bởi, như trên đã nói, cuông cuộc cách mệnh của dân tộc Việt Nam đã bắt nguồn dưới một hình thức tôn giáo. Lại chính các vị tu hành Phật giáo đã hướng dẫn công cuộc đó; Hòa thượng Quảng Đức, sáu vị Tăng Ni đã tự thiêu và biết bao Thượng tọa, đại đức, Tăng ni đã xả thân hoạt động trong phong trào để kích thích và hướng dẫn Phật tử. Hơn nữa, những hình thức tranh đấu lại rõ rệt một tính cách tôn giáo: bất bạo động.
Nhớ lại, trong công cuộc tranh đấu của dân tộc Ấn Độ, thánh Gandhi cũng đã lấy hình thức ấy làm chủ động. Nhưng ở đây, Gandhi không phải là một nhà tu hành (cũng không nên nói Gandhi là một nhà chính trị vì Gandhi lấy làm bất mãn khi người ta nói mình là một chính trị gia) mà chỉ là một nhà đạo đức, đứng ra hướng dẫn phong trào cách mệnh của dân tộc, ở nước nhà, trong những cuộc vận động gần đây, đã hầu như vắng mặt các nhà đạo đức, cách mệnh hay chính trị mà, dìu dắt dân chúng trong công cuộc tranh đấu, lại chính là những vị tu hành.
Các vị tu hành, trong thâm tâm, há muốn dấn thân vào những công cuộc giai lao kia để phải chịu đựng những sự thiệt thòi: tự thiêu, tuyệt thực, bị đánh đập, bị lao tù và để mất hết thì giờ tu dưỡng? Cũng như những thanh niên, sinh viên, học sinh, hà muốn lăn mình vào những cuộc phiêu lưu đầy nguy hiểm để đón lấy những cảnh bị đánh đập, tra tấn, tù tội và để mất hết thì giờ học tập?
Dầu sao, công cuộc tranh đấu của quốc dân, quân nhân cũng như dân chúng, đã đưa lại hai giai đoạn thắng lợi. Tất nhiên, công cuộc cách mệnh sẽ còn tiến triển để đưa quốc dân đến thắng lợi cuối cùng là sự thống nhất lãnh thổ và nền độc lập vinh quang cho đất nước, cho dân tộc.
Khi đó, không phải nêu ra khẩu hiểu "tách chính trị ra khỏi tôn giáo" mà các vị tu hành sẽ tự nhiên, lặng lẽ trở về yên vui với Đạo. Không cần phải nêu ra khẩu hiệu "Tách chính trị ra khỏi học đường" mà thanh niên, sinh viên, học sinh, sẽ tự nhiên, hồn nhiên vui sướng trở về với bạn bè, với đèn sách.
Trên kia nói trong những cuộc vận động gần đây, hầu như vắng mặt các nhà đạo đức, cách mệnh hay chính trị. Không phải nói ngoài những vị tu hành, nước nhà, hiện nay, không có những người tài đức xứng đáng, dù tư cách lãnh đạo công cuộc cách mệnh của dân tộc. Nhưng, sau những mưu mô tiêu diệt cách mệnh quốc của chính bao nhiêu chính quyền nối tiếp mệnh danh là quốc gia (mà thực ra, chì là những chính quyền tay sai của ngoại thế, của đế quốc), sau bao nhiêu năm bị kìm hãm áp bức, những nhà tài đức, ngay khi ấy, đã không có được hoàn cảnh thuận tiện để đứng ra hướng dẫn quốc dân. (Xin nói ngay, đây là một nhận xét khách quan, không phải một ý bênh vực cá nhân hày hoặc cá nhân khác).
Vả, cũng không nên phân biệt những nhà đạo đức, cách mệnh hay chính trị trong khuôn khổ tôn giáo hay ngoài khuôn khổ tu hành. Ngay trong lịch sử nước nhà, về những triều đại Lý, Trần, đã có những bậc tu hành treo những gương sáng trong công cuộc tham gia thế sự. Thì, một Gandhi, một Quảng Đức, ai là kẻ tu hành, ao là người đạo đức?
Đạo Phật, vốn chủ trương "tự giác, giác tha", vốn lấy "lợi tha" "vì lợi ích nhất thiết chúng sanh", làm mục phiêu tu dưỡng, đạo Phật đâu có cấm những nhà tu hành làm những việc ích quốc lợi dân? Miễn là làm những việc ích quốc lợi dân rồi, tâm không trụ vào những chỗ đã làm lợi ích ấy. Cho nên nên làm lợi ích xong rồi, tâm của Bồ tát lại là tâm đạo "Bồ Tát ưng vô sở trụ như sinh kỳ tâm".
                                                
                                     
              
  Bìa bản nhạc “Em Là Vì Sao Sáng”, Tượng và chân dung Học Sinh Phật Tử Quách Thị Trang bị chính quyền Tổng Thống Ngô Đình Diệm hạ sát tại bùng binh Sài Gòn chỉ vì thĩnh cầu xin cho Phật giáo được bình đẳng như Thiên Chúa Giáo tôn giáo của Tổng Thống Ngô Đình Diệm
    [ Vạn Hạnh số 1 (1965), tạp chí nghiên cứu phát huy văn hóa Phật giáo và Dân tộc]

No comments:

Post a Comment