Chuyện Bất Đắc Dĩ Với Liên Thành
Trần Việt
****
Mục Lục:
A- Bạn đọc gởi :
1/So Sánh Liên Thành với Xuân tóc đỏ ………………………..Mỹ Huế
B- Chuyện Bất Đắc Dĩ Với Liên Thành:
Phần I: Sơ lược về Liên Thành và câu chuyện trả thù của
Gia Long với các danh tướng nhà Tây Sơn.
I.- Sơ lược về Liên Thành
2.- Một Ngày Lễ Vu Lan Sầu Thảm
Phần II: Vua Gia Long Miếu hiệu Thế Tổ Cao Hoàng Đế
Tổ phụ 7 đời trước của ông Liên Thành
1-Các đời chúa Nguyễn Phúc truớc vua Gia Long
a/ Loạn luân chị dâu em chồng
b/ Chúa Vũ Vuơng Nguyễn Phúc Khoát
c/ Chúa Định Vương Nguyễn phúc Thuần
d/ Anh em dòng họ các Chúa Nguyễn Phúc
2-Nguyễn Phúc Ánh cầu viện ngoại nhân
a/ Nguyễn phúc Ánh từng là hải tặc
b/ Nguyễn phúc Ánh cầu viện Xiêm La
c/ Nguyễn phúc Ánh cầu viện thực dân Bồ đào Nha
d/ Nguyễn phúc Ánh cầu viện thực dân Pháp
3- Nguyễn phúc Ánh tài năng và đức độ
a/ Luật pháp
b/ Tôn giáo
c/ Giết hại công thần
*1/Nguyễn Văn Thành
*2/ Đặng Trần Thường
4- Vua Gia long và gia thất
a/ Bà Quế phi
b/ Bà Minh phi
c/Bà Lê Thị Ngọc Bình
d/ Ngoài các người vợ kể trên:
5-Trả thù Tây Sơn
a/ Quang Tự, Quang Điện, Nguyễn Văn Trị và con của Nguyễn Nhạc
b/ Quang Toản và con của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ
c/ Nữ tướng Bùi Thị Xuân và con gái
d/ Trần Quang Diệu
e/ Lăng mộ nhà Tây Sơn
g/ Các quan văn khác của Tây Sơn
6-Nhận định của các sử gia về vua Gia Long.
Phần III: Hoạt động truyền đạo Thiên chúa và phản ứng từ nhiều phía.
A/ Lý do cấp thiết tung Giáo sĩ Thiên chúa Giáo truyền bá “Đức Tin”
B/ Thiên Chúa Giáo và những trở ngại tại Việt Nam.
C/ Bách hại Thiên chúa giáo
I/ Lý do nhà Tây Sơn “bách hại” Thiên Chúa Giáo
II/ lý do các vua nhà Nguyễn cấm đạo Thiên Chúa
1/ Các Giáo sĩ toa rập với quân cướp nước
2/ Một số giáo dân Thiên Chúa Giáo VN phục vụ thực dân Pháp
3/ Tạo cơ hội cho các tín đồ Thiên Chúa Giáo về lại với Tổ Quốc
4/ Thái độ tín đồ Thiên Chúa Giáo với quân xâm lược Pháp và công cuộc kháng chiến chống Pháp
a/Tại Phía Nam
b/Tại Phía Bắc
D/ Giáo hội Thiên chúa Giáo Việt Nam dưới thời thực dân Pháp
1/ Mặt thật thực dân Pháp
2/ Quyền lợi thế tục Giáo hội Thiên Chúa Giáo thời thực dân Pháp:
4/ Quan điểm Giáo Hội Thiên Chúa Giáo với phong trào ái quốc VN
5/ Sự phân biệt giữa các giáo sĩ phương Tây và các giáo sĩ thuộc địa
6/ Giáo sĩ Thiên Chúa Giáo tàn bạo và “Đức Vâng lời tuân phục” @ Chút suy nghiệm
1/ Sự cấm truyền đạo Thiên Chúa không phải do Phật giáo
2/ Lý do việc cấm đạo Thiên chúa
a/Tín đồ Thiên Chúa Giáo không đuợc thờ phụng ông bà tổ tiên
b/ Đức “Vâng Lời”
c/ Những sự kiện liên quan trực tiếp về quyền lợi vật chất
3/ Vẫn còn đường trở về Tổ Quốc và lẽ phải
a/ Với Giáo dân Thiên chúa giáo
b/ Với giáo sĩ truyền đạo người Tây ban Nha
4/ Tấm lòng “bác ái“của các Giáo sĩ phương Tây.
5/ Giáo dân Thiên chúa giáo thể hiện hành động phản quốc
a/ Linh mục Trần Lục
b/ Giáo dân Thiên Chúa Giáo
6/ Giáo dân VN nghĩ gì về:
a/ Giáo sĩ Đại diện cho thực dân xâm lược Pháp
b/ Giáo sĩ Thiên chúa giáo VN phục vụ thực dân Pháp xâm lược
Phần IV : Đông cung Thái Tử Nguyễn phúc Cảnh
A/ Sơ lược về Nguyễn phúc Cảnh
I/ Cuộc đời và sự nghiệp
II/ Đông cung Thái tử Nguyễn phúc Cảnh và thê tử
B/Quan điểm chính trị và tôn giáo
1/ Với Thiên chúa Giáo
2/ Với phong tực và tôn miếu
3/ Với thực dân Pháp
4/ Với chính trị
5/ Với Phật giáo
C/ Thân phận Nguyễn phúc Cảnh giữa những mưu đồ
@ Nhận định riêng của người viết
@ Một sự ngẫu nhiên lý thú
1/Ý Kiến của L.M Trần cao Tường về:” Nhgi án Hoàng tử Cảnh và đòn hằn Minh Mạng.
2/ Trích từ Ý kiến của cụ Phan bội Châu
Phần V:Kỳ ngoại hầu Nguyễn phúc Cường Để
A./ Kỳ ngoại hầu Nguyễn phúc Cường Để và những cơ hội lịch sử
I.- Cơ hội bước vào lịch sử
a/ Cơ hội làm vua Kháng chiến
2/ Cơ hội làm vua bù nhìn cho thực dân Pháp
3/ Cơ hội làm vua Cách Mạng
4/ Cơ hội làm Tổng thống
5/ Cơ hội làm vua cho Việt Nam Phục Quốc Hội
6/ Vài sự kiện liên quan đến Kỳ Ngoại Hầu Nguyễn Phúc Cường Để
6/ Vài sự kiện liên quan đến Kỳ Ngoại Hầu Nguyễn Phúc Cường Để
@ Ông Trần Viết Ngạc viết về Hoàng Thân Kỳ Ngoại Hầu Cường Để
@ Nhận xét riêng của người viết
B./ Nguyễn phúc Tráng Cử
C,/ Nguyễn phúc Liên Thành
Phần VI: Nhận định chuyện truy tố cộng sản một phần trong truyện dài Liên Thành
A.- BẠN ĐỌC GỞI:
So sánh Liên Thành với Xuân tóc đỏ.
Mỹ Huế
*
Tặng Liên Thành
Người đứng tên sách Biến Động Miền Trung
Vũ trọng Phụng vẽ nên Xuân tóc đỏ
Vì mồ côi, lăn lóc cõi nhân sinh.
Nhìn cuộc đời qua đau thuơng uất hận,
Đói áo cơm , đói cả nghĩa ân tình.
Thành khá hơn, cũng qua lớp Đệ Tứ
Nhờ vận hên, cũng áo mão xênh xang.
Xuân hơn Thành, Xuân từng là “bác sĩ”.
Từng đóng vai” trí thức” huênh hoang.
Thành với Xuân cùng số may vận đỏ
Thành hơn Xuân tánh vênh váo khinh nguời
Xuân hơn Thành coi thường dân trọc phú
Thành hơn Xuân quy lụy lả lơi cười
Xuân vì nghèo muốn vuợt lên số phận
Biết phận mình, Xuân chỉ biết áo cơm,
Khi lên voi, Xuân mở lòng thân ái,
Những cáo gian, Xuân dứt khoát không làm.
Chức tài chênh, Thành trôi theo mặc cảm
Càng phô trương Thành càng lộ nguyên hình
Muốn bằng bò, Thành nén hơi phình bụng
Bụng vỡ tung, Thành bị giống nòi khinh.
Rồi một mai về bên kia cõi sống
Tổ tiên Thành cho lãnh án lăng trì
Dám dựng chuyện Thành bôi đen tiên tổ
Cháu con Thành gánh chịu tiếng chê khi.
Nhắn với Thành làm người cần chân thật
Để sau nầy không thẹn với non sông,
Tham danh lợi giữa chợ đời phản trắc
Uổng thân danh, uổng cha mẹ sinh thành.
Lời thanh bạch, khuyên Thành nên sám hối
Cho tông đường cho tổ phụ yên mồ
Chú Thích: Thành tức Nguyễn phúc Liên Thành.
Xuân là Xuân tóc đỏ, nhân vật trong tác phẩm “Số Đỏ”
Phần I
Sơ lược về Liên Thành và câu chuyện trả thù của
Gia Long với các danh tướng nhà Tây Sơn.
Tập Biến Động Miền Trung (BĐMT) do Liên Thành đứng tên, đượcTập san Biệt Động Quân xuất bản năm 2008 đã làm tình trạng chia rẽ trong cộng đồng tỵ nạn tại hải ngoại có phần gay gắt giữa người đồng ý và không đồng ý về tập sách nầy. Lý do sâu kín nằm bên trong của hai nhóm người nầy phần lớn do ảnh hưởng hai tôn giáo lớn là Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo. Sự tranh cải ấy lẻ ra không nên có, vì những dị biệt, những bất đồng tuy đã nảy sinh từ lâu, nhưng nhờ thời gian, nhờ tình nghĩa có khi là máu huyết, có khi là bằng hữu, là chiến hữu, là đồng hương ngày mỗi phôi pha; nhất là trong hoàn cảnh quê hương đang đứng trước họa diệt vong, đang bị đảng cộng sản làm món hàng trao đổi để mưu tìm sự tồn sinh và phát triển quyền lực cho đảng Cộng sản, cho tập đoàn phe nhóm và cho chính gia đình và cá nhân của họ.
Trước sự thống hận bởi nhân dân lầm than, trước bờ vực Tổ quốc lâm nguy. Tiếng gọi non sông tha thiết mong tất cả chúng ta hãy dứt bỏ hay ít ra tạm quên những dị biệt, những gì gọi là “không đồng, không cùng” để hơp lực cứu nuớc.
Lực lượng đấu tranh chủ yếu vẫn là tôn giáo và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) chính là một trong những lực lượng chủ yếu ấy nên Cộng sản Việt Nam (CSVN) cần phải ưu tiên tiêu diệt.
Chúng ta cần ghi nhận rằng GHPGVNTN do nhiều Tông phái của Phật Giáo VN họp lại và sinh hoạt trong những ngày tiên khởi là tại hai nơi:
Miền trung là Chùa Từ Đàm Huế
Miền Nam là Chùa Ấn Quang Sài Gòn.
Ngôi chùa Ấn Quang còn là văn phòng của Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo đấu tranh đòi quyền được bình đẳng tôn giáo dưới thời Đệ I Cộng Hòa của cố Tổng Thống Ngô đình Diệm.
Ủy Ban Liên Bộ do Tổng Thống Ngô Đình Diệm thành lập để cùng với Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo tìm giải pháp cho 5 yêu sách hợp lý của toàn thể Phật Giáo đồ mà khởi nguyên là Phật Giáo bị kỳ thị. Điều quan trọng là sự kỳ thị ấy được pháp lý hóa qua đạo dụ số 10.
Sau khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng dưới sự lãnh đạo của Trung Tướng Dương Văn Minh lật đổ, nền Đệ I cộng Hòa đương nhiên cũng bị sụp đổ theo.
Dù nền chính trị VNCH qua nhiều biến cố thay đổi thì chùa Ấn Quang vẫn là trụ sở của GHPGVNTN. Do vậy, khi nói đến GHPGVNTN người ta vẫn quen dùng là Giáo Hội Ấn Quang hoặc Phật Giáo Ấn Quang. Hiện nay Giáo hội Ấn Quang tức GHPGVNTN dưới sự lãnh đạo của Đức Đệ V Tăng Thống Đại lão Hòa Thuợng Thích Quảng Độ và Hòa Thượng Thích Viên Định Viện Trưởng Viện Hóa Đạo vẫn cương quyết chống tập đoàn CSVN.
Trong nuớc, tuy CSVN ra sức đàn áp GHPGVNTN, nhưng kết quả là chỉ làm chậm lại sự phát triển chứ không thể hoàn toàn tiêu diệt nỗi. CSVN không đạt được mục đích không phải vì CSVN hiền lành, hay nhân nhượng dù họ thi triển hết mọi khả năng, mọi thủ đoạn của một tổ chức chính trị thành công vốn nhờ vào gian trá, xảo quyệt và tàn độc mà vì GHPGVNTN đang được toàn thể cộng đồng dân Việt tỵ nạn hải ngoại nhiệt tình hỗ trợ. Thành phần hỗ trợ ấy không phải duy chỉ Phật tử mà tất cả con dân Việt Nam vì GHPGVNTN dưới sự lãnh đạo tối cao của Đức Đệ V Tăng Thống Đại lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ và vị phụ tá là Hòa Thượng Thích Viên Định, đấu tranh đặt trên nền tảng sự tồn vong của Dân tộc trong đó có đạo Phật.
CSVN hiểu rằng lực lượng bên ngoài rất đáng nể vì có thực lực, vì tiếng nói có trọng lượng, nên CSVN chuyển qua phương cách tiêu diệt khác. Phương cách đó là vẫn khống chế GHPGVNTN trong nước, nhưng bề mặt có vẻ nhẹ nhàng hơn, CSVN cần phải ưu tiên dồn hết mọi khả năng có được để loại trừ sức hậu thuẫn của người Việt tỵ nạn cộng sản đối với GHPGVNTN, và qua đó, nhãn quan thế giới sẽ giãm dần sự ủng hộ GHPGVNTN. Giải pháp ấy được thực hiện bằng cách vu khống các vị lãnh đạo GHPGVNTN đã viên tịch là cộng sản. Khi tạo được niềm tin rằng những vị tiền bối GHPGVNTN là cộng sản thì bước lý luận kế tiếp là những vị kế thừa cũng là cộng sản, hay ít ra là cũng bị cộng sản hóa hoặc thân cộng. Chủ trương từng bước dần dà tiêm vào ý thức người Việt tỵ nạn rằng: ”sỡ dĩ GHPGVNTN chống Cộng sản vì danh lợi, vì bất mãn”. CSVN xử dụng và khích động những kẻ giữ chặc mối thành kiến tôn giáo, những kẻ nhờ thời cơ, nhờ may mắn, nên dù bất tài cũng một thời “vênh vang võng lọng”, do đường hoạn lộ quá dễ dàng nên họ ngỡ họ là “thiên tài”, và thế là họ nói thật nhiều, nói rất nhiều, nói bất cố liêm sĩ..Vì nhu cầu nói ấy mà họ cần tạo vây cánh và cứ thế…họ tiến vào tội ác.
Những kẻ nầy, trước hết, họ đồng hành với CSVN, nghĩa là cần phải thế tục hóa GHPGVNTN, phải cột cho bằng được những nhà lãnh đạo GHPGVNTN là những kẻ tham chức quyền, tham sắc dục, biến Phật Giáo không còn là tôn giáo dặt trên cơ sở minh huệ giác ngộ mà thành tôn giáo thần quyền …
Người đãm nhiệm vai trò nầy phải là người không có nhân cách, thích khoe khoang tự mãn và kiêu căng, người có cá tính ấy thường là loại người vô lại và vì vậy trong quá khứ, loại người nầy rất dễ đạt thành danh vọng trong đất nước chậm tiến, đất nước còn trong tình trạng chiến tranh, đất nước mà dư âm phong kiến vẫn chưa chịu cất buớc ra đi. Trên thực tế, những người tự trọng, biết liêm sĩ thường kém may mắn hơn những kẻ “nịnh trên khinh dưới”. Người hội đủ điều kiện tất yếu nầy không ai có khả năng cạnh tranh với Liên Thành. Để tạo điều kiện cho Liên Thành nhập cuộc, những kẻ căm thù Phật giáo mà GHPGVNTN là thực thể của thực tế, đại diện cho toàn thể Phật Giáo, họ sắm cho Liên Thành một vật dụng vừa làm vũ khí để tấn công GHPGVNTN, vừa làm vốn liếng, và cũng là chiếc mặt nạ dùng che chắn, ngụy trang khi bị vạch mặt. Vật dụng đó là tập “Biến Động Miền Trung”(BĐMT). Tập BĐMT nầy nhằm thực hiện sự “Biến Lọan“, tạo hỏa mù theo hướng gió do CSVN và những kẻ đồng hành với CSVN tạo ra trên chiến trường chống cộng. Để thuyết phục người đọc tin vào mình, Liên Thành tạo dựng cái gọi là giá trị huyết thống gia tộc – dù rằng trên thực tế huyết thống gia tộc thường ít tham dự vào nhân cách và tài năng thực sự của cá nhân, bởi thế cổ nhân đã từng dạy rằng “Hổ phụ sinh cẩu tử”.
Vì cần phải nói cho Liên Thành hiểu rằng các vị tiền bối của Liên Thành xét về lịch sử quan thì cũng bình thường, vì rằng Nguyễn Phúc Ánh bôn ba trận mạc chẳng phải vì yêu nước mà vì yêu Ngai Vàng, vì rằng sỡ dĩ ông Gia Long tóm thâu đuợc giang sơn bởi Đại Đế Quang Trung băng hà quá sớm, vì người kế nghiệp còn quá nhỏ, vì sự liên kết giữa ba nhà lãnh đạo tối cao Tây Sơn chưa được hoàn chỉnh, và cũng vì thời đó quan điểm về luân lý của dân chúng bị Khổng Nho chi phối nên họ đã ra tay giúp Nguyễn phúc Ánh. Chứ không phải Nguyễn Phúc Ánh tài giỏi. Điều nầy đã minh thị rõ ràng trong lịch sử. Liên Thành cứ bình tĩnh đọc lịch sử, bình tĩnh nhận định xem ông Thế tổ Cao Hoàng Đế của Liên Thành có phải là bậc quân vuơng chính nhân quân tử không? Hay cũng chỉ là con người bình thường và tầm thường trong cuộc đời dẫy đầy bao đố kỵ. Hay nói rõ ra rằng Nguyễn Phúc Ánh là một con người ti tiện bởi sự trả thù quá hèn hạ và quá tàn độc.
Vì lý do cần cho Liên Thành biết rằng Liên Thành cũng ti tiện, cũng hèn hạ và cũng tàn độc như Nguyễn Phúc Ánh tổ phụ của Liên Thành, nên chúng tôi xin trích một số tài liệu lịch sử để kết luận rằng cái gọi là giá trị huyết tộc (gene) đó đã không giúp chút gì cho Liên Thành “nhờ vả” mà ngược lại, nhờ vào khoa nghiên cứu phả hệ (Genealogy) người ta xác định thêm về những đặc tính di truyền như: tham vọng, hèn mọn, tàn ác, hiếu sát của Gia Long đã trao truyền hết cho Liên Thành. Sự trích dẫn nầy có thể làm cho một số vị (trong đó có thể có những bậc trưởng thượng, bạn bè thân quyến, thân hữu của tôi ) không hài lòng, nhưng xin quý vị vui lòng cho tôi được trích dẫn vì rằng sự trích dẫn nầy chỉ nhằm mục đích giúp cho Liên Thành hiểu mà chấm dứt sử dụng loại ngôn ngữ côn đồ, mất dạy để mạt sát thậm tệ Phật Giáo. Chúng tôi không cần biết Liên Thành đã thi hành chỉ thị của thế lực nào, chúng tôi chỉ biết sự trích dẫn nầy là phản ứng phải có của người bị tấn công với kẻ tấn công chúng tôi là Liên Thành, tên côn đồ ,vô hạnh và bất giáo.
Tập BĐMT đã xác nhận rằng Liên Thành đã là kẻ đồng hành và đang làm lợi cho CSVN, gây thiệt hại nặng nề cho công cuộc chống cộng nói chung và Phật Giáo nói riêng, làm phân hoá sự đoàn kết người Việt trong giai đoạn nầy. Một lần nữa xin xác nhận rằng sự trích dẫn ầy hoàn toàn không có mục đích giãm sự tôn kính với các bậc Tiền Nhân, sự trích dẫn nầy là sự thật, được khởi đi chỉ vì Liên Thành và do Liên Thành khiêu khích trước.
*
* *
Thời gian gần đây, Liên Thành đã cùng với một kẻ có hỗn danh là Chính khí Việt, csqg<phudacuy, Joseph Pham, tieudietcs, Đặng phúc, Tuấn Phan, Hàn Giang Trần lệ Tuyên, Buu Nguyen, Tôn thất Sơn, Mathew Tran, Hà văn Sơn… cùng nhau xướng họa tung hứng, họ dùng những lời lẻ vô cùng thậm tệ, nhơ bẩn, thô tục và vô trách nhiệm để chuởi bới, nhục mạ các vị tiền bối của GHPGVNTN. Chúng tôi sẽ không gởi kèm theo đây âm thanh, hay những dòng chữ chất chứa những nhơ bẩn, ghê tỡm đó; tuy nhiên nếu muốn, quý vị có thể lấy tên Liên Thành làm từ khóa để tìm trên các xa lộ thông tin internet.
Trước hết, chúng tôi xin kính mời quý vị nghe Liên Thành đích thân khoe huyết tộc của Liên Thành như sau:
Trong lá thư không đề ngày gởi cho Đại lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ và Giáo sư Võ Văn Ái, Liên Thành viết (trích nguyên văn):
A-/ Tài liệu A : Thư trả lời chính thức của Liên Thành:
- Nguyên Phó Trưởng Ty Cảnh Sát Đặc Biệt Ty CSQG/Thừa Thiên-Huế 1966-1969
- Chỉ Huy Trưởng BCH/CSQG Thừa Thiên-Huế 1969-1975
Ôn tôi, Đệ I Tăng Thống Thích Tịnh Khiết, và bà nội tôi, Phu Nhân Đức Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, là hai anh em bạn dì ruột. Đức Đệ I Tăng Thống là anh, và Bà Nội tôi là em. Cả hai là con của hai bà Công Chúa chị em ruột, con gái vua Thiệu Trị.
Sau đó Liên Thành ưỡn ngực khoe tiếp:
Liên Thành Một Phật Tử
Cháu nội Kỳ Ngoại Hầu Cường Để
Cháu ngài Đệ Nhất Tăng Thống Thích Tịnh Khiết
Cháu ngài ĐLHT Thích Chơn Trí
Con Hoàng Thân Tráng Cử, một nhà giáo có tiếng về nhân cách và thanh bạch tại Huế
Em ĐLHT Thích Chơn Kim
Email: nguyenphuclienthanh @gmail.com Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó
&
Lá thư rất dài, hàm chứa những điều vô lể, như: “Đọc xong thông tư của Đại Lão Hòa Thượng, tôi thấy bản thông tư này, từ ý tưởng, nội dung, đến cách hành văn, dường như rất quen thuộc của ông Võ văn Ái, khó mà giống của Hoà Thượng. Tuy nhiên, cho dù không phải là do ĐLHT Quảng Độ viết, mà là của GS Võ văn Ái, tôi nhận thấy rằng tôi phải chính thức trả lời ĐLHT và ông Võ văn Ái, vì thông tư đứng tên ĐLHT”.. .
Qua đoạn văn nầy, Liên Thành xem khinh Đại lão HT Quảng Độ vì hoặc dốt quá đến nỗi phải nhờ người khác viết rồi ký tên, hoặc vì lý do nào đó mà HT Quảng Độ phải lệ thuộc và theo lệnh GS Võ văn Ái. Đây chính là giọng điệu của nhóm Về Nguồn, của CSVN, của nhóm dư đảng Cần Lao….Lời lẻ nầy, là của một tên vô lại, chứ không phải của một người có nền giáo dục trung bình, chứ đừng nói đến loại “con giòng cháu giống” như Liên Thành viết đi viết lại nhiều lần trong tập BĐMT.
B-/ Tài Liệu B: Nhưng trong tập san Phụng Hoàng số Xuân Canh Dần 2010 dưới tiêu đề “Trả lời chất vấn trong bài viết về Trịnh công Sơn“ trang 59 Liên Thành viết về chính Liên Thành như sau: “Tôi xuất thân là cháu đích tôn đời thứ 7 của Gia Long Hoàng Đế, dòng Đông Cung Thái Tử Cảnh, cháu nội Kỳ Ngoại Hầu Cường Để. Bà nội tôi là cháu ngoại vua Thiệu Trị, chị của Đệ I Tăng Thống. Thích Tịnh Khiết. Nhân cách và lòng yêu nước của Tiền Nhân tôi không đủ cho tôi “nhờ vả” hay sao…”
Trở lại phần đầu thư trả lời, Liên Thành cho biết:
1/ Phần A thì Bà nội Liên Thành là vợ ông Kỳ ngọai hầu Cường Để và là EM bạn dì ruột của Đức Đệ I Tăng Thống Thích Tịnh Khiết
2/ Phần B thì cũng vẫn là bà nội Liên Thành lại là CHỊ của Đức Đệ I Tăng Thống Thích Tịnh Khiết.
3/ Sự nhầm lẫn của Liên Thành, chứng tỏ phần não bộ của Liên Thành quả quá khiêm tốn vì vị thế gia tộc rất gần mà Liên Thành còn không nhớ, hoặc Liên Thành không biết, hoặc sau khi viết bài xong Liên Thành đã không xem lại. Điều nầy đã xác minh rằng: hoặc Liên Thành không biết thứ bậc trong gia tộc gần của Liên Thành hoặc Liên Thành là người rất xa lạ với chữ “cẩn trọng”. Cẩn Trọng là môt trong những điều kiện quan thiết không thể thiếu của một người đảm nhiệm công tác tình báo. Việc làm của người nào đó thể hiện bản chất, bản tính của người ấy.
Liên Thành cũng chưa hiểu nổi chữ ĐÍCH TÔN. Đích tôn là con trai đầu thuộc giòng trưởng. Ông Tráng Cử, thân sinh ra Liên Thành là em ông Tráng Liệt. Bằng chứng trong phần “lá thư chính thức Liên Thành” ghi là :” Em ĐLHT Thích Chơn Kim” như vậy Đại Lão Hòa Thuợng Thích Chơn Kim là anh Liên Thành. Và HT Chơn Kim không phải là con trai duy nhất của Tráng Liệt. Liên Thành vì mơ chuyện làm vua mà lật đổ ngôi thứ nhau, gây huynh đệ tương tàn như trong lịch sử gia phả nhà họ Nguyễn Phúc của ông có ghi.
Vì ít học, nhưng nhờ dịp may là đảng Đại Việt muốn thao túng chính quyền Thừa Thiên Huế, sau khi đã áp đặ được đảng viên Đại Việt vào các chức Trưởng Ty, Phó Trưởng Ty và đến lúc bấy giờ thì muốn lấy luôn ghế Trưởng Phòng Cảnh Sát Đặc biệt và nhờ vậy mà Liên Thành từ một thiếu úy Bảo an đoàn trú đóng tại quận Nam Hòa, một quận nhỏ miền núi bỗng nhảy tót lên ghế quyền lực. Chúng tôi sẽ trở lại ở phần Nguyễn phúc Tráng Cử.
Tham vọng của kẻ bất tài ít học còn muốn được trọng vọng kể luôn cả được trọng vọng vế ngôi thứ trong dòng tộc. Xin Hãy nghe ông Pguiye64n phúc Liên Sơn con của ông Nguyễn phúc Tráng Thông xác nhận ai là đích tôn:
” nguyenphucson@rocketmail.com hay nguyenqueson@hotmail.com ...
Chân thành cảm ơn các bạn đã quan tâm. Sửa lần cuối bởi nguyenphucson vào ngày Thứ 6 14 Tháng 8, 2009 4:44 am với 1 lần sửa trong tổng số. nguyenphucson
các bạn có nhã ý quan tâm tới cái tên Tráng Thông có thể gặp Trụ trì chùa Tường Vân (thị trấn D'Ran hay con gọi là Đơn Dương, Lâm Đồng) là hòa thượng Thích Chơn Kim , vị này tục gia có tên là Nguyễn Phúc Liên Phú là con trai Trưởng của ông Tráng Đinh , gọi ông Tráng Thông là chú ruột. Đồng thời là đích tôn , trưởng họ nên nắm rõ phả hệ của gia tộc..”
Liên Thành có biết ngượng, biết đỏ mặt, biết xấu hở không vậy?
---------------------------
Trong thư viết ngày 02.05.2010 gởi Liên Thành của ông Nguyên Chánh Lê công Cầu Huynh Trưởng Gia Đình Phật tử Việt Nam có đoạn như sau (trích nguyên văn):
Ông (Liên Thành) muốn giấu chuyện gì đây?
Phải chăng Ông (Liên Thành) đã giấu vai trò của Đại Đức Thích Chơn Kim, thế danh là Nguyễn Phúc Liên Phú, anh của Trưởng Ty Cảnh Sát Liên Thành. Liên Thành đã để Đại Đức Thích Chơn Kim ra ngoài sách “Biến Động Miền Trung”, không hề qui tội phản loạn hay cộng sản cho Đại Đức, trong khi Đại Đức là nhân vật cốt cán của Cuộc Tranh Đấu đưa Bàn Phật Ra Đường năm 1966.
Trong cuộc tranh đấu nầy, Đại Đức Thích Chơn Kim là Đặc Ủy Thanh Niên của Ban Đại Diện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Tỉnh Thừa Thiên, thay thế Đại Đức Thích Chánh Trực được bổ nhiệm ra Quảng Trị lãnh đạo Phong Trào Đấu Tranh.
Với chức vụ Đặc Ủy Thanh Niên, Đại Đức Thích Chơn Kim trực tiếp chỉ đạo 6 ngành Phật Tử trực thuộc Tổng Vụ Thanh Niên gồm có :
- Gia Đình Phật Tử Vụ
- Học Sinh Phật Tử Vụ
- Sinh Viên Phật Tử Vụ
- Hướng Đạo Phật Tử Vụ.
- Thanh Niên Phật Tử Vụ, và
- Thanh Niên Phật Tử Thiện Chí Vụ
Đây là lực lượng chính yếu của cuộc đấu tranh mà Đại Đức Thích Chơn Kim là người trực tiếp điều khiển. Khốn thay người trực tiếp điều khiển ấy lại là anh của Liên Thành.
Cho nên Liên Thành đã giấu nhẹm vai trò của Đại Đức Thích Chơn Kim để dễ bề vu cáo cuộc tranh đấu 1966 là phản loạn, vu cáo các cấp lãnh đạo GHPGVNTN trong cuộc tranh đấu 1966 là Cộng Sản, vu cáo cố Hòa Thượng Thích Đôn Hậu là Cộng Sản đội lốt thầy tu, là thủ phạm của Biến Cố Mậu Thân (hết trích).
Như thế tạm đủ để mời Liên Thành trở lại giá trị đích thực của Liên Thành. Vì Liên Thành đem vua Gia Long, Đông Cung Thái Tử Cảnh, Kỳ ngọai hầu Cường Để và cựu Hoàng Thân Tráng Cử ra khoe, nên chúng tôi sẽ có bài về các vị nầy.
Điều cần lưu ý rằng Liên Thành mất chức Chỉ Huy Trưởng CSQG tỉnh Thừa Thiên, Huế từ năm 1974. Nhưng tại phần tự giới thiệu Liên Thành man khai là đến 1975 (Liên Thành vì không nhớ hay vì gian dối vốn là sở thích và sở trường thuộc về nhân cách của Liên Thành?).
Lần lược, chúng tôi kính mời quý bạn đọc chiêm ngưỡng nhân cách và lòng yêu nước Tiền Nhân của Liên Thành.
Trước hết Chúng tôi kính mời quý bạn, đọc bài viết dưới đây để biết thêm về NHÂN CÁCH và lòng yêu nuớc của Nguyễn Phúc Ánh tức vua Gia Long, miếu hiệu Thế Tổ Cao Hòang Đế mà Liên Thành là cháu đời thứ 7, nhân vật Liên Thành “nhờ vả”. Xin quý bạn đọc xem Liên Thành có giống ông tổ 7 đời trước không. Riêng người trích dẫn thấy Liên Thành được Gia Long truyền cho huyết tộc HIẾU SÁT
***
MỘT NGÀY LỄ VU LAN SẦU THẢM
Tịnh Thủy
Tượng thờ tướng Bùi thị Xuân vàTướng Trần Quang Diệu
Với sự trợ giúp tích cực của người Pháp thông qua giám mục Pigneau de Béhaine tức Bá Đa Lộc, Nguyễn Ánh từ Xiêm La trở về nước chiếm lại Gia Định rồi tiến chiếm Bình Thuận, Diên Khánh, Phú Yên, Quy Nhơn và Phú Xuân. Đến mùa Xuân năm 1802 Nguyễn Ánh chiếm được Thăng Long. Và sau đó trở về Phú Xuân, lập kinh đô mới đặt niên hiệu là Gia Long năm thứ nhất, sai sứ sang nhà Thanh xin phong vương. Việc triều chính đầu tiên của vua Gia Long là trả thù nhà Tây Sơn. Dưới đây là câu chuyện báo thù của vua Gia Long được phỏng theo sử liệu thời Tây Sơn và tài liệu của giáo sĩ De La Bissachère, người có dịp chứng kiến buổi hành hình trong cuốn ký sự " La Relation sur le Tonkin et la Cochinchine" xuất bản năm 1807, mô tả lại cuộc hành hình đẫm máu tại Phú Xuân vào mùa Thu năm 1802.
Vào ngày trăng tròn tháng Bảy năm Nhâm Tuất 1802 tại kinh thành Phú Xuân, mới tờ mờ sáng, sương hãy còn bay lãng đãng trên mặt nước sông Hương thì tiếng súng thần công nổ vang trời báo hiệu cho toàn dân kinh thành biết hôm nay vua mở hội hành hình nhà Tây Sơn: xử tội tướng Trần Quang Diệu, nữ tướng Bùi Thị Xuân, mẹ Trần Quang Diệu và Trần Bích Xuân, con gái của đôi tướng tài. Dân chúng từ Quy Nhơn Bình Định đến Phú Xuân ai nấy đều biết rõ đôi danh tướng Trần Quang Diệu – Bùi Thị Xuân đã bao lần xông pha chiến trường, chiến đấu dũng cảm, vào sinh ra tử từ Nam ra Bắc giúp vua Quang Trung thống nhất sơn hà.
Dọc đường bên dòng sông Hương dẫn đến pháp trường An Hoà, ngoại ô kinh thành Phú Xuân, nhà vua cho bố trí binh lính dày đặc, chung quanh pháp trường dân chúng tập trung đông đảo để được nhìn lần cuối hai vị tướng quả cảm anh hùng đã trở thành niềm kiêu hãnh của toàn dân.
Trời đã sáng, mặt trời lên cao nhưng bị che khuất bởi những vầng mây đen trở nên u ám thê lương. Một bầu không khí nghiêm trang hồi hộp của hàng ngàn người đang chờ đợi chung quanh pháp trường để chứng kiến một cảnh tượng ghê gớm chưa từng xảy ra trước đây trong lịch sử nước nhà.
Từ xa tiếng vó ngựa dồn dập cùng những hồi chiêng trống báo hiệu vua Gia Long và đoàn tuỳ tùng đến! Vua cùng đoàn tuỳ tùng ngồi trên các xe song mã dừng trước khán đài. Ngoài vua, người ta còn thấy các quan ngự sử, thượng thư cùng các phu nhân. Trong số những người nước ngoài đến tham dự có sự hiện diện của giám mục Eyot, giáo sĩ Le Labouse, giáo sĩ De La Bissachère, hai ông Dayot và Vannier thuyền trưởng hai chiến thuyền Pháp và hai viên sĩ quan bộ binh mang quân cấp Đại Tá quân đội viễn chinh Pháp phò tá quân lực của Nguyễn Ánh.
Sau đó đội hành quyết dẫn bốn người ra trình diện vua mà họ gọi là bốn tên tử tội: mẹ Trần Quang Diệu, tướng Trần Quang Diệu, nữ tướng Bùi Thị Xuân và cô con gái 15 tuổi Trần Bích Xuân. Mẹ Trần Quang Diệu, tuy gìa nhưng nét mặt vẫn quắc thước, còn nữ tướng Bùi Thị Xuân, tuy mặc quần áo vải thô bó sát thân người, chân bị còng dây xích bước từng bước ngắn rất khó nhọc nhưng vẫn toát ra một vẻ hiên ngang oai dũng.
Trước giờ hành quyết vua Gia Long hạ lệnh:
- Trần Quang Diệu. Ngươi có điều gì muốn nói trước khi chết không?
Trần Quang Diệu đứng thẳng, nghiêm trang nói:
-Mẹ ta nay tuổi già sức yếu, một đời người chẳng hại ai, nay đã ngoài tám mươi. Xin ngươi hãy tha chết cho mẹ ta.
Vua Gia Long đưa mắt nhìn mẹ Trần Quang Diệu rồi cười nói:
- Hôm nay là ngày Rằm tháng bảy, ngày xá tội vong nhân, Ta mở lượng khoan hồng tha cho mẹ ngươi được sống nhưng nhà ngươi phải chết không toàn thây. Quân đâu, mang tên Trần Quang Diệu ra xử lăng trì.
Mẹ Trần Quang Diệu nghe vậy đứng thẳng người giơ tay chỉ thẳng vào mặt vua Gia Long mắng:
- Thằng tiểu nhân ! Giết gì thì cứ giết việc gì phải phanh thây xẻ thịt. Ta quyết không vì sự sống của thân già này mà để cho các con ta chịu nhục.
Nói xong tự mình dập đầu vào bậc tam cấp tự tử mà chết.
Bùi Thị Xuân đau đớn than rằng:
- Mẹ ơi! Sao mẹ lại hủy hoại thân mình như thế làm chúng con đau lòng!
Ba hồi trống dục nổi lên, ngoài sân đội hành quyết bắt đầu hành hình tướng Trần Quang Diệu. Một tên chém đầu ông lìa khỏi cổ, tên thứ hai chém ngang hông đứt làm hai đoạn rồi chúng tiếp tục lóc da xẻ thịt!
Bùi Thị Xuân tức giận chỉ vào mặt vua Gia Long hét lớn:
- Nguyễn Ánh! Ngươi là kẻ tiểu nhân hèn hạ, đã làm điều dã man tàn bạo, đào mộ Tiên đế ta (tức vua Quang Trung), dù ngươi là kẻ chiến thắng nhưng mai này ai dám bảo ngươi là kẻ anh hùng.
Vua Gia Long cười mỉa hỏi:
- Ngươi thử cho ta biết, ta và Nguyễn Huệ, ai hơn ai?
- Luận về tài, ngươi làm sao so sánh được, một bên là mãnh hổ một bên là cẩu hèn. Tiên đế ta trăm trận trăm thắng từ Nam ra Bắc, đại phá quân Thanh lấy lại cơ đồ chỉ trong năm ngày. Còn ngươi cầu cứu quân ngoại bang cả vạn binh, chỉ một đêm bị quân ta đánh tan rã.
Vua Gia Long giận run người nhưng vẫn làm ra vẻ bình tĩnh hỏi:
- Còn nói về đức thì thế nào?
Bùi Thị Xuân đáp:
- Về đức, ngươi cũng không đáng để so sánh. Tiên đế ta lấy nhân nghĩa đối xử với các tôi nhà ngươi. Còn ngươi dùng tâm của kẻ tiểu nhân hèn hạ đối xử với các nghĩa sĩ. Tiên đế ta đánh đổ hai nhà Trịnh, Nguyễn là đem an lạc và đời sống ấm no cho sơn hà xã tắc. Còn ngươi rước quân ngoại bang về tàn sát lương dân, bắt được các sĩ tướng của Tiên đế ta thì xử tru di tam tộc. Tiên đế ta chết đã mười năm, ngươi còn đào mả lấy xương cốt làm tội.
Bùi Thị Xuân vừa dứt lời, các tướng hầu cạnh vua đều rút gươm khỏi vỏ. Vua Gia Long ngăn lại bảo:
- Đừng giết ngay, ta muốn xem gan nó lớn cỡ nào. Quân đâu! đem con gái Bùi Thị Xuân ra cho voi giày trước mặt nó.
Bỗng một người con gái tuổi thanh xuân từ cánh trái khán đài tiến đến cạnh vua nói lớn:
- Xin Hoàng huynh hãy tha tội chết cho con gái Bùi Thị Xuân, nó còn trẻ dại đâu có tội tình gì?
Mọi người giật mình quay qua nhìn, thì ra là Quận Chúa Ngọc Du. Vua Gia Long lấy làm ngạc nhiên hỏi Ngọc Du:
- Trong trận đánh thành Bình Định, Trần Quang Diệu đã giết chết Võ Tánh chồng của em, sao em còn xin tha cho con gái của nó?
Ngọc Du trả lời:
- Thưa Hoàng Huynh. Ngày trước trong trận đánh thành Qui Nhơn, chồng em không giữ nổi thành nên đã tự vẫn và Bùi Thị Xuân đã tha mạng cho mẹ con em nên em mới còn sống đến ngày nay. Xin Hoàng huynh nghĩ tình ấy mà tha tội cho con gái Bà.
Vua Gia Long lắc đầu, đoạn quay sang bọn quân sĩ quát lớn:
- Nhổ cỏ phải nhổ tận gốc. Quân đâu, hãy mang con gái Bùi Thị Xuân ra hành hình!
Thế là một hồi trống dục lại nổi lên. Đội hành quyết áp tải người con gái tên Trần Bích Xuân ra sân lột hết y phục một cách dã man tàn bạo. Một võ sĩ khác dẫn một con voi to lớn bước chậm rãi đến gần nàng. Khuôn mặt nàng biến sắc, Bích Xuân hoảng sợ nhìn về phía mẹ kêu thất thanh:
- Mẹ ơi cứu con với!
Bùi thị Xuân nghiêm nét mặt hét lớn:
- Con nhà tướng phải chết anh dũng! Hãy hiên ngang chết cùng cha mẹ còn hơn là sống với đám tiểu nhân bán nước!
(Tranh vẽ Nữ tướng Bùi Thị Xuân oanh liệt trước sự trả thù hèn hạ và tàn ác của Nguyễn Ánh)
Bùi thị Xuân vừa dứt lời, voi đã dùng vòi quấn lấy con gái Bà tung lên không trung. Khi nàng rơi xuống cùng với tiếng hét hãi hùng, voi đưa cặp ngà ra hứng, ngà voi nhọn xuyên qua người, Bích Xuân quằn quại trên miệng voi mà chết. Voi quăng xác nàng xuống đất rồi dùng chân phải giày đạp lên. Xót thương thay người con gái trẻ chết nát tan thân thể. Mọi người mục kích đều rùng mình rơi nước mắt!
Nữ tướng Bùi Thị Xuân lặng người đớn đau. Bà kéo lê đôi chân đã bị xiềng đến gần con voi vừa giày đạp con gái mình. Khí sắc của bà vẫn hồng hào, hiên ngang như khi lâm trận. Tên điều khiển voi thúc voi quấn lấy bà. Voi vừa vươn vòi, bà trợn mắt hét lên một tiếng như sấm nổ, voi thất kinh co vòi thụt lui. Tên nài voi lại thúc voi, voi bước tới thấy bà lại thối lui. Tên nài không biết tính sao, lấy gậy đập vào đầu voi, voi thét lên một tiếng hất tên nài xuống đất rồi cắm đầu chạy ra khỏi pháp trường. Đội quân hành quyết lại đưa voi khác vào thay, nhưng con nào cũng thế, khi đến gần nghe nữ tướng hét lên đều co vòi quay đầu bỏ chạy. Thì ra chúng đã bị khuất phục khi nhận ra Bà đã cùng chúng bao phen vào sinh ra tử.
Ba hồi trống dục dứt tiếng. Cả pháp trường im phăng phắc đến nghẹt thở. Nguyễn Ánh muốn báo thù nên cho voi dẫm nát thân thể Bà, nhưng đã thất bại, tức giận quát lớn:
- Nếu voi không giết nổi người đàn bà này thì cho ngũ mã phanh thây [2]. Nhất định phải cho nó chết không toàn thây!
Ba hồi trống dục lại vang lên. Năm tên nài ngựa trong đội hành quyết dẫn năm con ngựa khỏe ra pháp trường, chúng dùng dây buộc mỗi con vào đầu, vào tay, vào chân nữ tướng xếp thành hình ngôi sao. Nữ tướng vẫn bình tĩnh, nét mặt không thay đổi và không tỏ chút sợ hãi nào. Tiếng trống tiềp tục dồn dập trong bầu không khí thê lương. Tên đội trưởng ra dấu hiệu cho năm tên nài cùng quất roi cho ngựa chạy về năm hướng làm thân xác Bà bị xé nhiều mảnh, máu me lai láng trông rất kinh hãi. Ai nấy đều xúc động, mặt đầm đìa nước mắt.
Thương thay cho nữ tướng tài ba, dũng cảm! một đời hy sinh cho sơn hà xã tắc, đã phải chết không toàn thây. Riêng Gia Long Nguyễn Ánh tỏ vẻ hân hoan sau khi đã tận diệt toàn gia đình tướng Trần Quang Diệu. Nguyễn Ánh đâu có biết cái chết hiên ngang của Bà đã trở thành một hình ảnh vô cùng oai hùng ở pháp trường, nó đã in sâu vào tâm khảm người dân từ Bình Định đến Phú Xuân. Họ vô cùng cảm kích trước trước sự anh dũng của nữ tướng khi chứng kiến những giây phút cuối cùng đầy khí phách, kiên cường của Bà và hình ảnh bất diệt này vẫn còn vang vọng đến ngày nay.
Xa xa có tiếng chuông chùa ngân vang vọng lại. Hôm nay các chùa đang thiết lễ Vu Lan, ngày báo hiếu cùng là ngày xá tội vong nhân. Chư Tăng Ni đang cầu nguyện cho các chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn chiến tranh được vãng sinh về miền lạc cảnh, cho chúng sinh khắp mọi miền sớm được giải thoát khỏi cảnh khổ ải trầm luân, người người sống an vui hạnh phúc, không hận thù chia rẽ.
Tịnh Thủy
Mùa Vu Lan 2010
Chú thích:
[1] Bùi Thị Xuân, người ở thôn Xuân Hòa, phía Nam sông Côn, thuộc tổng Phú Phong, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn (nay thuộc thôn Phú Xuân, xã Bình Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Có thể nói, trong giai đoạn lịch sử lúc bấy giờ Đô đốc Bùi Thị Xuân, một nữ tướng văn võ toàn tài, vợ danh tướng Trần Quang Diệu, quê làng Xuân Hòa, huyện Bình Khê (nay là Phú Xuân, thị trấn Phú Phong huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Bà là vị anh thư đã cùng chồng hết lòng hết sức giúp nghĩa quân Tây Sơn lập nên một triều đại Tây Sơn. Năm 1778, Bùi Thị Xuân được Nhà Tây Sơn phong làm Đô đốc. Bà cùng chồng phò tá Nguyễn Huệ tiến ra Bắc đánh đổ Lê - Trịnh, đặt cơ sở vững chắc cho sự nghiệp thống nhất đất nước sau này. Đội tượng binh do bà huấn luyện đã góp phần quan trọng vào chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa lịch sử xuân Kỷ Dậu 1789.
[2] Có sách nói Bà bị xử hình điểm thiên đăng (dùng vải nhúng sáp nóng đem quấn chung quanh cơ thể, rồi cột vào trụ sắt xong châm lửa đốt)
[3] Tùng xẻo (còn gọi là lăng trì hay xử bá đao) (tiếng Hoa giản thể: 凌迟, tiếng Hoa phồn thể: 凌遲, bính âm: língchí) là một trong những hình phạt tàn khốc và dã man được dùng rộng rãi ở Trung Quốc thời cổ xưa từ năm 900 cho đến khi chính thức bãi bỏ vào năm 1905. Từ ngữ trong tiếng Hán "lăng trì" có nghĩa lấn lên một cách chậm chạp. Đây cũng là hình thức ghê rợn vào bậc nhất trong các án tử hình, phạm nhân sẽ vô cùng đau đớn vì không được chết nhanh chóng, có trường hợp xẻo tróc nửa phần thịt trên cơ thể mà phạm nhân vẫn còn giãy dụa gào thét. Mức độ tàn bạo của nó thì không có gì có thể sánh nổi; ngoài việc xẻo từng miếng thịt trên người tử tội, đao phủ còn có nhiệm vụ là giữ cho tử tội không được chết một cách nhanh chóng, tức là sau bao nhiêu nhát xẻo thì nạn nhân mới được chết. (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vua Gia Long Miếu hiệu Thế Tổ Cao Hoàng Đế
Tổ phụ 7 đời trước của ông Liên Thành
(Phác họa chân dung Nguyễn Ánh tức vua Gia Long)
Khi tập BĐMT vừa mới xuất hiện, nhiều người ủng hộ vì họ ngỡ rằng đó là tài liệu lịch sử của một cựu hoàng thân, một cựu viên chức có một thời đảm nhận trách vụ khá quan trọng trong ngành an ninh tình báo CSQG và cũng là người trong cuộc. Người mua hoặc tham dự buổi ra mắt sách ngoài một số ít vì tò mò hoặc vì lý do riêng lẻ nào đó, phần còn lại hoan hỷ ủng hộ, đa phần là những người có nhiệt tình yêu nước căm hận CSVN. Nhưng sau thời gian, càng lúc tình trạng chia rẽ càng nhiều, càng lớn rộng.
Người binh tập BĐMT phần đông là nhóm hoặc có ảnh hưởng đến Cần Lao, không lọai trừ có một số tín đồ Thiên Chúa Giáo vốn từ lâu hận thù Phật Giáo (những người nầy bị ảnh hưởng của bài “phép giảng tám ngày” của Cố đạo Alexandre de Rhodes (còn được gọi là Giáo sĩ Đắc Lộ) hay vì ganh ghét Phật giáo hay vì ..v..v.. (xin mạng phép trích lại những suy nghĩ về Phật giáo của 6 nhân vật có liên quan đến Thiên Chúa Giáo và lực luợng thực dân Pháp xâm lăng VN):
1 - Cố đạo Alexandre de Rhodes: "Vậy thì ta làm cho Thích Ca, là thằng hay dối người ta, ngã xuống, thì mọi truyện dối trong đạo bụt bởi Thích Ca mà ra, có ngã với thì đã tỏ." (Sách "Phép giảng Tám ngày", Ngày thứ Bốn: Những đạo vạy - Roma, 1651)
2 - Giáo hoàng John Paul II: "Phật giáo đại thể là một hệ thống vô thần" (Buddhism is in large measure an "atheistic" system).- Crossing the Threshold of Hope, 1994
3 - Giáo hoàng Benedict XVI (khi còn là Hồng y Ratzinger): "Phật giáo là một loại tâm linh tự dâm" (Buddhism was an autoerotic spirituality), Feb. 1999 - "Phật giáo sẽ thay thế chủ nghĩa Mácxít như là kẻ thù lớn nhất của Giáo hội kể từ năm 2000" (Buddhism would replace Marxism as the church's biggest foe by 2000), March 1997
Alexandre de Rhodes Giáo hoàng John Paul II Giáo hoàng Benedict XVI
4 - Phúc trình của Đô đốc Pháp Page: "Không có giáo dân Việt Nam thì nước Pháp như con cua không có càng" .(Sau khi Cha Trần Lục dẫn 5000 giáo dân Việt Nam giúp quân thực dân Pháp đánh chiếm chiến lũy Ba Đình của anh hùng Đinh Công Tráng) (Đạo Thiên Chúa và Chủ nghĩa Thực dân tại Việt Nam, của Cao Huy Thuần)
5 - Linh mục Hoàng Quỳnh: "Thà mất Nước, không thà mất Chúa", Nhật báo Hòa Bình, Sài Gòn 1964 (Nguồn: http://virtualarchivist.wordpress.com/ )
(LMHoàng Quỳnh) (LM Hoàng Quỳnh và đệp viện CS Vũ ngọc Nhạ tại Củ Chi)
6 - Trí thức Thiên Chuá giáo chống Cộng, chống chia rẻ dân tộc, Chu Tất Tiến: "Phật giáo Việt Nam giết hại hơn 100 nghìn người cùng máu đỏ da vàng chỉ vì họ theo đạo Ca Tô" ("Đòn khiêu khích tôn giáo của bọn tay sai Cộng sản", California, 12/2010)
(Chu Tất Tiến)
(Trích từ bài Bình An Dưới Thế của Bà Đào Nuơng trong mục Phiếm Dị trang 1 phần Thời sự diễn dàn Nhật Báo SAIGON nhỏ số 604 ngày Thứ Tư 22.12.2010).
Cũng có một số vị chịu ơn nghĩa với cố Tổng Thống Ngô đình Diệm, họ đặt sự thật, sự công chính phía sau và phía dưới quyền lợi và ơn nghĩa cần phải trả của riêng họ.
Người chống tập BĐMT thì hoặc không phải dân Huế, hoặc không phải trong ngành CSQG, tuy biết rằng Liên Thành dựng chuyện để nói những điều gian ngoa pha trộn một vài hình ảnh có thật (một nữa sự thật là sự gian trá!); một số vị khác vì hoặc sống xa Huế, hoặc vì ngại sợ ông Liên Thành chơi ngón đòn bẩn thỉu như: bịa đặt, vu khống mà họ không muốn lên tiếng (ngay chính người viết khi tiếp xúc chuyện trò thì những vị ấy kể cho biết khá nhiều những chi tiết về Liên Thành nhưng họ yêu cầu đừng nêu danh tánh vì Liên Thành thuộc loại tiểu nhân ám hại (họ gọi Liên Thành bằng “thằng”. Đến khi ông Bảo quôc Kiếm phổ biến một chuỗi các bài “Liên Thành Và Mắm Tôm” được phân thành nhiều đoãn kỳ trên mạng lưới điện toán và sau đó gom lại, in thành sách với nhan đề “Huế Ơi! Oan Nghiệt” thì Liên Thành hung hăng cùng với nhóm có tên “diễn đàn nói thẳng, nói thật” của Chính khí Việt, rồi cùng với vài kẻ có hỗn danh như: Đặng Phúc, Hàn giang Trần lệ Tuyên, Mathew Trần, Tôn thất Sơn, Kim Âu, Tuấn Phan, csqg<phudacuy, tieudietcs, buu nguyen, Joseph Phạm…họ xuất hiện có tính cách cá nhân hoặc thành viên của các nhóm có tên: Người Việt Lưu vong, Đã đảo Cộng Sản, Hồn Việt UK, chinhnghia@aol.com liên lập thành chỗ dựa cho Liên Thành thi thố “thiên tài chuởi mướn”. Liên Thành tự biết mình là người nhờ thời cơ may mắn mà nhảy phóc lên bàn độc, hơn ai hết Liên thành hiểu về giá trị đích thật của chính mình. Tuy biết giá trị thực sự về mình, nhưng bản tánh kiêu căng phách lối, Liên Thành lại thích phách tấu, nên Liên thành phải đem thân xin làm loài tầm gửi, chịu lép mình dưới trướng những tên vô lại nầy. Dần dà, Liên Thành nhận biết giá trị của nhóm nầy, thế là Liên Thành lại quay tìm, nhờ vả thêm cây dù tổ phụ.
Trong bài trước, chúng ta đã thấy được hành động trả thù vô cùng bĩ ổi và tàn bạo, dã man hơn cả cầm thú. Bài viết cho chúng ta cái nhìn về ông tổ 7 đời trước của Liên Thành. Bây giờ, chúng tôi kính mời bạn đọc bước lần theo gia phả những đời xa xưa trước nữa của Liên Thành thử xem Liên Thành có dính chút gì về huyết hệ nằm sâu trong cái gọi là di truyền không.
Trước hết, chúng ta đọc lại các đoạn sử nói về các vị tiên Chúa của vua Gia Long tức Nguyễn PhúcÁnh.
1-/Các đời chúa “Nguyễn Phúc…” truớc vua Gia Long:
a/ Loạn luân giữa chị dâu và em chồng:
Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên mất, truyền ngôi cho Nguyễn Phúc Lan, tức Chúa Thượng. Con thứ ba của chúa Sãi là Nguyễn Phúc Anh (còn có tên là Ký) bất mãn, liên kết với Chúa Trịnh quyết chiếm ngôi Chúa. Thất trận, Nguyễn Phúc Anh và chú là Trường Quận Công Nguyễn Phúc Khê cùng gia nhân thuộc hạ đều bị trụ lục trừ Tống thị (không rõ tên) là vợ của Nguyễn Phúc Anh nhan sắc thuộc loại diễm kiều bá mỵ đã làm cho Chúa Thuợng Nguyễn Phúc Lan đắm say mơ tưởng. Với nhan sắc, Tống thị đã biến gã si tình Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan trở thành tên bạo chúa, tên nô lệ cho sắc dục. Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan làm tất cả theo yêu cầu của Tống thị và chỉ ước mong được Tống thị tức chị dâu, tức vợ của Nguyễn Phúc Anh cho thỏa mãn ái ân xác thịt. Về sau khi bị thất sủng, Tống thị lại được võ tướng Nguyễn Phúc Trung, cũng anh em với Nguyễn Phúc Anh và nguyễn phúc Lan si tình, mơ tưởng thèm khát nhan sắc nên nghe lời Tống thị làm phản, nhưng bị chúa Hiền là Nguyễn phúc Tần đánh bại và cả hai đều bị xử tội chết. (Theo Sách Đại Nam Thực lục tiền biên chép và Những “Gái hư nổi tiếng trong sử Việt “của Vĩnh Khang,- Đất Việt ngày 26.1.2012).
b-/ Chúa Vũ Vuơng Nguyễn Phúc Khóat:
Trương phúc Loan đã dùng nhiều cách dẫn dụ chúa Nguyễn vào con đường tửu sắc, bỏ bê việc nước hòng âm mưu chiếm đoạt quyền lực sau này. Loan tạo điều kiện để Vũ Vương gian dâm với người em chú bác ruột là công nữ Nguyễn Phúc Ngọc Cầu (con của Dận quốc công Nguyễn Phúc Điền em ruột của Chúa Ninh Vương Nguyễn Phúc Chu (Thụ), cha của Vũ Vương) sinh được một người con trai là Nguyễn Phúc Thuần.
c/ Chúa Định Vương Nguyễn phúc Thuần:
Vũ Vương Nguyễn phúc Khoát lập Nguyễn phúc Chương làm thế tử, nhưng Chương chết sớm, nên lập Nguyễn phúc Luân thay. Bổ nhiệm Nội Hữu Cai Cơ Thái Phó Trương văn Hai và Thị Giảng Lê Cao Kỳ làm Phụ Giáo. Vũ Vương chết, Trương phúc Loan và Ngọc Cầu âm mưu giết chết hai Phụ Giáo và Nguyễn phúc Luân (cha Nguyễn phúc Ánh), làm chiếu chỉ giả tôn đứa con loạn luân là công tử thứ 16 Nguyễn phúc Thuần mới 12 tuổi đang được nuôi kín ở hậu cung lên ngôi Chúa xưng hiệu là Định Vương.
d/ Anh em dòng họ các Chúa Nguyễn Phúc:
*/-Các quan chức quan trọng trong triều có Chưởng thủy cơ Nguyễn Phúc Viêm là Nội hữu Chưởng dinh quản lý Bộ Lại và Bộ Binh; Tả phủ Chưởng phủ sự Dinh Quảng Nam Nguyễn Phúc Nghiễm; cả hai đều là con của Dận quốc công Nguyễn Phúc Điền (anh em ruột của bà Ngọc Cầu, mẹ Chúa Định Vương) và đều là những tay đam mê tửu sắc, không để ý gì đến chính sự. Sưu cao, thuế nặng cộng thêm trong bốn năm năm liền thiên tai động đất, núi lỡ đã biến xứ Đàng trong từ vùng trù phú thành nơi đói kém, lầm than, lòng dân oán hận.
*/-Nguyễn Phúc Dương được lên ngôi chúa sau khi Lý Tài ép Nguyễn Phúc Thuần nhường ngôi cho con của anh mình. Lúc ấy chúa Nguyễn chia làm 2 phe: Một bên là Nguyễn Phúc Thuần và Nguyễn Phúc Ánh (Gia Long) và một bên là Nguyễn Phúc Dương và Lý Tài. Năm 1777 cả phe đều bị nhà Tây Sơn tiêu diệt, riêng Nguyễn Phúc Ánh được chạy thoát thân.
Như vậy từ mấy đời Chúa trước của ông Nguyễn phúc Ánh cũng là loại người thương luân bại lý, loại người khát thèm ái dục và danh vọng quyền chức. Vì nhan sắc đàn bà, vì quyền lực mà tổ tiên của Liên Thành sẵn sàng tru diệt nhau. Tổ tiên Liên Thành, cũng thuộc loại ưa xài giấy tờ giả mạo và tham nhũng. Không biết trường hợp nầy, nếu có quyền thì Liên Thành có “pháp bất vị thân” không ?. Đời tổ phụ Liên Thành xài đồ giả để lên ngôi Chúa, đời sau thì có Liên Thành xài khống chỉ để bắt người, và cũng như các tổ phụ của Liên Thành, Liên Thành cũng đã rất nhiều lần ỷ vào súng đạn quyền lực ngang nhiên bắt người, thậm chí giết một loạt 8 mạng người mà không cần tòa án; Liên Thành còn tra tấn người dã man đến chết. Theo chỗ hiểu biết sơ khởi của chúng tôi thì Liên Thành giết chết ít nhất 9 sinh mạng, trong đó có một mạng người bị tra tấn dã man đến chết đó là Giáo sư Ngô Kha. Liên Thành viện lý lẻ gì để biện minh cho tội ác giết người.? Căn cứ vào đâu mà Liên Thành bất chấp luật pháp Quốc Gia, giết chết chín mạng người?. Hỡi những vong hồn oan khuất hãy về đòi Liên Thành phải trả lời trước công lý, và yêu cầu công lý buộc Liên Thành phải đền mạng!
Những tổ phụ của Liên Thành cũng loại tham nhũng hạng nặng, có lẻ vì noi gương các tổ phụ mình mà Tôn thất Lễ dù chỉ là Cảnh sát Viên Phù Động Đồng Hóa Công Nhật C1/1 được Liên Thành cho giữ chức Trưởng Ban Nội dịch béo bở, trong khi đó thì nhiều Sĩ Quan bị Liên Thành cho ngồi chơi xơi nước!
2/ Nguyễn Phúc Ánh cầu viện ngoại nhân:
a/ Nguyễn phúc Ánh từng là hải tặc :Nguyễn Ánh thu nạp được một số hải tặc Xiêm La, rồi tổ chức các đợt cướp vùng Hà Tiên để kiếm khí giới và lương thực, hoạt động hải tặc này khiến cho nơi trú ẩn của Nguyễn Ánh bị lộ.
Chúng tôi không rõ trước thời gian nầy, người VN có ai đã là hải tặc chưa ? – nếu chưa thì nên phong cho Nguyễn phúc Ánh thêm chức:Thánh Tổ Hải Tặc”. Liên Thành sướng nhé, nội tổ 7 đời của Liên Thành có quá nhiều “chức vị”. Liên Thành là hậu duệ của thánh tổ hải tặc chuyên nghề cướp biển Nguyễn Ánh! Chúc mừng cho Liên Thành!.
(Nguyễn phúc Ánh cầu viện Thái Lan) (Vũ khí quân Xiêm bỏ lại sau trận Rạch Gầm Xoài Mút)
b/ Nguyễn phúc Ánh cầu viện Xiêm La:.Nguyễn Ánh, trước đó nhận được thư của Châu Văn Tiếp, tới Long Xuyên hội kiến tướng Xiêm rồi cùng 30 viên quan và mấy chục tướng sĩ theo sang Xiêm La hội kiến vua Xiêm tại Vọng Các (Bangkok) vào tháng 3 năm 1784 mà không màng việc thân tướng là Nguyễn Văn Thành hết sức can ngăn việc cầu ngoại viện này. Đánh giá hành động cầu viện quân đội nước ngoài vì lợi ích gia tộc của Nguyễn Phúc Ánh, sử gia Nguyễn Lương Bích và Phạm Ngọc Phụng viết: Trước đây gọi là "rước voi về giày mả tổ" và "cõng rắn cắn gà nhà". Tuy nhiên, ngày nay các nhà sử học Việt Nam đã có cách nhìn khác về việc nhờ cậy Xiêm của Nguyễn Ánh, đơn cử như ý kiến của sử gia Phan Huy Lê như sau: "Trước đây có quan điểm cực đoan gọi đây là hành động "cõng rắn cắn gà nhà", là "bán nước". Đúng là không thể biện hộ cho hành động "không sáng" này, cũng có thể coi là một tì vết trong sự nghiệp của Nguyễn Ánh, nhưng phải nhìn nhận công bằng. Trong những cuộc đấu tranh bên trong quyết liệt, việc nhờ đến ngoại viện là chuyện thường xảy ra trong lịch sử. Nhưng điều quan trọng nhất là người cầu ngoại viện phải giữ được độc lập chủ quyền của dân tộc, đưa lại lợi ích cho đất nước, còn nếu cầu ngoại viện mà bất lực để mất nước thì có tội lớn." (Theo ý kiến riêng:Chỉ có Nguyễn Ánh cầu ngoại viện, còn Tây Sơn thì không. Đây là lời ngụy biện của đảng CSVN vì CSVN đã dựa vào thế lực cứu viện của Liên sô, Tàu cộng và các nước Đông Âu cộng sản để xâm lăng và cưỡng chiếm VNCH).
Năm 1799, Nguyễn Ánh cử sứ yêu cầu vua Xiêm La cho một đạo quân Chân Lạp và Vạn Tượng đi đến sát biên giới Nghệ An để nghi binh và vua Xiêm đồng ý làm theo
c/ Nguyễn phúc Ánh cầu viện thực dân Bồ đào Nha : Khoảng năm 1787, thực dân Bồ Đào Nha từ Macao sang Xiêm gặp và đặt vấn đề giúp Nguyễn Ánh, Nguyễn Ánh cũng sai sứ đi, nhưng việc không thành vì những đòi hỏi của Bồ Đào Nha cũng như sợ phật lòng vua Xiêm.
d/ Nguyễn phúc Ánh cầu viện thực dân Pháp: Ngày 28 tháng 11 năm 1787, tại cung điện Versailles, Bá Đa Lộc với tư cách là đại diện của Nguyễn Ánh đã ký với Thượng thư Bộ Ngoại giao Pháp là Armand Marc, một bản hiệp ước "Tương trợ tấn công và phòng thủ" (thường gọi là Hiệp ước Versailles). Hiệp ước này gồm có 10 khoản, nội dung chính là vua Pháp cam kết cung cấp cho Nguyễn Ánh 4 chiếc tàu chiến loại frégaté cùng 1.200 bộ binh 200 pháo binh và 250 lính Cafres (lính da đen châu Phi) và các phương tiện trang bị vũ khí tương ứng; ngược lại Nguyễn Ánh chấp thuận nhường cửa biển Đà Nẵng và quần đảo Côn Lôn cho Pháp, cho phép người Pháp được quyền tự do buôn bán và kiểm soát thương mại của người nước ngoài ở Việt Nam, mỗi năm sẽ đóng trả cho Pháp một chiếc tàu giống với loại tàu Pháp viện trợ đồng thời cung cấp lương thực và quân nhu thiết yếu cho Pháp khi Pháp có chiến tranh với một nước khác ở
khu vực Viễn Đông
(Chữ ký của Armand Marc, comte de Montmorin, Bộ trưởng bộ Ngoại giao và Hải quân Pháp,
trong Hiệp ước Versailles 1787. Chữ ký còn lại Evèque d'Avran, hay Pigneau de Béhaine)
Về mặt hình thức vua Gia Long là người có những quan hệ tốt với nước Pháp, đối xử với họ như những ân nhân. Chính những biểu hiện đó khiến người ta thường đánh giá Gia Long trong bản chất Nguyễn Ánh, phê phán Gia Long về những hành động khi ông đang còn là Nguyễn Ánh. Do vậy, hình ảnh Gia Long trở nên không tốt đẹp vì sự tồi tệ mà Nguyễn Ánh đã tạo ra trong lịch sử dân tộc
3/ Nguyễn phúc Ánh tài năng và đức độ:
a/ Luật pháp: Gia Long cho soạn bộ luật mới có tên gọi là Hoàng Việt luật lệ (còn được gọi là "luật Gia Long"), do Tổng trấn Bắc thành Nguyễn Văn Thành chủ biên gồm 22 quyển và 398 điều, bộ luật này gần như lấy nguyên mẫu luật nhà Thanh cho nên nhìn tổng thể khá khắc nghiệt, không được tiến bộ như bộ luật Hồng Đức của nhà Lê. Ở Bắc Hà, Gia Long cho thi hành một chính sách hai mặt với nhà Lê:
- Một mặt tỏ vẻ tôn trọng nhà Lê
- Một mặt tìm cách làm giảm tình cảm của dân chúng đối với công lao nhà Lê:
Cho giữ gìn lăng tẩm, đền miếu các vua Lê, sửa chữa lại Lam Kinh, xây đền Lê Bố Vệ, tổ chức lễ thờ tế vua Lê ở cấp quốc gia hằng năm cũng như "Phong Bách Thần Trong Nước cho triều Lê”. Đồng thời với chính sách trên là chính sách làm giảm ảnh hưởng của triều Lê: Cho phá hoàng thành Thăng Long nhà Lê xây và thay thế bằng hoàng thành nhỏ hơn rất nhiều, thay chữ Long (龍) mang nghĩa là rồng trong Thăng Long(升龍) thành Long (隆) mang nghĩa là thịnh vượng; và hủy sáu trường thi hương Bắc Hà
b/ Tôn giáo,: Triều vua Gia Long có chính sách chuộng về Nho giáo, nên chính sách về tôn giáo của Gia Long là ngược hẳn so với chính sách tôn giáo của nhà Tây Sơn. Các chỉ dụ của ông quy định nhiều chính sách có tính ngược đãi đối với những người theo Phật giáo và Lão giáo Đối với Cơ Đốc giáo, các giáo sĩ không bị cấm đoán và tự do đi truyền đạo khắp nơi vì mối quan hệ của ông với người Pháp
Như vậy:
- Liên Thành ám hại Phật giáo chẳng qua là tiếp tục truyền thống đã có từ thời ông Gia Long.
- Chính sách hai mặt lá trái lá phải của vua Gia Long thì Liên Thành sử dụng lại nhưng với phương thế mới hơn, “hiện đại” tinh vi hơn.
c/ Giết hại công thần: Khi ở ngôi hoàng đế, Gia Long đã giết hại hai công thần lập quốc là Nguyễn Văn Thành và Đặng Trần Thường.
*1/Nguyễn Văn Thành: là người theo Nguyễn Ánh từ ngày đầu ông khởi binh chống Tây Sơn ở Quy Nhơn lập được nhiều công to đứng đầu công thần. Sau chiến tranh, Thành là người ổn định trấn Bắc Hà, sau lại về kinh làm Trung quân, tổng tài làm sách luật và quốc sử.
Mọi việc bắt đầu từ con trai Thành là Cử nhân Nguyễn Văn Thuyên làm một bài thơ mời hai người ở Thanh Hóa là Nguyễn Văn Khuê và Nguyễn Đức Nhuận qua tay một người chuyển tên là Nguyễn Trương Hiệu. Bài thơ đại khái như sau:
Phiên âm Hán Việt Dịch nôm
Văn đạo Ái Châu đa tuấn kiệt,
Hư hoài trắc tịch dục cầu ty.
Vô tâm cửu bảo Kinh Sơn phác,
Thiện tướng phương tri ký Bắc kỳ.
U cốc hữu hương thiên lý viễn,
Cao cương minh phượng cửu thiên tri.
Thử hồi nhược đắc sơn trung tể,
Tà ngã kinh luân chuyển hoá ky.
Dịch
Ái Châu nghe nói lắm người hay,
Ao ước cầu hiền đã bấy nay.
Ngọc phác Kinh Sơn tài sẵn đó,
Ngựa kỳ Ký Bắc biết lâu thay.
Mùi hương hang tối xa nghìn dặm,
Tiếng phượng gò cao suốt chín mây.
Sơn tể phen này dù gặp gỡ,
Giúp nhau xoay đổi hội cơ này.
Nhưng Nguyễn Trương Hiệu lại đem bài thơ đi báo cho người vốn nhiều hiềm khích với Nguyễn Văn Thành là Lê Văn Duyệt. Kết quả là Nguyễn Văn Thuyên bị bắt giam vì lời thơ bị cho là quá ngông cuồng, và có ý tạo phản, muốn truất ngôi vua. Mọi cố gắng kêu oan của Nguyễn Văn Thành đều không được Gia Long chấp nhận. Thành buộc phải uống thuốc độc tự tử trong ngục vào năm Đinh Sửu (1817), Nguyễn Văn Thuyên thì bị xử án chém
Theo chúng tôi nghĩ rằng :
- Có thể năm 1784 Nguyễn phúc Ánh qua xiêm xin cầu viện và đã bị tướng Nguyễn văn Thành hết sức can ngăn. vì vậy, Nguyễn phúc Ánh đã ghim sâu sự thù ghét, nhưng vì lúc bấy giờ Nguyễn phúc Ánh quá tơi tả chưa dám lộ vẻ hiếu sát. Đến khi thành công thì tướng Nguyễn văn Thành thuộc loại “khai quốc công thần” nên Gia Long cũng khó vọng động. Đến khi có bài thơ của Nguyễn văn Thuyên con trai tướng Nguyễn văn Thành là cơ hội tốt cho vua Gia Long thõa mãn tính hiếu sát dã man, trả thù ti tiện.
*2/ Đặng Trần Thường: Đậu sinh đồ về cuối đời nhà Lê, từ chối giúp Tây Sơn. Sau khi nhà Lê mất, theo phò Nguyễn Ánh, lập được nhiều công trạng làm lên tới chức Tán Lý. Một lần, vì làm gian Sắc phong thần cho Hoàng Ngũ Phúc vốn là tướng của chúa Trịnh vào bậc phúc thần, triều đình kết án phải tội chém, nhưng Thường lại được tha. Đặng Trần Thường trước có hiềm khích với Lê Chất, nên Lê Chất bới những sai phạm của Thường như khi ra coi tàu binh ở Bắc Thành đã giấu thuế đầm ao và dinh điền. Đặng Trần Thường bị bắt giam. Trong ngục, Thường tỏ ý mỉa mai. Việc đó đến tai đình thần, bị xử tội giảo, Tương truyền Đặng Trần Thường ở trong ngục có làm bài “Hàn Vương tôn phú” bằng quốc âm để ví mình như Hàn Tín đời nhà Hán
- Việc tha Đặng trần Thường chỉ là mánh khóe, Nguyễn phúc Ánh cố làm ra vẻ ta đây cũng có lòng nhân ái. Thật sự, Nguyễn phúc Ánh rất sợ kẻ có tài bất phục và sợ bị lật đổ. Việc sai phạm giấu thuế đầm ao, dinh điền đâu có thể dẫn đến tội chết đối với bậc “khai quốc công thần”.Vì muốn giấu mặt, Nguyễn phúc Ánh sai đình thần hạch tội mà bản án đã có sẳn từ Gia Long. Bởi lẻ, nếu Vua Gia Long thật tình không muốn giết một tướng lĩnh tài ba cùng bao phen cùng vào sinh ra tử, cùng chia nhau nổi vinh nhục thì với tư thế làm vua, Gia Long có quyền ân xá, thừa sức cứu mạng Đặng trần Thường. Ôi đối với Nguyễn phúc Ánh và Liên Thành mạng người sao nhẹ quá!
4-/ Vua Gia long và gia thất:
Theo chính sử, vua Gia Long có 3 bà vợ được gọi là đệ nhất phi, đệ nhị phi, đệ tam phi. Ngoài 3 bà phi này còn có 6 bà phi nữa nhưng không thấy tư liệu nào nhắc đến.
a/ Bà Quế phi: Đệ nhất phi, tên Tống Thị Lan,tức Thừa Thiên Cao Hoàng hậu
b/ Bà Minh phi: Đệ nhị phi Trần Thị Đang, tức Thuận Thiên Cao Hoàng hậu, mẹ của vua Minh Mạng
c/Bà Lê Thị Ngọc Bình: Đệ tam phi, gọi là Đức phi hay Thần phi cũng vậy. Bà Ngọc Bình là con út của vua Lê Hiển Tông. Vua Quang Trung tại thế để lại bà Ngọc Hân Công chúa ở lại kinh thành với người em gái là Ngọc Bình (vợ vua Quang Toản - tức Cảnh Thịnh, con của Nguyễn Huệ). Khi nhà Tây Sơn thất bại, theo ngoại sử, lúc đó Gia Long có gạ gẫm và ép duyên bắt Ngọc Hân phải lấy ông. Nhưng đã bị Ngọc Hân cự tuyệt. Còn Ngọc Bình thì lúc đầu cũng không bằng lòng, nhưng sau vì quá sợ sự dã man mà đành phải xuôi lòng và chấp nhận làm thứ phi cho Gia Long.
d/ Ngoài các người vợ kể trên: Gia Long còn có gần trăm bà phi khác
5-/Trả thù Tây Sơn :
Giữa năm 1802, Nguyễn Ánh tiến ra chiếm được Thăng Long, Quang Toản không chống nổi, bỏ chạy và sau đó bị bắt. Nguyễn Ánh đã xử gia đình Quang Toản và những người theo Tây Sơn vô cùng tàn bạo:
a/ Quang Tự, Quang Điện, Nguyễn Văn Trị và Thanh, Hán, Dũng con của Nguyễn Nhạc: bị giết ngay sau khi bị bắt, 31 người có quan hệ huyết thống với Nguyễn Huệ đều bị xử lăng trì
b/ Quang Toản và những người con khác của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ là Quang Duy, Quang Thiệu và Quang Bàn bị 5 voi xé xác, đầu bị bỏ vào vò và giam trong ngục.
c/ Nữ tướng Bùi Thị Xuân và con gái bị voi giày.
d/ Trần Quang Diệu do trước đó đã khoan thứ cho quân Nguyễn nên xin Nguyễn Ánh tha cho mẹ già 80 tuổi trước khi bị xử chết...
e/ Lăng mộ nhà Tây Sơn các lăng của vua Thái Đức và vua Quang Trung bị quật lên, hài cốt bị giã nát quăng đi, đầu ba vua Tây Sơn (Thái Đức, Quang Trung và Cảnh Thịnh) và bài vị của Hoàng Đế Quang Trung và Hoàng Hậu bị giam trong ngục tối
g/ Các quan văn khác của Tây Sơn như Ngô Thì Nhậm và Phan Huy Ích ra hàng thì cho đánh đòn và được tha về (riêng Ngô Thì Nhậm thì bị Đặng Trần Thường vì trước có thù riêng nên cho người đánh chết)
6-/ Nhận định của các sử gia về vua Gia Long:
Trong những lần thua trận, ông đều cầu xin người ngoài vào giúp sức nhưng cũng là gián tiếp "đưa hổ vào nhà" hay "cõng rắn cắn gà nhà", gây ra hậu quả và tiền lệ xấu cho vận mệnh dân tộc: cầu cứu Xiêm, cầu cứu Pháp
(ý kiến của hai sử gia Nguyễn Lương Bích và Phạm Ngọc Phụng)
Đánh giá việc cầu cứu Xiêm La của ông Nguyễn Ánh là "đi vào con đường phản bội dân tộc" và "bán nước"
Sử gia Phan Huy Lê
Đánh giá mối quan hệ giữa ông và Bá Đa Lộc là "một vết đen trong lịch sử xác lập quyền lực của triều Nguyễn và nhân vật Nguyễn Ánh - Gia Long"[56].
sử gia Nguyễn Văn Kiệm
Nguyễn Ánh là "một tên đại phản quốc, đại Việt gian".
Lý Khôi Việt của tổ chức Viện Phật Học Quốc Tế ở Hoa Kỳ
“Khi suy bĩ, Gia Long trước khi cầu cứu nước Pháp, đã mục kích được dã tâm đế quốc của Liệt cường Tây Phương trước thời của ngài và cả trong thời ngài, vậy mà không tìm nổi một kế sách giữ nước cho khỏi "Bạch họa", chỉ biết "bế quan tỏa cảng", các triều đại kế tiếp cũng chẳng sáng suốt hơn làm gì mà không mất nước. ”
— Phạm Văn Sơn [188]
Vấn đề nổi rõ nhất của vị vua này, thường bị người đời sau lên án là vấn đề ông "cõng rắn cắn gà nhà". Việc làm này của ông không thể biện minh đây là cuộc chiến tranh phong kiến mà do yếu, người ta có thể cầu viện lực lượng bên ngoài như tình thế đã xảy ra trong lịch sử các cuộc chiến tranh phong kiến. Nhà vua phải chịu trách nhiệm về việc cầu viện quân đội nước ngoài dẫn đến những hậu quả tai hại không thể lường trước được. Tuy nhiên cũng phải thấy một điều Gia Long là con người thực dụng, đã biết lợi dụng, khai thác mọi cơ hội để tồn tại song vẫn cố giữ tới mức cao nhất sự độc lập của vương triều ông. Nhà vua không phải không nhận thấy sự tàn bạo của quân Xiêm. Phương án cầu viện đối với nhà vua là con dao hai lưỡi, nhục nhã và vinh quang, Gia Long không phải không biết điều này. Nhưng khao khát muốn khôi phục vương nghiệp đã khiến vị vua này có những hành động đi ngược lại quyền lợi Tổ Quốc khi ông cầu viện người Pháp mặc dù trong thâm tâm ông không ưa gì họ. Cố thoát khỏi ảnh hưởng và âm mưu áp chế của họ, ông chỉ còn hy vọng gửi gắm vào Minh Mệnh, người nối ngôi ông giải quyết những mâu thuẫn này. Nhà vua đã có thái độ khéo léo để giữ độc lập nhưng ý muốn của ông đã bị thực tế phũ phàng xóa bỏ. Tất nhiên nhìn rộng ra, lịch sử thế giới thời kỳ này là những cuộc chiến tranh giành thuộc địa của Tư bản. Một điều tất yếu là những nước yếu sẽ bị thôn tính dầu có ai đó "cõng rắn" về hay không. Nhưng lịch sử đã đi theo con đường riêng của nó và dù vị vua khởi đầu triều Nguyễn có những công lao nhất định trong việc thống nhất quốc gia, xây dựng một chính quyền quân chủ hùng mạnh nhưng ông vẫn không thể xóa mờ vết đen trong sự nghiệp khi cầu viện ngoại bang. Ngoài ra, sự tàn bạo của ông khi áp dụng các hình phạt thời Trung cổ, trả thù Tây Sơn khiến hậu thế nhiều khi có định kiến nặng nề về ông đến nỗi xóa nhòa hết công lao nhất định của ông đối với thông nhất đất nước. Và đó là điều đáng tiếc đối với vị quân vương quá nặng về khôi phục vương nghiệp, cố đạt được mục đích bằng bất cứ giá nào. ”
—Đặng Việt Thủy và Đặng Thành Trung[189]
“...Hiệp ước Versailles không được thực thi vì sự bùng nổ của cách mạng Pháp năm 1789. Còn viện trợ do Bá Đa Lộc vận động từ các thuộc địa Pháp thì lực lượng tuy không nhiều nhưng cũng có tác dụng giúp Nguyễn Ánh trong việc xây thành lũy, huấn luyện quân sĩ, phát triển thủy quân, mua sắm vũ khí... và hoàn toàn nằm trong sự kiểm soát của Nguyễn Ánh... Hành động đưa 5 vạn quân Xiêm vào Gia Định là một "điểm mờ", một "tỳ vết" trong cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Ánh.”
(Trích từ một phần tổng kết hội thảo Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam tại Thanh Hóa, Việt Nam tháng 10 năm 2008, nhiều vấn đề về Gia Long và nhà Nguyễn được đưa ra xem xét lại..Bài tổng kết hội thảo do giáo sư Phan Huy Lê viết).
Liên Thành suy nghĩ gì khi Nguyễn phúc Ánh tức Gia Long đường đường là Thế tổ cao hoàng đế của Lie6n Thành lại bắt ép hai góa phụ bị thời thế tước đoạt vị trí chính trị, đang phải đối mặt án tử hình của Gia Long, và Gia Long đã hèn hạ lợi dụng tình thế hiểm nghèo của những góa phụ nầy ép buộc phải cho Gia Long thỏa mãn dâm tính để bảo toàn sự sống chính họ và con cái họ.
Xin hãy một phút kính trọng ngưỡng mộ đến Ngọc Hân Công Chúa Hoàng hậu của Đại Đế Quang Trung, cũng xin một phút vừa kính phục và vừa cãm thông nỗi đau thương nhục nhã ê chề của vì sự sống mà Ngọc Bình Công Chúa Hoàng hậu của vua Nguyễn Quang Toản (chữ Hán: 阮光纘, 1783 – 1802) hay Cảnh Thịnh hoàng đế (景盛皇帝), là con trai của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) phải nuốt uất hận cho một kẻ mà Công Chúa khinh khi được giày vò thân ngọc, phải ép mình cho Nguyễn phúc Ánh được thõa mãn dâm thú tính, thật đáng cảm thương!
Nhân Cách Liên Thành rất gần với Gia Long, tổ phụ 7 đời trước của Liên Thành.
Bài trước, chúng ta đã nghe thuật lại Nguyễn phúc Ánh tức Thế Tổ Cao Hoàng Đế tổ 7 đời trước của Liên Thành hành hình, trả thù các nhân vật Tây Sơn, những võ tướng đã một thời Nam Bình, Bắc trấn bảo vệ biên cương Tổ Quốc của giòng giống Lạc Hồng, đã từng làm quân Xiêm tán đỡm kinh hồn, làm tên giặc Tàu cướp nước Tôn sĩ Nghị cùng quân sĩ chúng phải kinh hoàng vỡ mật hãi hùng tranh đạp nhau hốt hoảng chạy tìm sự sống, đã làm tên giặc Sầm nghi Đống phải tự vận!.Những dũng sĩ tướng lãnh ấy làm cho lịch sử giống nòi thêm oai hùng, nhưng với Gia Long Nguyễn phúc Ánh lại có tội vì các vị anh hùng ấy: Dám đánh tan quân Xiêm La, dám dánh tan Tôn sĩ Nghị!. Về hành vi tàn bạo , dã man và ti tiện thì Nguyễn phúc Liên Thành rất xứng đáng được xem là loại “hậu duệ kỳ khôi nhất của dòng dỏi Gia Long Nguyễn phúc Ánh.
Cuộc trả thù của Gia Long Nguyễn phúc Ánh lịch sử ghi rõ ràng, chúng tôi xin trích lại,và đến đây xin được tạm xem là phần kết thúc về Nguyễn phúc Ánh tức Hoàng Đế Gia Long mà Liên Thành cháu đời thứ 7 lấy ra để làm bảo chứng cho cái gọi là “Nhân cách” và”lòng yêu nuớc” của Liên Thành.
Tài liệu được lấy từ :Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Từ đó, có thề hiểu tại sao người Việt Nam tỏ ra đối nghịch với cái đạo “bất lương”, dám từ chối lòng hiếu thảo đối với Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Me và như thế cũng muốn xóa bỏ tất cả những mối quan hệ của một dân tộc với một quá khứ của mình. Người Kitô hữu bị coi là những kẻ phản bội gia tộc, đồng thời là những kẻ phản bội quê hương. Bởi vì Quê hương người Việt Nam cũng đặt nền tảng nơi đạo hiếu vốn làm cho toàn thể công dân như cùng một gia tộc. Chúng ta không nên quên rằng theo tục truyền, dân tộc Việt Nam thuở sơ khai đã từ một bọc trứng nở thành một trăm con.
Trongmỗicuộc I/ Lý do nhà Tây Sơn “bách hại” Thiên Chúa Giáo: Nhà Tây sơn tiến hành nhiều cuộc cải cách xã hội và chính trị và họ đã không nương tay đối với các cố thừa sai. Nhất là từ năm 1777, khi giám mục Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine) giám mục thành Adran cai quản địa phận Đàng Trong, đứng vào hàng ngũ ông chúa đã bị lật đổ. Nguyễn Ánh vì muốn lấy lòng người Tây hầu giúp mình đánh lui kẻ thù, nên công khai tỏ thiện cảm với các cố thừa sai mà ai cũng cho là bạn thân của chúa. Điều này khiến anh em Tây Sơn nổi giận và căm tức, chẳng những đối với các thừa sai nước ngoài, mà cả đối với tất cả tín đồ Thiện Chúa giáo bị coi như hoàn toàn làm tay sai cho ngoại bang và cho chúa Nguyễn
Có thể tránh được các vụ đổ máu này, nếu Kitô giáo đến Việt Nam, biết tỏ ra bao dung, cởi mở, biết bám rể sâu hơn vào văn hóa xứ sở và khôn khéo hơn. Trong các cơn bão táp này, các cố Tây đã không khôn ngoan, đi cầu cứu với Pháp, vốn là một đế quốc đang chực sẵn cơ hội tốt hòng xâm chiếm Việt Nam.
Vua Thiệu Tri Vua Minh Mạng Vua Tự Đức
Hai nhân vật quan trọng trong việc cổ vũ việc Pháp xâm lăng Việt Nam là giám mục Pellerin cai quản địa phận Huế và linh mục Huc, cựu thừa sai truyền giáo. Giám mục Pellerine đã khẳng định trước mặt triều đình Napoleon III rằng: “Nếu quân Pháp đánh chiếm nước này, thì giáo dân bản xứ sẽ tiếp đón họ như những kẻ cứu tinh”. Linh mục Huc cũng viết thư cho vua Pháp
“Chiếm lấy Nam kỳ là việc dễ dàng nhất trần gian, nó sẽ đem lại những kết quả vô cùng to lớn. Nước Pháp hiện có tại biển Trung Quốc những lực lượng dư sức để tiến hành công việc đó. Dân bản xứ thì hiền lành, siêng năng, rất dễ đón nhận đức tin Kitô giáo và đang rên siết dưới ách tàn bạo ghê tởm. Họ sẽ tiếp đón chúng ta như những người giải phóng, những vị ân nhân. Chỉ cần ít lâu thôi là đem họ theo đạo được hết và làm cho họ nhiệt tình yêu mến nước Pháp”. Chưa từng có luận điệu tuyên truyền tài tình tinh vi mức ấy! Bọn tư bản cá mập them khát lợ nhuận gặp được nơi những lời khẳng định lặp đi lặp lại đó, những công cụ hầu đánh lừa nhân dân Pháp. Đám quân sự hoan hỉ lao vào những cuộc viễn chinh dễ dàng như thế.
Nam kỳ vào năm 1867 dầu thấy quân địch thu được những chiến thắng cách chớp nhoáng và quan trọng như thế, du kích quân người Việt vẫn không bỏ cuộc kháng chiến. Và bởi họ xác tin rằng người theo đạo Thiên Chúa đồng lõa với bọn xâm lược, họ cũng coi luôn tín đồ Thiên Chúa giáo là kẻ thù của mình. Theo ông Nguyễn đình Chiểu, một nhà thơ Việt Nam yêu nước, thì “Dân chúng bị tiêm nhiểm phải cái đạo tà nên kẻ thù xâm chiếm nước nhà mà chẳng ai chống cự lại”. Và nhà thơ này cũng liên tưởng đến các chiến công của kháng chiến vốn chỉ được trang bị thô sơ, đã viết trong bài thơ phúng điếu các chiến sĩ Cần Giuộc như sau: “Hỏa pháo chỉ dùng ngọn đuốc rơm, đã đủ thiêu rụi một chủng viện. Dùng cây dao làm kiếm, cũng chặt được đầu tên thiếu úy”.
a/ Với Giáo dân Thiên chúa giáo:” Sau hòa ước 1862, Tự Đức công bố ân xóa khắp cả nước. Nhân dịp kỷ niệm ngày sinh của vua, vua ra lệnh tha cho tất cả các tín hữu kitô đang bị tù, cho những người bị phân tán trước đó được trở về làng cũ, được nhận lại tài sản của họ, nhà cửa, ruộng đất, và còn được miễn thuế và được sống yên thân”. Nhưng đáp lại thì giáo dân Thiên chúa với “Đức Vâng Phục chỉ tuyệt đối vâng phục các Giáo sĩ , tín đồ Thiên chúa giáo không còn có lòng ái quốc mà lại một tấm lòng phục vụ cho kẻ xâm lăng là thực dân Pháp:
Hoàng tử Nguyễn phúc Cảnh Hoàng Hậu Marie Antoinette Vua Louis XVI
Cũng theo sách của Phan Bội Châu: "Những người Tơtông (chỉ người Anh và người Bồ Đào Nha) bề ngoài làm ra vẻ nhân nghĩa mà bên trong thì rất nhiều dục vọng, mượn chiêu bài đạo đức làm điều gian trá; họ dòm ngó đất đai của mình, nếu mời họ vào, ắt sẽ xảy tai họa về sau. Đại vương muốn cầu ngoại viện, chỉ có nước Pháp là tin cậy được thôi, bởi vì nước Pháp vẫn thực hành tôn chỉ "cứu thế" của Jesus. Vả lại, trên thế giới, người biết tôn trọng nhân đạo "yêu người như yêu mình" cũng không ai bằng người Pháp cả. Đại vương không cầu ngoại viện thì thôi, nhược bằng cầu ngoại viện, không đâu bằng nước Pháp, xin đại vương suy nghĩ xem".
lấy từ các nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, và các tác giả Tâm Nghĩa, Châu Yến Loan….).
\
Phần III
Hoạt động truyền đạo Thiên chúa
và phản ứng từ nhiều phía.
Đôi lời kính thưa trước khi vào chuyện;
1/ Theo dự kiến thì Phần III nầy, chúng tôi sẽ trình bày về Hoàng tử Nguyễn phúc Cảnh, nhưng vì có ý kiến của ông Chu tất Tiến về việc đồng bào theo Thiên chúa giáo bị sát hại và cũng vì có sự liên quan khá chặt chẽ giữa vua Gia Long Nguyễn phúc Ánh, Đông cung Nguyễn phúc Cảnh và các Giáo sĩ truyền đạo Thiên Chúa từ phương Tây. Sự liên quan ấy lại có ảnh hưởng đến Kỳ ngoại hầu Nguyễn phúc Cường Để, nên chúng tôi xin được trình bày về sự truyền dạo Thiên Chúa của các giáo sĩ phuơng Tây cũng như quan điểm và hành động của một số giáo sĩ, tín đồ Thiên chúa giáo vào thời gian lúc bấy giờ.
2/ Tài liệu dưới đây một phần được trích dẫn từ bài:”Lưỡi gươm và Thánh Giá”của Linh Mục Trần Tam Tĩnh. Chúng tôi trích dẫn về những dữ liệu có tính cách lịch sử đương thời. Để dễ theo dõi, chúng tôi mạn phép ghi thêm phần các tiểu mục.
Kính thưa toàn thể công dân Việt Nam,
Từ bước đầu Tiền nhân vung gươm dựng nước và mở nước, quê huơng thấm nhuộm biết bao xương máu, mồ hôi, nước mắt, tù đày và oan khốc. Trong hành trình của lịch sử, cũng có một số vương gia vì quyền lợi và sự nghiệp hoặc vì vương triều hoặc vì cá nhân phải cậy nhờ vào ngoại bang; nhưng có lẻ vuơng triều nhà Nguyễn mà đứng đầu là ông Nguyễn phúc Ánh tức vua Gia Long ông nội tổ 7 đời của Nguyễn phúc Liên Thành là để lại quá nhiều di lụy đau thương cho quê hương, cho giống nòi. Có lẻ ông Nguyễn phúc Ánh là nhân vật ti tiện, tiểu nhân và tàn ác, dã man nhất trong lịch sử Việt Nam (có thể ông cũng đoạt giải quán quân gian ác, dã man và ti tiện nhất trong lịch sử nhân loại). Nếu ông Nguyễn phúc Ánh không quá yêu ngai vàng đến độ đem quyền lợi tổ quốc làm món hàng trao đổi mưu cầu sự nghiệp thịên tử cho dòng tộc Nguyễn phúc của ông thì thực dân Pháp cũng khó đặt ách đô hộ, và CSVN đã không thể dựa vào nhu cầu giải phóng đất nước để phĩnh lừa bịp bợm thống trị quê hương và chúng ta cũng hy vọng tránh đuợc thảm nạn cộng sản. Vì giới hạn bài viết, đồng thời xin được góp ý với ông Chu tất Tiến khi ông Chu tất Tiến cho rằng :"Phật Giáo Việt Nam được xem là hiền lương nhất, nhưng cũng giết hơn 100.000 người cùng máu đỏ da vàng chỉ vì tội theo đạo Ca Tô! Nào ngục tù, xiềng xích, treo cổ, bắt trèo lên cây nứa đã đập nát, rồi cho voi xé thân người ra làm 4 mảnh. (Trong số hơn 100.000 người Việt bị giết vì đạo, đã có hơn 100 vị anh hùng tử đạo đã được phong Thánh)". Sau đó một nhân vật có hỗn danh là TS Hồng Lĩnh viết trên các diễn đàn các mạng lưới điện toán ủng hộ ý kiến của ông Chu tất Tiến. Tên TS Hồng Lĩnh chứng minh rằng Phật giáo chiếm đa số tỷ lệ 90% nên Phật giáo là thủ phạm giết chết giáo dân Thiên chúa giáo như ông Chu tất Tiến đã viết. Qua ba nhân vật: Chu tất Tiến, TS Hồng Lĩnh và Nguyễn phúc Liên Thành thì hai vị trước là tín đồ Thiên Chúa Giáo, Liên Thành thì cần phải trả món nợ của tiền nhân đầy “ti tiện và tâm địa kẻ mãi quốc” mà Liên Thành đã vô vàn ngưỡng mộ nên cần phải “đền ơn đáp nghĩa”. Tại sao lại có sự trùng hợp giữa hai vị “thức giả” và một vị cựu hòang thân : Ông Chu tất Tiến là nhà báo, nhà văn, nhà bình luận, nhà tranh đấu, nhà …v..v….., ông TS Hông lĩnh – TS là gì chúng tôi không rõ. Tuy nhiên chúng tôi suy đóan là Tiến sĩ. Ông TS Hồng Lĩnh có nhiều lần phát biểu ý kiến trên diễn đàn về nhiều lãnh vực. Đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay là sự gặp gỡ của những tư tưởng lớn. Các vị nầy muốn lập lại dòng lịch sử đã qua giữa các giáo sĩ Thiên chúa giáo và ông Gia Long cùng với Đông cung Thái tử Cãnh ?
Như bài trước, chúng tôi thưa rằng: Vấn đề hiềm khích giữa hai tôn giáo lớn là Phật giáo và Thiên chúa Giáo La mã đầu tiên là do các giáo sĩ phương Tây tiêm rĩ vào tai các giáo dân Thiên Chúa Giáo La Mã tiên khởi, điển hình qua sách: ” Phép giảng 8 ngày”. Tuy nhiên, nhờ vào đặc tính hiền hòa và bao dung truyền thống của dân tộc VN, sự liên hệ gia tộc, bằng hữu, chiến hữu…mà mối hiềm khích ấy dần dà phôi pha. Nhưng rất tiếc, Nguyễn phúc Liên Thành muốn kéo lịch sử trở lại mối hiềm khích ban đầu, bởi rằng sau BĐMT mà có vị cho là Biến Loạn Hải Ngọai thì rõ ràng mối hiềm khích ngày xưa bỗng phực cháy, người châm lửa chính là Nguyễn phúc Liên Thành, người đổ dầu thêm là nhóm dư đảng Cần lao và không loại trừ có một số tín đồ Thiên chúa giáo La mã cuồng tín. Sau những lần sủa rả, chuởi bới thậm tệ cái mà Nguyễn phúc Liên Thành gọi là bọn Phật Giáo Ấn Quang (một tên gọi khác của GHPGVNTN) dưới sự lãnh đạo tối cao của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN Đại lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, đang cương quyết tranh đấu với bạo quyền CSVN, bảo tòan lãnh thổ tổ quốc, đòi lại nhân quyền cho tất cả mọi thành phần dân tộc trong đó có GHPGVNTN, đương nhiên CSVN coi GHPGVNTN là mục tiêu cần ưu tiên tiêu diệt bằng mọi phương cách. Chúng tôi không nghĩ rằng Nguyễn phúc Liên Thành khi múa may với tập BĐMT là ngẫu nhiên nhưng cũng không dám đoan quyết có sự liên kết và phân công giữa Liên Thành và CSVN. Nhưng thực tế có sự trùng hơp rằng: Khi GHPGVNTN đang bị CSVN truy bức tiêu diệt, Nguyễn phúc Liên Thành bất chấp liêm sĩ, bất chấp sự thật để tấn công, thóa mạ GHPGVNTN qua các vị lãnh đạo cao cấp và phần lớn các ngài đã viên tịch; chúng tôi nhận thấy có sự nhịp nhàng giữa Nguyễn phúc Liên Thành và CSVN bởi lẻ từ ngày quê hương bị giày xéo bởi CSVN năm1975 mãi đến năm 2008 nghĩa là 33 năm sau Liên Thành mới cho xuất hiện BĐMT trùng vào thời gian GHPGVNTN bị CSVN dồn vào chân tường phải dùng Giáo chỉ số 9 để thoát hiểm.
Sau phản ứng không mấy thuận lợi vì nhiều vị lên tiếng điển hình là các ông Định Nguyên và Bảo Quốc Kiếm, Giáo Sư Nguyễn Cao Can, Trần Kiêm Đoàn, Lê Công Cầu…, thì Liên Thành co giò vội vàng chạy ngược lịch sử để “nhờ vả” sự tiếp ứng cứu viện từ tiền nhân của ông ta. Nguyễn phúc Liên Thành mơ mộng rằng Dân tộc VN phải mang ơn tổ tiên của ông mà điển hình là các “danh nhân” Nguyễn phúc Ánh, Nguyễn phúc Cảnh, Nguyễn phúc Cường Để, Nguyễn phúc Tráng Liệt và Nguyễn phúc Liên Thành!”
Nếu xét về tính dã man tàn bạo, tham vọng quyền lực, bất cố liêm sĩ, tư tưởng hận thù báo oán thì môn di truyền học (Genetics) sẽ cần thiết cho chúng ta khi tìm hiểu “gene” di truỵền giữa ông Nguyễn phúc Ánh và cháu đời thứ 7 Nguyễn phúc Liên Thành. Do lẻ phải bị khiêu khích, do lịch sử bị Nguyễn phúc Liên Thành thóa mạ, nên chúng tôi phải dùng chính sử để dẫn chứng và chứng minh những sự thật về các ông Nguyễn phúc Ánh, Nguyễn phúc Cảnh và trả lời cho Nguyễn phúc Liên Thành hay rằng” - Tổ tiên Liên Thành: Chẳng có gì vẻ vang để cho ông “nhờ vả” cả , nhưng bởi Liên Thành, chính Liên Thành đã vực tổ tiên Liên Thành thức dậy; để rồi tổ tiên Liên Thành cùng chung số phận với Liên Thành đối diện với sự thật lịch sử mà kết quả là phải thọ lãnh ánh mắt hậu thế khinh miệt và căm giận của lịch sử. Những chữ, câu in đậm, nghiêng và gạch bên dưới nhằm nhấn mạnh chủ đích .
Xin cẩn thận thưa với quý vị trong cựu Hoàng Tộc Nguyễn phúc tộc, vui lòng hỷ xã cho. Xin nhắc lại nguyên nhân có sự khơi lại đống tro nầy là do Liên Thành chủ động gây hấn trước. Chúng tôi chỉ làm nhiệm vụ hiệu đính lại những gì do Liên Thành ngụy tạo vu cáo.
A/ Lý do cấp thiết tung Giáo sĩ Thiên chúa Giáo truyền bá “Đức Tin": Nước Pháp cần mở một thương điểm tại Việt Nam, bởi vì có thể dựa vào các cố thừa sai, vì tìm cách hất cẳng Bồ Đào Nha và cạnh tranh với Hòa Lan, nước Pháp mau mắn cung cấp viện trợ cho Hội Thừa Sai Paris (MEP). Không kể những đóng góp của Hội Thánh Thể, của Hội Giáo Sĩ và của một số các bề đạo đức, “ Nhà Vua trả công mỗi vị giám mục một khoản bổng lộc mãn đời là 1.000 đồng quan, sau này nâng lên tới 3.000”.
B/ Thiên chúa giáo và những trở ngại tại Việt Nam: Mặc dầu có vụ tranh chấp công khai giữa dòng Tên Bồ Đào Nha, tay chân của Lixbon, và các giáo sĩ người Pháp. Mặc dầu có sự cạnh tranh giữa các thừa sai Paris và tu sĩ các hội dòng khác, việc truyền giáo tại VN đã thâu đạt được những bước tiến đáng kể. Tuy nhiên sự bành trướng của Kitô giáo lúc đó vấp phải nhiều điều khó khăn.
Trước hết và quan trọng hơn hết là đạo Kitô giáo chống lại việc thờ cúng tổ tiên vốn là nền tảng của tín ngưỡng dân gian VN. Người Việt Nam không có cùng một quan niệm về đạo như các dân tộc thuộc văn hóa Do thái – Kitô giáo. Ở đây không có quốc giáo, cũng chẳng có thứ tôn giáo với những điều tín lý minh bạch rõ ràng. Khổng giáo thì không phải là một tôn giáo chính danh. Trong học thuyết của Khổng tử được truyền đạt và giải thích bởi môn sinh của Ngài tại Trung quốc cũng như tại Việt Nam, đạo hay đường là một từ dị nghĩa: Lúc thì chân lý tối cao, lúc lại có nghĩa là qui luật điều khiển cả vũ trụ, lúc lại giải thích là đạo lý hướng dẫn cuộc sống con người ta. "Đạo không ở ngoài con người”, Khổng tử viết;” Kẻ nào đặt ra một con đường ở bên ngoài con người, thì không thể làm nên một con người đích thực. Người lương thiện chỉ lo biến đổi con người, chỉ có thế thôi”. Người ta dễ hiểu tại sao đạo Khổng không có kinh, không có bí tích, không kêu cầu Thiên Chúa. Khái niệm Ông Trời rất mông lung. Nó không chỉ quyền uy tối cao hay là một vị đích thần. Thế nhưng, dẫu chẳng người Việt Nam nào đi theo “tôn giáo Khổng tử”, thiên hạ ai cũng là của đức Khổng, chẳng những người văn nho quen ngẫm nghĩ các văn bản cổ điển, hoặc học thuộc lòng để mong được làm quan, mà cả người nông dân cùng sống theo luân thường của đức Khổng. Cả nhân dân đều thấm nhuần nền nhân bản đó, trên cơ sở sự bao dung đối với tha nhân trung tín, biết cách luôn luôn giữ thái độ trung dung, sự can đảm chu toàn phận sự và chỉnh tề đúng với lễ nghi.
Mỗi người dân Việt cũng là Phật tử, và họ cũng thờ đức Khổng. Ở đây người phương tây bị mất hướng khi đứng trước sự phức tạp của tình hình đạo Phật ở Việt Nam. Đạo Phật được đưa vào từ phía Ấn độ, và một phần lớn qua ngả Trung quốc, đạo Phật một đàng có phần phụng tự, với những chùa chiền, tượng đài, nghi lễ, sư sãi, đàng khác là khía cạnh tinh thần (như thiền) thiên văn học và niết bàn. Với bản chất mềm mỏng, đạo Phật vừa không bất dung, vừa không độc tôn. Trong bối cảnh Việt Nam, nó thừa nhận giá trị của các hệ tôn giáo khác, lúc đầu vốn chẳng liên quan gì tới nó, như việc tôn thờ nhà vua, thờ cúng tổ tiên, kinh cầu siêu cho vong linh. Vào thế kỷ XVII và XVIII, Phật Giáo xét về mặt chính trị, không còn mạnh như hồi thế kỷ X và XIV, các vị sư không còn đóng vai trò lãnh tụ như họ đã làm dưới các triều đại Lý và Trần. Tuy nhiên, mỗi người Việt Nam có thể tự coi mình là một Phật Tử, cho dầu không đi Chùa . Hơn nữa, đối với đạo Phật, việc đi chùa, việc tham dự nghi thức phụng tự không bắt buộc, đều do tự nguyện. Kinh điển giáo lý Phật Giáo hòa vào giòng sống Dân tộc, giảng dậy lòng nhân ái vị tha, sự khiêm cung, tu học để tâm bình, trí giác, cũng không lấy việc cúng tế đức Phật hay đi lễ Chùa, khúm núm quỵ lụy các vị sư sãi như là điều kiện cần và đủ để lên Cõi Cực Lạc. Nhưng trái ngược, đó lại là điều kiện mà các Giáo Sĩ Thiên Chúa Giáo bắt buộc nếu muốn lên Thiên Đàng. Sự khác biệt quá sâu rộng giữa hai giữa Thiên Chúa Giáo và ý thức sống mang tính Dân tộc vốn đã bám sâu vào mạch sống dân tộc, đã trở thành hơi thở Việt Nam nên càng lúc khoảng cách càng lớn và trở thành đối kháng mạnh mẽ hơn khi giáo luật quá khích của Thiên Chúa Giáo do các Giáo sĩ đặt ra như không được thờ lạy tổ tiên, xem tổ tiên là bọn ma quỷ, không ăn đồ cúng tế, bắt buộc phải cải sang Thiên Chúa Giáo mới được phép làm lễ hôn phối, tranh thủ từng mỗi cơ hội ttrong đời sống để ép buộc người thọ ơn phải cải theo Thiên Chúa Giáo.Những việc làm nầy xúc phạm đến nhân cách và quan niệm sống của người Việt Nam.
Người Việt Nam, vừa là Phật Tử vừa theo đạo Khổng như thế, và lại vẫn có thể chấp nhận Lão giáo, một học thuyết triết lý vừa đối nghịch với Khổng giáo, nhưng lại cũng vừa bổ sung cho nó. Các thầy pháp của Lão giáo, vốn là phù thủy, chiêm tinh, bói toán. Có thể nói rằng đạo Lão đã mất đi tính chất của nó và trở nên một dạng mê tín dị đoan trong dân gian.
Nhưng mặc dầu có sự pha trộn tôn giáo, nghi lễ . Về tín ngưỡng khác nhau như thế, người Việt Nam rất tôn trọng sự thờ cúng tổ tiên, họ coi như là đặc tính riêng của đời sống tôn giáo. Việc thờ cúng này sáp nhập một cách tài tình nhuần nhuyễn vào cả ba tôn giáo đã du nhập từ ngoài. Nó lan rộng thành một thứ đạo lý không ghi thành sách, nhưng rất phổ biến khiến toàn dân chấp nhận nó một cách tự nhiên. Cơ sở uyên thâm của đạo lý này nằm trong hệ thống xã hội và kinh tế truyền thống, trong đó gia đình không những là sợi dây tình cảm mà còn là hạt nhân của đời sống, là thành lũy tạo sức mạnh cho mỗi cá nhân, là sợi chỉ linh thiên nối kết mỗi người đang sống với mỗi người đã qua bên kia cõi sống, một thế giới vô hình mà chẳng một ai am tường. Thật khó giải thích về phuơng diện thuật ngữ rằng ba tôn giáo nầy được gọi là Tam Giáo Đồng Nguyên, nhưng trên thực tế, trên nền tảng đối nhân xử thế và cũng trên phuơng diện giữ cho con người sống trong vòng kiễm soát đạo lý thì người ta có thể hiểu được sự “Đồng Nguyên” đó. Chẳng thế mà khi Phật Giáo là Quốc Giáo thì hai tôn giáo kia vẫn được hòa nhập và dù rằng khi Khổng giáo đuợc Hoàng gia nâng lên Quốc Giáo thì dù một vài nho sĩ do tính cách riêng, nên cũng có đôi chút không hòa đồng, nhưng vẫn dung nạp và cùng mưu cầu cho lợi ích xã hội.Người Việt Nam có thể đón nhận dễ dàng đạo Ki-tô (như họ đã chấp nhận 3 tôn giáo ngoại lai kia. Nhưng cái khó không thể vượt qua đối với các giáo truyền đạo là sự lên án việc thờ cúng ông bà. Hồi đầu, các linh mục dòng Tên có cho phép tín hữu phục lạy trước bàn thờ tổ tiên, nhưng các cố thừa sai Paris, các tu sĩ dòng Đa-minh lại chống đối và cấm đoán điều đó. Cuối cùng, năm 1715 Đức Clément XI đã kể việc thờ cúng đó là hoàn toàn dối trá và ngược với Kitô giáo.
Giáo Hoàng Clément XI
Cái khó khăn thứ hai thuộc phương diện xã hội học. Trong lịch sử nước Việt Nam, tuy lúc này lúc khác đã có nhà truyền giáo Phật tử người Ấn hoặc Tàu, song các sư Phật giáo cũng như thầy pháp đạo Lão xưa nay vốn chỉ là người Việt Nam thôi. Vì thế, dân chúng vẫn cảm giác rằng hai tôn giáo đó đã phát xuất ngay tại Việt Nam. Đối với đạo Thiên Chúa thì trái lại. Cho tới năm 1668, tất cả các linh mục đều là người châu Âu. Sau thời điểm ấy, nhà thờ có áp lực của Rôma, các vị thừa sai đã đào tạo linh mục Việt Nam, nhưng cứ coi họ thuộc loại cấp dưới, trợ tá thôi. Người Tây cho họ là ngu dốt quá và bắt linh mục người Việt phải sống theo kiểu Âu Tây. Mặc dầu Rôma đã cho phép các miền truyền giáo được làm lễ bằng tiếng bản xứ, người thanh niên Việt Nam cứ phải học xong môn tiếng Latinh mới được nhận chức linh muc. Tại chủng viện của Hội Thừa sai, thiết lập ở Thái Lan, trường duy nhất dành cho linh mục Việt Nam học ở thế kỷ XVII, tiếng Latinh là ngôn ngữ bắt buộc phải tập nói mỗi tuần 5 ngày. Một nhà truyền giáo thời đó kể lại các tự hào về đời sống tại chủng viện rằng: “Ở đây người ta nói tiếng Latinh như tiếng mẹ đẻ: một vài tháng sau khi đến, người ta thấy một cậu bé chơi trò đánh ô với bạn cùng tuổi và nói tiếng Latinh trôi chảy tự nhiên như tiếng mẹ đẻ, nhất là khi chúng tức nhau”.
Giáo sĩ được đào tạo kiểu đó hóa ra con người bị bóp méo. Tây hóa nữa vời, người ấy xuất hiện giữa đồng bào mình như kẻ lai căng. Đàng khác, đương sự lại mang mặc cảm tự ti đối với bạn học người Tây. Thành thử từ thế kỷ XVIII, có hai loại giáo sĩ: giáo sĩ hạng bề trên, gồm các linh mục thừa sai và giáo sĩ hạng bề dưới, gồm các linh mục bản xứ. Sự coi khinh giáo sĩ bản xứ khi Giáo dân Thiên Chúa Giáo gọi các Linh Mục Âu châu da trắng là “Cố” và gọi các Linh Mục bản xứ Việt Nam là “Cha”
Tình hình thực tế đó bị người lương Việt Nam coi là dấu hiệu vong thân của người theo đạo Thiên Chúa, không thể dung thứ trong thời bình, mà lại nguy hiểm khi hạm đội nước ngoài đến đe dọa xứ sở. Việt Nam
C.- Bách hại Thiên chúa giáo: Sự sống của Giáo Hội vì thế đã bị xáo trộn bởi các cuộc “bách hại” là những hiện tượng không ăn khớp với bản tính hết sức bao dung của người dân Việt xét về mặt tôn giáo. Cha Marini cho đó chỉ là “những cuộc bách hại nhỏ nhoi, những con ruồi quấy rầy, những con muỗi chọc tức” thôi. Quả thật đúng thế, đã có những cuộc bách hại, nguyên do là vua chúa hồi đó phải chờ quá lâu các chuyến tàu đại bác, hoặc do những lời cáo buộc rằng Kitô hữu phạm tội bất hiếu vì không chịu thờ cúng tổ tiên ông bà, hơn nữa có sự ngờ vực đối với một thứ đạo do người nước ngoài điều khiển, mang vào những tập tục ngoại lai và biểu lộ một thái độ bất dung không thể nào hiểu nổi.
Sự ngờ vực này rất đúng có phần cơ sở lý luận thực tế. Thái độ của hai vị giám mục đầu tiên tới Việt Nam, Giám mục Pallu và giám mục Lambert de la Motte, cũng như các mưu toan sau này của một số lớn các vị thừa sai, tạo cơ sở cho một ông quan tên Cương ghi lại trong Cuốn Tâm thư (XI,97), mô tả người phương Tây như “những kẻ rất lanh lợi hăng hái, chỉ nghĩ tới chuyện mỗi ngày chinh phục thêm những vùng đất mới” Tất nhiên điều đó sẽ làm cho nhà vua (chúa Nguyễn) tin chắc rằng các nhà truyền giáo phương Tây có mưu đồ nổi loạn cướp ngôi”. Đó là nguyên do cuộc đàn áp năm 1750. Trước đó đã có nhiều vụ đàn áp khác, như năm 1686, 1704, 1712, 1715 trong Nam, còn dưới quyền chúa Trịnh ở Bắc Hà lại có các cuộc đàn áp xảy ra những năm 1721. 1723, 1737, 1745 và 1773. Trong mỗi cuộc cấm đạo, nhà vua ra lệnh trục xuất các thừa sai nước ngoài và trừng phạt khi nặng lúc nhẹ các giáo dân “đã vì lầm lạc hoặc nhẹ dạ bị các thầy Tây lôi kéo lừa bịp”
Trongmỗicuộc I/ Lý do nhà Tây Sơn “bách hại” Thiên Chúa Giáo: Nhà Tây sơn tiến hành nhiều cuộc cải cách xã hội và chính trị và họ đã không nương tay đối với các cố thừa sai. Nhất là từ năm 1777, khi giám mục Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine) giám mục thành Adran cai quản địa phận Đàng Trong, đứng vào hàng ngũ ông chúa đã bị lật đổ. Nguyễn Ánh vì muốn lấy lòng người Tây hầu giúp mình đánh lui kẻ thù, nên công khai tỏ thiện cảm với các cố thừa sai mà ai cũng cho là bạn thân của chúa. Điều này khiến anh em Tây Sơn nổi giận và căm tức, chẳng những đối với các thừa sai nước ngoài, mà cả đối với tất cả tín đồ Thiện Chúa giáo bị coi như hoàn toàn làm tay sai cho ngoại bang và cho chúa Nguyễn
Các khó khăn chính trị nội bộ đã không cho phép nước Pháp gửi lực lượng quân sự qua, như đã hứa trong Hiệp Ước Versailles. Nhưng Bá Đa Lộc không nản lòng. Với tài chính của Hội Truyền giáo Pari, với sự ủng hộ tiền bạc của bạn bè và với các phương tiện của bản thân, giám mục đã mua tàu, trang bị khí giới và thuê một số sĩ quan người Pháp. Như vậy ông tính giúp được Nguyễn Ánh đè bẹp Tây Sơn sau một ít năm chinh chiến.
Được tin giám mục trở lại, có sĩ quan Pháp tháp tùng, anh em Tây Sơn rất tức giận. Người ta đọc được lời thổ lộ sau đây của một nhà viết sử truyền giáo: “Các quan Tây Sơn càng tỏ ra gay gắt với Kitô giáo từ khi giám mục thành Ađran trở lại, làm cho họ ngờ vực người theo đạo Thiên Chúa và nhất lá các vị thừa sai, cả hai đều ra sức hổ trợ cho nhà vua hợp pháp (Nguyễn Ánh mà các nhà thừa sai công nhận là vua hợp pháp, còn Tây Sơn thí bị gán cho tội phản loạn) được trở lại ngai vàng vua cha. Sự bách hại, vốn chưa hề dứt từ 30 năm qua, đã tái phát dữ dội hơn năm 1798”.
Thực ra đây chẳng chỉ có vấn đề ngờ vực, mà là một điều chắc chắn. Vua Cảnh Thịnh nhà Tây Sơn đã có lần chận bắt một bức thư Nguyễn Ánh gửi cho giám mục Labarlette, xin đức cha tổ chức một đạo quân gồm người tín đồ Kitô giáo tại chỗ, hầu hỗ trợ cho lực lượng quân Pháp chỉ huy đánh tứ ngoài vào.
II/ lý do các vua nhà Nguyễn cấm đạo Thiên Chúa:
1/ Các Giáo sĩ toa rập với quân cướp nước: Các vua nhà Nguyễn, đã mang sẵn nỗi âu lo về chủ nghĩa đế quốc phương Tây, đang ngày càng de dọa nghiêm trọng hơn.
Dĩ nhiên các nỗi lo âu ấy không phải là cớ chính đáng cho các cuộc bách hại thời Minh Mạng (1833 và 1838). Theo các sắc chỉ nhà vua, “đạo của bọn Hòa Lan” là một tà đạo, một đạo bất nhân, cấm đoán việc thờ cúng tổ tiên, một thứ đạo gieo hỗn loạn vào phong tục và trật tự của nước nhà. Nhà vua ra lệnh cấm không cho thừa sai xâm nhập và xử tử những ai ngoan cố tiếp tục truyền bá Kitô giáo.
Vịn cớ là để bảo vệ sự tự do tôn giáo. Ngày 25 tháng 2 năm 1843, thiếu tá Favan-Leveque chỉ huy chiến hạm Hêrôn được thư cố thừa sai Chamaison đưa tin rằng, chính quyền Việt Nam đang giam 5 thừa sai Pháp tại nhà ngục Huế, bèn đưa chiến hạm tới đòi phải thả họ ra. Hai năm sau, tư lệnh hải quân Forniel-Dupla thừa lệnh Đô Đốc Cécile đến Tourane, tức Đà Nẵng đòi triều đình phải thả giám mục Lefévre đang bị giam
với bản án tử hình. Năm 1847 thiếu tá chỉ huy tàu Lapierre lại can thiệp đòi thả giám mục Lefévre lần thứ hai. Song trong khi các cuộc thương lượng nói trên đang được tiến hành, thì hai chiến hạm Pháp đã đánh chìm 5 tàu chiến Việt Nam.
Vua Thiệu Thị tức giận, ra 4 sắc chỉ cấm đạo trong những tháng sau đó. Các tín đồ Thiên Chúa giáoViệt Nam lại một lần nữa làm nạn nhân của thái độ người Pháp, mệnh danh là đem đến cho họ quyền tự do thờ cúng!
Tiếc thay, các cố đạo Thiên Chúa phương Tây không rút ra được bài học từ kinh nghiệm bi thương đó. Các vị thừa sai Pháp ngày càng tin chắc rằng họ phục vụ lợi ích của đất nước họ, và
cũng làm lợi cho đạo, khi họ yêu cầu nước Pháp can thiệp quân sự vào Việt Nam. Quả thực, làm sao nước Pháp có thể bỏ rơi việc này
Chỉ cần đọc bản báo cáo của Portalia ngày 6-11-1802 thì đủ rõ tâm tình của nước Pháp, và giáo sĩ tỏ ra thế nào với các cố thừa sai như sau:
Những sự dễ dàng mà các vị thừa sai đã có được để thiết lập các thương trấn tại miền đất xa xôi nhất, đã mở rộng cửa cho họ khuếch trương ngành thương mại của nước ta, mở ra những tuyến giao lưu mới và chuẩn bị khơi nguồn cho nhiều tài sản mới. Một vài vị thừa sai Pháp ở Việt Nam, cánh hữu tư sản Thiên Chúa giáo Pháp đã làm áp lực để chính quyền đệ nhị cộng hòa khai thác các điều vụng về của nhà vua Việt Nam, hầu đánh chiếm nước này. Eugene Veullot đã viết: “Quyền lợi con người mà châu Âu kitô phải bắt buộc các dân mọi rợ tôn trọng và việc quan tâm bảo vệ danh dự của chúng ta, đòi chúng ta phải trả thù cho các vụ xâm phạm đến đồng bào chúng ta tại đất Annam”.
Eugene Veullot Linh Mục Théophane Vénard Napoleon II
Năm 1856, thiếu tá M.De Montini chỉ huy chiến hạm La Capricieuse tới Đà Nẵng, với mục đích đòi vua Tự Đức nhường hải khẩu đó cho Pháp, để cho người Pháp được hoàn toàn tự do buôn bán trên khắp
Tượng đô đốc thủy quân De Genouilly sau này là QT Mê Linh
cuối đường Hai bà Trưng, nơi ngày nay là tượng đài Trần Hưng Đạo
cả nước và tự do giảng đạo Thiên Chúa. Viên thuyền trưởng tiếp giám mục Pellerine cai quản địa phận Huế tại chiến hạm của ông. Giám mục lên tàu cung cấp cho ông các tin tức tình báo và nhân danh toàn thể các thừa sai tìm hiểu xem mục đích thật chiến hạm tới đây làm gì.
Tự Đức không muốn nhượng bộ, còn De Montini lại không có đủ số quân để chiếm cả nước, hoặc trừng phạt kẻ thù theo lời thỉnh cầu của các thừa sai. Chiến hạm La Capricieuse rời Việt Nam mang theo giám mục Pellerine, người cổ vũ chủ chốt việc Pháp xâm chiếm Việt Nam. Cử chỉ của De Montini gây phản đối khắp nơi từ phía các cố thừa sai. Các ông này gửi những bức thư tỏ thái độ tức giận.
Giám mục Retoro viết trong thư đề ngày 24-6-1857: “Chưa bao giờ gặp phải một thất vọng ê chề như thế: Phần chúng tôi phải nói rõ thôi, chúng tôi đã se cả tấm lòng mình lại, khi trông thấy cả tòa nhà hy vọng mình ôm ấp trân trọng đã sụp đổ nhanh như thế, rồi nghe lặp đi lặp lại bên tai người Pháp chúng tôi những lời hết sức khó chịu, chẳng hạn: Bọn họ kéo tới mà mình có mời đâu, rồi họ bỏ đi sau khi làm hại chúng mình... Hậu quả của tất cả việc đó là gì? Là đem chúng tôi ném vào răng cọp, sau khi đã chọc tức nó mà hại chúng tôi”. Và chính giám mục kể trên lại kêu lên trong một bức thư khác: “Chúng tôi đã hy vọng biết bao khi mới nghe tin cuộc hành quân sắp tới nơi, để đòi cho chúng tôi cách này hay cách khác một sự bình an và sự tự do hoàn toàn, để báo thù cho danh dự nước Pháp đã bị xúc phạm quá lâu nay rồi... Thất vọng biết chừng nào thật ê chề khi biết chắc chắn rằng lính Pháp đã chẳng chịu làm gì hết trơn”.
Và linh mục thừa sai Théophane Vénard, được phong Á thánh vì dược xem như một vị thừa sai lừng danh nhất của Hội thừa sai Paris và của Việt Nam, đã viết cho thân phụ hồi tháng 6 năm 1857 như sau: “Dân chúng cả nước, lương cũng như giáo, đều vổ tay và tỏ lòng hoan hỉ, vì nghĩ rằng ông vua tàn bạo của họ sắp bị truất phế. Nhưng thấy quân đội Pháp chúng ta chỉ tạo ra chuyện lạ thôi, rốt cùng họ bị dân chúng chế diễu, còn chúng con thì chỉ lãnh đủ sự ô nhục, những người thừa sai nghèo hèn, những đứa con của nước Pháp, một vương quốc cao sang”.
“Các cuộc viễn chinh hèn nhát kiểu đó chẳng xứng đáng chút nào với nước Pháp, vốn mang một quả tim quảng đại. Nếu nước Pháp chịu làm việc gì trước thế giới, thì phải làm một cách vĩ đại mới hợp với bản chất vĩ đại của nó” quân Pháp đã làm Tự Đức nổi giận lôi đình. Một sắc chỉ cấm đạo ngặt hơn, tàn bạo hơn, đã được đưa ra đàn áp, nhằm mục đích phá hủy toàn bộ hạ tầng cơ sở của cái tôn giáo cấu kết quá chặt chẽ như thế với quân Pháp. Vua đã sai lầm khi đánh giá tình hình ngoài mặt, không nghĩ tới nguy cơ sắp đổ xuống trên đất nước mình. Phần vua Nepoleon III, chịu sự áp lực của giám mục Pellerine từng hứa rằng tất cà tín hữu người Việt sẽ hợp tác tới toàn diện với quân Pháp, vua cũng nghe vị giám mục đó và vị thừa sai khác giải thích cho hiễu rõ tình hình lực lượng quân sự và các điểm chiến lược của Việt Nam, nên đã ủy nhiệm cho phó đề đốc Rigault de Genouilly đánh chiếm Việt Nam. Ông này đã nhận được lời mời giám mục Retoro căn dặn như sau: “Nếu Ngài đô đốc muốn thực hiện công việc một cách vững chắc, bền bỉ, vừa đem lại vinh dự cho nước Pháp, vừa làm lợi ích cho nước Pháp, hoặc là đặt một ông vua có đạo dưới quyền bảo hộ của nước Pháp để ta chiếm giữ hải cảng và các hồn đảo vịnh Turane (Đà Nẵng) một cách vĩnh viển”.
Trên chiến hạm Némésis, Rigault de Genouilly có giám mục Pellerine bên cạnh, đảm bảo việc giao liên với các thừa sai và tín đồ kitô, vốn được chỉ thị cung cấp cho đô đốc các tin tình báo về vị trí các đội quân Việt Nam và các vụ chuyển quân. Được vị giám mục đảm bảo rằng hễ trông thấy hạm đội hùng mạnh của Pháp và Tây Ban Nha tới (bởi vì quân Tây Ban Nha ở Manila đã phái một trung tá để tham dự cuộc hành quân “trừng phạt” với Pháp) thì tất cả dân chúng giáo lương sẽ nổi loạn chống nhà vua và việc đánh chiếm nước này chỉ là việc làm vài ba hôm và Đô đốc Rigault de Genouilly bèn giàn trải đội hình 14 chiến hạm ngay trước vịnh Turane Nhưng đã xảy ra bất đồng về chiến lược giữa giám mục và phó đô đốc. Do thiếu kết hợp các tin tình báo và chiến thuật quân Pháp đã bắn phá cảng Turane ngày 31-8-1858 nhưng rồi do dự không muốn về thủ đô Huế vì nơi đây đang được bảo vệ bởi những tướng lãnh giỏi nhất của Việt Nam.
Bỏ lại tại Turane một đơn vị đóng chốt, Rigault de Genouilly xuống đánh chiếm Sài Gòn và các tỉnh miền Đông Nam Kỳ, Sài Gòn thất thủ, nhưng cuộc kháng chiến được tổ chức tiếp tục xung quanh các vùng đât bị chiếm đóng, tạo vòng vây phong tỏa tiếp viện. Binh lính Pháp có thể chết đói tại đây, nếu giám mục Lefévere đã không kịp thời vận động giáo dân Thiên Chúa Giáo tiếp viện.
Năm 1860, cuộc hành quân Pháp-Anh đánh Bắc kinh bắc buộc quân Pháp phải tạm hoãn công việc chinh phục Việt Nam. Vua Tự Đức lợi dụng thời hạn đó để tổ chức tự vệ. Vua nói: “Cần phải diệt tận gốc cái đạo tàn ác kia đi, bởi nếu không có bọn tín đồ, thì lũ quân man rợ phương Tây sẽ không có ai phù giúp không nhận được tiếp tế gì hết.Thiếu tiếp viện thì chúng phải rời khỏi nước ta thôi”.
2/ Một số giáo dân Thiên Chúa Giáo VN phục vụ thực dân Pháp: Trong việc tổ chức cai trị các vùng đất chiếm được bọn quân Pháp chiêu mộ người hợp tác, nhưng theo lời đô đốc Rieunier, chúng chỉ gặp được “tín đồ kitô hoặc những tên vô lại”. Bốn ngàn giáo dân đến quây quần xung quanh bọn xâm lược. Thật dễ đoán biết sự tức giận phẫn nộ không những của triều đình Huế mà cả trong dân chúng người “lương” nổi lên cao độ chừng nào. Các sắc chỉ cấm đạo công bố giữa năm 1859 và 1861 là gay gắt và nghiêm khắc nhất từ trước tới nay.
Sắc chỉ 17-1-1860 truyền phải phân tán người Thiên Chúa giáo tới sống xen ở giữa các làng người lương, đễ mỗi tín đồ Thiên Chúa phải có 5 đồng bào lương kiểm soát. Tất cả các làng và nơi thờ tự của Thiên Chúa Giáo phải triệt hạ; tài sản của người theo đạo Thiên Chúa La mã phải bị tịch thu và sau hết phải khắc chữ TÀ ĐẠO lên má các tín đồ.
3/ Tạo cơ hội cho các tín đồ Thiên Chúa Giáo về lại với Tổ Quốc: Sau Hòa Ước 1862, Vua Tự Đức công bố ân xá khắp cả nước. Nhân dịp kỷ niệm ngày sinh của vua, vua ra lệnh tha cho tất cả các tín hữu kitô đang bị tù, cho những người bị phân tán trước đó được trở về làng cũ, được nhận lại tài sản của họ, nhà cửa, ruộng đất, và còn được miễn thuế và được sống yên thân.
4/ Thái độ tín đồ Thiên Chúa Giáo với quân xâm lược Pháp và công cuộc kháng chiến chống Pháp:
a/Tại Phía Nam:
(di ảnh, lăng và tượng cụ Nguyễn Đình Chiểu)
Ở đây, nên ghi nhận cái ý tinh vi của vần thơ Việt Nam, đặt chủng viện thừa sai song song với thiếu úy thực dân. Thời gian này, Sài Gòn đã bị chiếm, các hội thừa sai tổ chức xây dựng trường học, tu viện, nhà thương theo kiểu phương Tây.
B/ Tại Phía Bắc:
Năm 1873, Jean Dupuis, một tay mạo hiểm Pháp, vịn cớ phải ngược dòng sông Hồng để bán vũ khí cho người Hoa, y đã chống lại lệnh cấm của nhà cầm quyền Việt Nam. Thiên hạ biết rằng y đã nhận được tiếp viện hùng mạnh của đô đốc Dupre thống sứ Nam kỳ, thuộc địa Pháp kể từ 1868. Trong một thư gửi giám mục Sohier địa phận Huế ngày 6.10.1873, y thổ lộ: “Hẳn đây là vấn đề đặt cơ sở cho ảnh hưởng Pháp dọc bờ sông Hồng và chuẩn bị cho một cuộc đổ bộ cả Bắc kỳ luôn”. Quả là một thách thức đối với chính quyền quân chủ Việt Nam thời ấy.
Theo tin tình báo nhận được từ các thừa sai tại Bắc kỳ, quân Pháp nắm được tình hình chính trị của miền Bắc Việt Nam, Lê Bảo Phụng, từng bí mật quan hệ nhiều với quân Pháp, đã tổ chức một cuộc bạo loạn gây bất ổn cho xứ sở. Nắm vững tình hình đó nhờ các cố thừa sai, quân Pháp tìm cách để nhảy vào. Cớ đây rồi: Jean Dupuis bị các nhà cầm quyền Hà nội bắt giữ. Jean Dupuis phái Francis Garnier dẫn một hạm đội tiến ra. Tới Hà nội, Francis Garnier đơn phương ra lệnh thả Jean Dupuis, phải mở sông Hồng cho tự do giao thông và bãi bỏ quan thuế ở đây. Đứng trước khước từ của nhà cầm quyền Việt Nam, Francis Garnier đánh chiếm Hà nội ngày 19.11.1873. Ông bắt liên lạc ngay với giám mục Avenue Puginier : “Thưa đức cha, không ai am tường Bắc kỳ bằng Đức cha và đức cha lại có lòng yêu mến nước Pháp. Đức cha có vui lòng giúp tôi cũng cố những gì chúng ta đã chiếm được bằng cách chỉ cho tôi những người bản xứ có khả năng cai trị dưới quyền tôi không? “ “Dĩ nhiên sự hợp tác của giám mục Hà nội là điều đã ăn chắc từ trước rồi”. “Khi ngọn cờ Pháp xuất hiện ở Bắc kỳ, giám mục mừng vui sung sướng, Ngài ra sức giúp quân lính chúng ta tất cả những việc gì có thể thích hợp với vị trí một giám mục thừa sai tại Bắc kỳ “ sử gia đã ghi rõ như thế trong cuốn sử về cuộc đời giám mục. Giám mục đã đoán chắc với binh lính rằng ông có thể nhập ngũ dưới ngọn cờ của kẻ chiến thắng, bởi vì ngọn cờ này là cờ nước Pháp. Nhờ người giáo dân Thiên Chúa giáo, Francis Garnier đã chiếm được Nam Định, Hải Dương và những vùng khác thuộc đồng bằng sông Hồng một cách nhanh chóng. Nhưng, mặc dầu được giám mục bảo là phải cảnh giác, Francis Garnier đã bị giết ngày 21.12.1873 trong một cuộc phục kích tại Cầu Giấy. Đám tang của y được cử hành trọng thể bởi giám mục Puyginiê với hai giám mục Pháp khác.
Chiến thắng và cái chết của Francis Garnier, đã gây ra sau đó những cuộc bắt đạo dữ dội. Theo tài liệu của chính quyền Nam kỳ, mỗi lần quân đội Việt Nam bị thất bại, thì dân chúng người lương lại thêm căm thù dân Thiên Chúa giáo: “Nhiều cuộc tàn sát đốt làng đã theo sau vụ Nam Định bị quân Pháp đánh chiếm ngày 9.12.1873. Tại các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Hà Nội những cảnh đó trở nên rất tàn bạo, khi người ta nghĩ rằng sau cái chết của Francis Garnier quân Pháp có thể rời bỏ Bắc kỳ”.Tài liệu trên kể thêm rằng: “Cơn bắt đạo xảy ra sau sự rút lui của chúng tôi khỏi Bắc kỳ đã không hoành hành trong các địa phận thuộc Dòng Đa-Minh Tây Ban Nha cai quản. Các thừa sai của họ vẫn được tự do tương đối và đã được đối xử khoan hồng. Giám mục Colomre đã được vua Tự Đức cấp cho đất xây nhà thờ và nhiều huân chương vàng bạc tưởng thưởng họ, vì đã đóng góp tốt cho việc giữ gìn tri an trong các tỉnh mạn đông sông Cái (tức sông Hồng)”.
Trong một tài liệu song song - truyền đơn do các chí sĩ Nghệ Tĩnh tung ra năm 1871 - người ta đọc thấy những lời tố cáo các thừa sai như sau: “Từ bên ngoài, từ bên trong, bọn chúng (người Tây) gặm dần đất nước ta như tằm ăn dâu: nhà thờ mọc lên, dân chúng theo đạo Thiên Chúa, rõ ràng là nguy cơ trước mắt đó, đất nước ta đang bị xói mòn dần, ngay dưới bàn chân”.
Cho tới ngày chết, 25.4.1892, giám mục Puyginiê chẳng bỏ qua bữa nào mà không hoạt động để cũng cố thêm vị trí nước Pháp tại xứ sở con nuôi này của ông. Người ta đang giữ được hàng chục điệp văn và bản tin tình báo mang chữ ký của ông trong văn khố của Bộ thuộc địa. Và một phần nhờ các bản tin đó mà quân Pháp đã có thể dập tan cuộc kháng chiến vũ trang của Người Việt Nam. Cuộc kháng cự hùng mạnh nhất đã xảy ra tại Ba Đình, Thanh Hóa, dưới sự chỉ huy của Đinh Công Tráng. Bề ngoài, đó là một loại làng được biền thành căn cứ, được lũy tre bảo vệ, có thành, có đường hầm và hệ thống giao thông hào được bố trí rất thông minh. Tinh thần các chiến sĩ lúc đó rất cao. Nhằm “bình định” cứ điểm này, quân Pháp đã gửi tới một lực lượng gồm 2250 tên lính, 25 đại bác, 4 pháo hạm dưới quyền chỉ huy của trung tá Metzinger. Cuộc tấn công ngày 16-12-1886 bị đẩy lùi. Quân Pháp phải tổ chức bao vây để tìm hiểu chiến thuật mới. May cho chúng, vì có một sĩ quan trẻ, đại úy Joffre sau này là thống chế Pháp trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất nghĩ tới việc nhờ linh mục Trần Lục, cai quản xứ Phát Diệm và là Phó vương, tiếp trợ cho cuộc bình định các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Ông linh mục này đã nhận phép lành của giám mục Puyginiê, rồi đi tiếp viện cho quân Pháp với 5000 giáo dân, Ba Đình đã thất thủ.
Thật đau lòng cho sử gia người Việt Nam theo đạo Thiên Chúa khi phải nhắc lại những năm tháng ấy, thấy quân đội Pháp hành quân “bình định” chỉ được nghĩ ngơi trong các làng Thiên Chúa giáo: “Sau một cuộc hành quân mệt rã rời, quân lính của ta kiệt sức vì thiếu ăn, mà tiến vào một làng người lương thì thường chỉ được ăn đạn. Nhưng nếu gặp được làng người công giáo thì trẻ con chạy ra đón đường và kêu ầm lên: Công giáo, công giáo đây! để quân chúng ta biết rằng chẳng có gì phải sợ ở đó, rồi dân làng đem chuối, trứng, gà ra chiêu đãi. Sự khác biệt thật rõ ràng và là điều đáng ghi nhớ nhỉ? “. Những giòng trên đây là do một tu sĩ dòng Tên đã say sưa thích thú về thái độ của người có đạo kitô lúc đó nghĩ rằng bổn phận của họ là phải hợp tác (với Pháp) vì mình là người công giáo (F. Rouvier, Loin du Pays, Paris 1896, tr/ 103-104).
Cụ Phan Bội Châu, một chí sĩ yêu nước, đã gửi đến cho những người theo đạo Thiên Chúa những lời tâm huyết trong cuốn Việt Nam vong quốc sử, xuất bản năm 1905 như sau: “Có một hạng người mà tổ tiên là Việt Nam, nhưng đã cùng vợ con trở thành tín đồ kitô. Này, hãy nghe tôi nói. Chúng ta đều sinh ra trong cùng một xứ sở, chúng ta cùng sống với nhau dưới gầm trời, cùng ăn một thứ cơm gạo... Bởi thế, chúng ta phải liên kết với nhau hầu bảo vệ giống nòi, hơn là quì gối trước mặt quân thù. Sau cái chết của các ngươi, có thể các người lên thiên đường, nhưng bây giờ đây, các ngươi phải cầu nguyện cho hòa bình; cuộc sống của các ngươi tại ngục tù trần gian này thật là khốn khổ, tại sao các người lại dững dưng được? Quả thực, mặc dầu là kitô hữu, các người thảy là người dân Việt Nam. Các người đừng đi theo quân Pháp, đừng giúp chúng nó làm hại Tổ quốc chúng ta. Như vậy, các người sẽ lập được công đức trung thành với Chúa, môn đồ của Đấng Kitô Cứu Thế, đồng thời thật là đồng bào Việt Nam”.
D.-/ Giáo hội Thiên chúa Giáo Việt Nam dưới thời thực dân Pháp:
1/ Mặt thật thực dân Pháp nhân danh văn minh Thiên Chúa Giáo để di xâm lược:
Từ ngày xâm chiếm Viêt Nam cho tới năm 1945, quân Pháp phải đương đầu với các cuộc nổi dậy liên tục, lúc thì rộng lớn, khi thì giới hạn hơn. Không những nhân dân Việt Nam vì hãnh diện với nền văn hóa 4000 năm, không thể chịu cái nhục bị đô hộ, nhưng cũng vì thế chế độ cai trị thuộc địa đã giam hãm họ mãi trong sự nghèo khổ, dốt nát và bất công. Với những ly rượu, ly thuốc phiện, bọn thực dân bắt quần chúng say sưa quên cả bản thân và nghiện ngập đến trở thành đần độn như súc vật. Cứ đọc chẳng hạn như những bản báo cáo mà Phủ Toàn quyền gửi về cho Bộ thuộc địa Pháp, sẽ thấy Báo cáo ngày 29-1-1908 viết: “Việc bán rượu trong cùng một thời kỳ (tháng 10-1907) đã vượt con số 700 ngàn lít, nhưng giảm mất 60 ngàn lít so với tháng trước. Còn thuốc phiện trái lại mức bán có gia tăng luôn. Tháng 10, đã bán được gần 1.800 kí thuốc phiện, nghĩa là gần gấp đôi số lượng đã bán cùng kỳ năm 1906”.
Báo cáo ngày 19-2-1908 ghi: “Việc tiêu thụ rượu tháng 11-1907 đã lên tới 744.798 lít, vượt tháng 10 được 40.957 lít, nhưng thấp hơn tháng 11 năm 1906, vì năm ấy đã bán tất cả 923.245 lít rượu. Còn việc bán thuốc phiện vẫn gia tăng một cách rất đáng phấn khởi”.
Vài ví dụ đó chỉ rõ công trình văn minh “Thiên Chúa Giáo” người Pháp thực hiện tại Việt Nam đứng ở mức đạo lý cao chừng nào. Tuy thế, trong thời kỳ này, Thiên Chúa giáo vẫn đang phồn thịnh và ngày càng một phát triển hơn. Có vài người lãnh đạo Thiên Chúa giáo Việt Nam còn dám gọi thời thuộc địa đó là “thời vàng son của Giáo Hội Thiên Chúa Giáo La Mã tại Việt Nam”.
2/ Quyền lợi thế tục của Giáo hội Thiên Chúa Giáo dươi thời thực dân Pháp:
Việc phát triển công giáo trước hết là về mặc kinh tế. Nhằm tỏ lòng tri ân đối với các hoạt động thừa sai ngày 28-8-1962, tức chỉ 2 năm sau khi chiếm được 3 tỉnh ở Nam kỳ, toàn quyền thực dân đã ra Nghị Định “dâng không cho Nhà Chung mạn Tây Nam kỳ, hoàn toàn được chủ quyền về một sở đất tọa lạc tại Sài Gòn». Đàng khác, mặc dầu có luật tách biệt Nhà thờ khỏi Nhà nước được bỏ phiếu năm 1905 và áp dụng tại “mẫu quốc” rồi, luật đó vẫn không bao giờ được công bố và áp dụng tại thuộc địa. Nhiều vụ nhượng đất đai đã được thực hiện cho Nhà Chung, chẳng hạn những năm 1923, 1926, 1927, 1930, 1931, không nói tới các vụ hiến đất “cách riêng tư”, một số quan người Pháp đã lấy đất công dâng cho Nhà chung, thể theo lòng đạo đức cá nhân của họ.
Năm 1939, tài sản của Nhà Chung thừa sai Pháp trị giá trên 5 triệu đồng, tức là trên 50 triệu quan tiền Pháp. Trị giá đó là chính thức, nhưng theo các luật gia thuộc địa Caratini và Grandjean thì thấp hơn giá trị thực tế và không bao gồm tất cả các tài sản của Giáo Hội, vì đã bỏ ra ngoài của cải các xứ đạo và nhiều pháp nhân giáo hội khác vốn có quyền sở hữu. Tài sản các Nhà Dòng Đaminh Tây Ban Nha cũng rất quan trọng. Nói cho đúng thì một phần các tài sản của nhà Dòng, nhất là đất đai và ruộng vườn thường là của trối, hoặc của dâng cúng từ phía giáo dân. Nhưng các Nhà Chung được liệt vào hạng địa chủ lớn nhất thời ấy.
Cũng có thể nhắc thêm một số đặc ân quan trọng, Nhờ một nghị định ngày 8-2-1868, giám mục Sài Gòn được miễn cước phí về toàn bộ thư tín chính thức gửi cho nhà cầm quyền và cho các thừa sai. Năm 1877, người ta cũng cho tòa giám mục Sài Gòn được miễn phí khi đánh điện tín theo nhu cầu công việc của Nhà Chung. Ngày 22-8-1867, một quyết định của Nhà nước thuộc địa ra lệnh cấp cho tòa giám mục Sài Gòn 4000 quan. Sau cùng, theo nghị định ngày 14-12-1868, «các phần tử giáo sĩ tại thuộc địa, khi đi dưỡng sức thì được Nhà nước trả cho 50% phí tổn trong 5 tháng nghỉ đầu». Năm 1872, chính quyền Nam kỳ ban cho Nhà chung Sài Gòn một khoản trợ cấp hàng năm là 170.000 tiền Pháp. Số ngày đã bị cắt từ năm 1882 theo sau việc khiếu nại của những người ngoài công giáo. Năm 1887, nhà nước Nam kỳ đã cấp cho các Nhà Chung ở Bắc và Trung Việt Nam số tiền 50.000 quan Pháp.
Nói cho đúng thì với các tài sản và đặc ân kể trên, Giáo hội đã lo mở mang một hệ thống trường tư thục khác nổi tiếng, tạo dựng các nhà thương, nơi đó các nữ tu người Tây lãnh lương tháng 75 đồng, còn các chị người bản xứ chỉ được 30 đồng, theo nghị định ra ngày 9-7-1921 và các trại chăm sóc bệnh cùi, cũng như thiết lập nhiều cơ sở từ thiện lớn.
Giáo dân hầu hết là nông dân, thường thì khi theo đạo để được chở che khỏi bị các quan chức thối nát quấy nhiễu và đôi khi còn được đảm bảo chén cơm độ nhất.
4/ Quan điểm Giáo hội Thiên Chúa Giáo với phong trào ái quốc Việt Nam:
Hồi đầu, Giáo hội tỏ ra rất dè dặt đối với Văn Thân. Năm 1887, toàn quyền Lanessan chính thức đến thăm giám mục Hà Nội là đức cha Puyginiê. Sau đó hắn thuật lại rằng: «Bởi thấy đức cha cứ nói đi nói lại về vấn đề Văn Thân, tôi mới đặt ra cho đức cha câu hỏi: Đức cha nghĩ nước Pháp phải đối xử với họ thế nào? Đức cha trả lời dứt khoát ngắn gọn rằng: «Phải tiêu diệt bọn họ đi», vừa nói vừa đưa tay ra dấu, cho thấy rỏ thái độ dứt khoái của Đức Cha. Tôi mới hỏi: Tại sao thế? Đức Cha trả lời: Tại vì bọn Văn Thân rất có ảnh hưởng, họ có uy tín lớn và một khi được làm quan là thiên hạ kính trọng họ, vì vậy nhất thiết phải thanh toán bọn họ đi. Bao lâu còn Văn Thân, chúng ta sẽ phải lo lắng đủ thứ, bởi vì bọn họ quá yêu nước, không thể nào chấp nhận sự cai trị của chúng ta. Hơn nữa, chẳng bao giờ một người Văn Thân chịu theo đạo Kitô».
5/ Sự phân biệt giữa các giáo sĩ phương Tây và các giáo sĩ thuộc địa :
Phải nói rằng các cố thừa sai, do màu da và chiếc áo chùng thâm của họ, họ đứng ở một vị trí rất cao trên chiếc thang xã hội. Người ta phải cung kính họ ngang với các quan đầu tỉnh (gọi là công sứ tại hai miền Trung và Bắc).
6/ Giáo sĩ Thiên ChúaGiáo tàn bạo với dân bản xứ và “Đức Vâng lời tuân phục” của giáo dân Thiên Chúa Giáo: Nhiều ông đã lợi dụng vị trí của họ như thế để cai quản theo kiểu bạo chúa. Một vài thí dụ. Cố Antôn đi qua một làng lương, trên người mang áo chùng thâm và áo các phép. Một số thiếu niên người lương thấy cố ăn mặc kỳ cục thì cười diễu, có vài trẻ dám chửi rủa cố. Trở về nhà tức giận, tập hợp giáo dân lại, ra lệnh cho họ đi ruồng qua làng lương kia, trừng phạt đích đáng mấy đứa có tội, nghĩa là đánh đập tất cả những người họ bắt gặp ngoài đường tung hoành trong làng ấy như đối với quân thù vậy. Các cụ bô lão trong làng lương bèn gửi khiếu nại lên huyện. Và thật ngỡ ngàng khi thấy quan huyện bắt họ phải mua lễ vật, theo phong tục Việt Nam mà đến sắp mình lạy trước mặt cố, xin tha thứ cho những gì đã xúc phạm cố. Quan huyện còn nói thêm: «Đó là bản án còn nhẹ đấy, bởi đây là lần đầu tiên dân tụi bay đã phạm lỗi như thế. Chớ quên rằng, nếu còn tái phạm, thì bô lão sẽ vào tù, còn phạm nhân thì sẽ bị tử hình».
Cố Giăng, nằm trong một cái cáng do 2 giáo dân khiêng tới 1 thành phố cách nhà 18 kilômét. Vừa ra khỏi xứ đạo, một trong hai thưa rằng mình bị bệnh, xin cố kiếm ai thay thế hộ. Cố bảo: «Cứ bắt được ai thì bắt!» Có một người đi qua, cố kêu: «ê anh kia, đến khiêng ta đi tỉnh!» Người kia lắc đầu: «Không, tôi không thể và tôi không muốn». - «Thằng xấc láo, mày không muốn hả? Thằng giặc!» Người kia vẫn không chịu khiêng: «Tôi là lý trưởng, tôi không thể khiêng được». Đứng trước sự khước từ dứt khoát như thế, ông cố xuống khỏi cáng, cầm gậy bổ tới đánh đập viên lý trưởng, miệng nguyền rủa: «Lý với không lý, liệu mà khiêng cáng cho tao. À, thằng giặc….! Mày sẽ biết tao tao! ».
Hôm đó, cố Tây đến nhà quan đầu tỉnh và tố cáo rằng làng lương bên cạnh xứ đạo của ông đang nổi loạn, mà chính tên lý trưởng cầm đầu. Qua ngày sau viên lý trưởng bị cách chức và bị tống vào ngục. Không hiểu cố Tây có tạ ơn Chúa cho mình chiến thắng tên ngoại đạo kia chăng, nhưng chắc cố phải rất thích thú thấy rằng phong trào chống giáo sĩ bên chính quốc Pháp chưa được du nhập sang các vùng thuộc địa.
Cả bên trong Giáo Hội cũng có phân biệt đối xử một cách ngang nhiên. Cố thừa sai tin chắc rằng nhờ ơn Chúa và nhờ vào da trắng của ông, ông phải lo bảo vệ danh dự của người da trắng và cách đặc quyền chính trị của người da trắng. Hàng giáo sĩ Việt Nam được đào tạo để luôn biết sống trong lệ thuộc. Cần ghi nhận rằng hồi 1630, sĩ số các thừa sai chỉ là 20% trong hàng giáo sĩ tại Việt Nam, nhưng họ chiếm giữ toàn bộ các chức vụ quan trọng: như giám mục, tổng quản, hạt trưởng, giám đốc chủng viện, bề trên hội Dòng, chánh xứ ở thành thị. Trong hầu hết các địa phận, linh mục người Việt không được ngồi cùng một bàn với ông cố Tây, càng không được ăn cơm chung với cố.
Tại Bùi Chu, ngày lễ Thánh Đaminh, tất cả các linh mục người Việt, bất kể hạng tuổi nào, phải tới sụp lạy trước mặt các thừa sai, kể cả đối với mấy người còn trẻ măng, hoặc chỉ là thầy phó tế thôi, và hôn kính giày các thừa sai đó, để giúp mình nhớ lại lời thánh Phaolô: «Phúc đức thay bàn chân các nhà truyền giáo».
Cảnh phân biệt chủng tộc ấy còn nổi bật hơn nữa trong lãnh vực đặc ân mà Giáo Hội dành cho giáo dân người Pháp, như tại các thành phố hoặc tại nơi họ cư ngụ, phải dành cho họ những chỗ đầu trong nhà thờ, nơi đó không một người Việt nào được phép ngồi vào, kể cả những ngày có đông giáo dân dự lễ đến nơi hàng trăm người cứ phải đứng, Giáo dân người Việt là giáo dân hạng thứ. Người ta quen kể họ như những trẻ thiếu niên được sức mạnh và uy quyền Giáo hội bảo hộ cho.
Ngoại trừ các cụm nhà thành thị dân chúng sống lẫn lộn, người công giáo thường được tập trung lại thánh làng xóm riêng, tách rời khỏi người lương, sống chen chúc quanh tháp nhà thờ xây theo kiểu Tây, chọc lên trời, cao vượt khỏi lũy tre. Bị đóng khung và được đoàn ngũ hóa bởi hàng giáo sĩ, họ trở thành một lực lượng quần chúng, một lực lượng đáng ghê sợ khi cha xứ kêu họ đứng lên bảo vệ đức tin, bảo vệ nhà thờ. Hệ thống ốc đảo đó tách biệt và cô lập phần lớn giáo dân khòi liên hệ với đồng bào, thúc đẩy họ từ khước, tẩy chay bất cứ điều gì không được Giáo Hội chánh thức phê chuẩn, chẳng hạn sách Truyện Kiều, một kiệt tác văn thơ cổ điển của Việt Nam.
@ Chút suy nghiệm:
Qua phần tài liệu trên do linh mục Trần Tam Tỉnh cung cấp và phổ biến trên mạng lưới điện tóan ngày12.4.2009 với tiêu đề:”Thập Giá và Lưỡi Gươm”,chúng tôi không dám bình luận vì e rằng “thời điễm chưa cho phép” Chúng tôi chỉ xin phép có chút ý kiến như sau:
1/ Sự cấm truyền đạo Thiên Chúa không phải do Phật giáo: mà do Vuơng quyền nhà Nguyễn (giòng vua Minh Mạng chứ không phải giòng Nguyễn phúc Cảnh) đương thời. Điều cần xin được lưu ý là Vương triều nhà Nguyễn ưu ái Khổng giáo chứ không phải Phật giáo.
2/ Lý do việc cấm đạo Thiên chúa
a/ Tín đồ Thiên Chúa Giáo không đuợc thờ phụng ông bà tổ tiên vì bị giáo luật do các giáo sĩ Thiên chúa giáo phương Tây ngăn cấm. Việc nầy đi ngược lại truyền thống đạo đức dân tộc.
b/ Đức “Vâng Lời” là một trong những tín lý tối cao do các giáo sĩ phuơng Tây bày ra, nó được dùng làm thước đo lòng trung kiên của Đức Tin. “Đức Vâng Lời” không chỉ trong lúc thực hành lời phán của các Đức Chúa (gồm Chúa Trời Jehovah và Jesus) mà trên thực tế “Đức Vâng Lời” của giáo dân Thiên chúa giáo còn phải triệt để tuân phục mọi mệnh lệnh từ các giáo sĩ phương Tây và chính các giáo sĩ nầy là đạo quân tiền phong xâm lược. Vì vậy, về phuơng diện kháng chiến chống thực dân Pháp, vô hình chung giáo dân Thiên chúa giáo bị đồng bào xem là phản quốc, về Vuơng quyền thì bị xem như nguy hại cho ngai vàng của họ.
c/ Những sự kiện liên quan trực tiếp về quyền lợi vật chất, và thế quyền của giáo dân Thiên chúa giáo có được là do uy quyền các giáo sĩ và do mũi súng của thực dân Pháp ban cho, nên giáo dân Thiên chúa giáo phải là nơi cung cấp luơng thực, cung cấp nhân lực, cung cấp tin tức tình báo, cung cấp địa điễm an tòan cho thực dân Pháp nhằm tiêu diệt các lực luợng ái quốc chống quân pháp xâm lược.
3/ Vẫn còn đường trở về Tổ Quốc và lẽ phải: Như trên đã trình bày, sự cấm đạo của vương triều nhà Nguyễn (giòng vua Minh Mạng, không phải giòng Nguyễn phúc Cãnh) không nhằm tiêu diệt toàn bộ những gì thuộc về Thiên chúa giáo mà chỉ trả đủa những gì thực xâm Pháp đã đổ bạo tàn trên đất nước VN. Nhà vua cũng đã mở lối về lại với dân tộc cho giáo dân Thiên chúa và tạo điều kiện sống và truyền đạo cho các Giáo sĩ như:
(Pellerin, tên Giám Mục thực dân) (Paul-Francois Puginier GM Bắc Kỳ)
b/ Với giáo sĩ truyền đạo người Tây ban Nha: “Cơn bắt đạo xảy ra sau sự rút lui của chúng tôi khỏi Bắc kỳ đã không hoành hành trong các địa phận thuộc Dòng Đa-Minh Tây Ban Nha cai quản. Các thừa sai của họ vẫn được tự do tương đối và đã được đối xử khoan hồng. Giám mục Colomer đã được vua Tự Đức cấp cho đất xây nhà thờ và nhiều huân chương vàng bạc tưởng thưởng họ, vì đã đóng góp tốt cho việc giữ gìn tri an trong các tỉnh mạn đông sông Cái “tức sông Hồng “.
4/ Tấm lòng“bác ái“của các Giáo sĩ phương Tây bằng vào “lưỡi gươm và Thánh giá: Năm 1887, toàn quyền Lanessan chính thức đến thăm giám mục Hà Nội là đức cha Puyginiê. Sau đó Lanessan thuật lại rằng: “Bởi thấy đức cha cứ nói đi nói lại về vấn đề Văn Thân, tôi mới đặt ra cho đức cha câu hỏi: Đức cha nghĩ nước Pháp phải đối xử với họ thế nào? Đức cha trả lời dứt khoát ngắn gọn rằng: “Phải tiêu diệt bọ họ đi”, vừa nói vừa đưa tay ra dấu, cho thấy rỏ thái độ dứt khoái của Đức Cha. Tôi mới hỏi: Tại sao thế? Đức Cha trả lời: Tại vì bọn Văn Thân rất có ảnh hưởng, họ có uy tín lớn và một khi được làm quan là thiên hạ kính trọng họ, vì vậy nhất thiết phải thanh toán bọn họ đi. Bao lâu còn Văn Thân, chúng ta sẽ phải lo lắng đủ thứ, bởi vì bọn họ quá yêu nước, không thể nào chấp nhận sự cai trị của chúng ta. Hơn nữa, chẳng bao giờ một người Văn Thân chịu theo đạo Kitô”.
5/ Giáo dân Thiên chúa giáo thể hiện hành động phản quốc
a/ Linh mục Trần Lục, quản xứ Phát Diệm và là Phó vương, tiếp trợ cho cuộc bình định các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Ông linh mục này đã nhận phép lành của giám mục Puyginiê, rồi đi tiếp viện cho quân Pháp với 5000 giáo dân, Ba Đình đã thất thủ.
Toàn quyền Đông Dương Lanessan (các bà xơ cung cấp tin tức cho thực dân Pháp)
b/ Giáo dân Thiên Chúa Giáo phản quốc che chở cứu tử bạn thực dân Pháp xâm lược và giết hại nghĩa quân cứu nước.
Sau một cuộc hành quân mệt rã rời, quân lính của ta (tức thực dân Pháp xâm lược) kiệt sức vì thiếu ăn, mà tiến vào một làng người lương thì thường chỉ được ăn đạn. Nhưng nếu gặp được làng người công giáo thì trẻ con chạy ra đón đường và kêu ầm lên: Công giáo, công giáo đây! để quân chúng ta biết rằng chẳng có gì phải sợ ở đó, rồi dân làng đem chuối, trứng, gà ra chiêu đãi. Sự khác biệt thật rõ ràng và là điều đáng ghi nhớ nhỉ? “.
6/ Giáo dân VN nghĩ gì về Giáo sĩ đại diện cho thực dân Pháp và Giáo sĩ VN phục vụ cho thực dân Pháp:
a/ Giáo sĩ Đại diện cho thực dân xâm lược Pháp
Hai nhân vật quan trọng trong việc cổ vũ việc Pháp xâm lăng Việt Nam là giám mục Pellerine cai quản địa phận Huế và linh mục Huc, cựu thừa sai truyền giáo.
Viên thuyền trưởng tiếp giám mục Pellerine cai quản địa phận Huế tại chiến hạm của ông. Giám mục lên tàu cung cấp cho ông các tin tức tình báo và nhân danh toàn thể các thừa sai tìm hiểu xem mục đích thật chiến hạm tới đây làm gì.
Giám mục Pellerine, người có vũ chủ chốt việc Pháp xâm chiếm Việt Nam.
b/ Đại diện giáo sĩ Thiên chúa giáo VN phục vụ thực dân Pháp xâm lược
Linh mục Trần Lục, quản xứ Phát Diệm và là Phó vương, tiếp trợ cho cuộc bình định các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Ông linh mục này đã nhận phép lành của giám mục Puyginiê, rồi đi tiếp viện cho quân Pháp với 5000 giáo dân, Ba Đình đã thất thủ.(Trích: Tản Mạn Quanh Cuốn "Linh Mục Trần Lục" của Nguyễn Ngọc Qùy
“ Một người đã hướng dẫn và cung cấp cho quân xâm lược 150 tay súng Công giáo để đánh chiếm thành lũy Ninh Bình của nước ta, một người đã huy động 5.000 giáo dân Việt Nam giúp Tây tiêu diệt chiến khu Ba Đình của anh hùng Đinh Công Tráng, một người đã từng bị lãnh tụ chống xâm lăng Phan Đình Phùng đè ra hỏi tội và đánh đòn công khai, một người đã từng được quân xâm lăng Pháp tưởng thưởng công lao bằng hai Bắc Đẩu Bội Tinh, một người như thế mà lại được cộng đồng chức sắc và trí thức Công giáo hải ngoại, cho đến giờ nầy, vẫn còn ồn ào "nâng" lên thành anh tài của Việt Nam và vĩ nhân của thế giới, thì làm sao lý giải được hiện tượng chua xót và … quái đản nầy ?”
Trừ tín hữu kitô và những tên xu thời, nhân dân dân các vùng bị chiếm đóng đều tổ chức kháng chiến chống Pháp, dưới sự lãnh đạo của những nhà chí sĩ yêu nước xuất thân từ quần chúng.
(Các nữ nghĩa quân của Đinh Công Tráng bị bắt đóng gông
trong một trận càn quét của quân thực dân Pháp
Tượng tên Giám Mục thực dân cướp nước phía sau lưng các linh mục và học sinh của trường Pellerin
Nhưng cho đến hôm nay tên Giám mục cướp nước Pellerin vẫn đuợc vẫn được hàng Giáo phẫm cao cấp Thiên chúa giáo VN ngưỡng mộ bằng cách đặt tên ông ta cho một trường Trung Học Tư thục Thiên chúa giáo lớn nhất tại Huế và cũng như thế, Giáo sĩ Trần Lục vẫn được sữ sách Thiên Chúa giáo bái phục ngưỡng vọng như một bậc thánh nhân.
Câu hỏi nầy, chúng tôi xin bỏ lững và chờ đợi sự giải đáp của các Công Dân Việt Nam, nhất là các Công Dân Thiên Chúa Giáo Việt Nam.
Phần IV
Đông cung Thái Tử Nguyễn phúc Cảnh
Trước khi vào chưyện, chúng tôi kính mời quý vị “ chiêm ngưỡng Tượng đài Giám mục Bá Đa Lộc, còn gọi là Cha Cả, tức giám mục Pigneau de Béhaine tay trái dắt tay Đông cung Nguyễn Phúc Cảnh tay phải phô trưng bản văn Hiệp ước Verailles, tại Sài Gòn), vào khoảng năm 1900, gần nhà thờ Đức Bà. Hiện không còn, vì tựơng đã bị giựt sập.( Statue of Pigneau de Béhaine, with Prince Canh and holding the Treaty of Versailles, in Saigon) vi.wikipedia.org/wiki/Pigneau_de_Behaine .Những tài liệu trong bài nầy, chúng tôi trích từ: http://vietsciences2.free.fr, các tácgiả Nguyễn thị Chân Quỳnh, Nguyễn Trân Long , Bách khoa toàn thư mở Wikipedia,Thành Ngữ Điển Tích Danh Nhân Tự Điển của G.S.Trịnh Vân Thanh do nhà xuất bản Đại Nam in năm 1966 tại Sài Gòn và Nhà xuất bản Văn Nghệ 2008 VNthuquan ,Thư viện Online và một số khác
A/ Sơ lược về Nguyễn phúc Cảnh:
I/ Cuộc đời và sự nghiệp: Nguyễn Phúc Cảnh sinh ngày 6 tháng 4 năm Canh Tý 1780 tại Gia Định. Mẹ là Bà Quế phi (Đệ nhất phi) Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu, tên là Tống Thị Lan, con quan Chưởng Doanh Thái Bảo Quốc Công Tống Phúc Khuông, người huyện Tống Sơn, Thanh Hóa - theo Chúa Nguyễn Phúc Chu vào Nam. Bà sinh được ba người con là: Nguyễn Phúc Cảnh, Nguyễn Phúc Hy, chết năm1801, Nguyễn Phúc Tuấn, chết trước Hy. Chỉ Nguyễn Phúc Cảnh được gọi là Hoàng tử. Năm lên 4 tuổi, mùa Hạ năm Quý Mão (1783), Nguyễn Phúc Ánh nhờ Giám mục Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine) sang Pháp xin cầu viện, và dùng Hoàng tử Cảnh làm con tin. Giám mục Bá Đa Lộc, và Nguyễn phúc Cảnh lên đường vào tháng 2 năm 1785 để đến Pondichéry. Nhưng tại đây ông gặp khó khăn phải chờ hơn một năm mới tiếp tục đi Pháp được. Ông và cậu bé Nguyễn phúc Cảnh cập bến Lorient vào tháng 2 năm 1787. Đoạn đường đi mất hai năm. Khi ở bên Pháp, Hoàng tử Cảnh được Hoàng Hậu Marie Antoinette cho sửa đổi lại trang phục, thay thế quần lĩnh áo the và khăn vấn, và sai họa sĩ vẽ tranh kỷ niệm.
Triều đình Louis XVI chấp thuận can thiệp bằng một hiệp ước giữa vua nước Pháp và vua nước Việt Nam, người Pháp gọi Nam Kỳ là Cochinchine được ký kết bởi Công Tước Montmorin, Bộ Trưởng của vua Louis XVI và Giáo sĩ Giám mục Bá Đa Lộc tại Versailles, theo đó vua nước Pháp hứa viện trợ quân sự cho Nguyễn phúc Ánh và ông này phải đáp lễ lại bằng cách: Nguyễn Ánh chấp thuận nhường cửa biển Hội An (Quảng Nam), cửa bể Đà Nẵng và quần đảo Côn Lôn cho Pháp, người Pháp được quyền tự do buôn bán và kiểm soát thương mại của người nước ngoài ở Việt Nam, mỗi năm sẽ phải đóng trả cho Pháp một chiếc tàu giống với loại tàu Pháp viện trợ đồng thời cung cấp lương thực và quân nhu thiết yếu cho Pháp khi Pháp có chiến tranh với một nước khác ở khu vực Viễn Đông.
Đến đây, chúng ta cảm thấy đất nước quá may mắn vì nếu Hiệp ước nầy thực hiện được thì quyền lợi kinh tế, ngoại giao, phòng bị quốc gia của chúng ta chắc chắn đã rơi vào tay giặc Pháp một cách hợp pháp. Nguyễn Ánh xem Tổ quốc chỉ là món hàng trao đổi cho chiếc ngai vàng, xem nhân dân chỉ là bọn tôi đòi. Nhân cách của Nguyễn phúc Ánh là thế, nhưng Nguyễn phúc Liên Thành không biết suy bỉ. Liên Thành không thuộc lịch sử, hay Liên Thành chỉ là kẻ mặt dày khi dùng Nguyễn phúc Ánh tổ phụ 7 đời trước của Liên Thành là một kẻ vong thân phản quốc và vô luân tàn ác để “nhờ vả”!
Đừng quên rằng: Từ lâu, người phương Tây như: Anh, Hòa Lan, đã từng coi Côn Đảo là một địa điểm thuận lợi thiết lập thương điểm và căn cứ quân sự, vì từ hòn đảo này, có thể kiểm soát việc tàu bè qua lại từ Xiêm sang Trung Quốc và ngược lại. Nhưng vì sự cản trở từ các thế lực của chính quyền Pondichéry do công tước Conway lãnh đạo, cộng với sự rối rắm của triều đình Louis XVI, nước Pháp đã không thể gởi quân cứu viện như đã hứa.
Giám mục Bá Đa Lộc và Hoàng tử Cảnh lên đường trở về Đông Dương ngày 27 tháng 12 năm 1787 trên chiến thuyền La Dryade.
Tuy bị Hoàng đế nước Pháp bỏ rơi không thực hiện cam kết theo hiệp ước; nhưng Giám mục Bá đa Lộc không thể để mất miếng mồi ngon VN, Giáo sĩ Bá Đa Lộc đã vận dụng theo phướng hướng khác. Đó là: Với số tiền 15.000 quan tiền vàng của gia đình và bạn bè cho ông, cộng thêm sự giúp đỡ của các thế lực thương mại Thiên chúa giáo Pháp, ông thực hiện điều mà triều đình Pháp không thực hiện được. Giám mục Bá Đa Lộc mua vũ khí, súng ống, đạn dược, chiến thuyền và mộ binh giúp Nguyễn Phúc Ánh. Giấc mơ ”Thánh giá và lưỡi gươn” của Giám mục giáo sĩ Bá đa Lộc song hành với giấc mơ ngất ngưỡng cao sang và tột đỉnh quyền uy trên ngai vàng của Nguyễn phúc Ánh.
Giám mục Bá Đa Lộc và Hoàng tử Cảnh lên đường trở về Đông Dương ngày 27 tháng 12 năm 1787 trên chiến thuyền La Dryade. Tháng 7 năm 1789 Nguyễn Phúc Cảnh và giáo sĩ Bá Đa Lộc về đến Sài Gòn cùng theo có một số người Pháp như: Philippe Vannier (tên Việt là Nguyễn Văn Chấn), Jean Baptiste Chaigneau (tên Việt là Nguyễn Văn Thắng)...
Mùa xuân năm Quý Sửu (1793), Nguyễn phúc Cảnh được lập làm Đông Cung thái tử, Nguyên Súy Quận công, lệnh Tả Quân Doanh được ban Đông Cung Chi Ấn, được dựng phủ Nguyên Súy, đặt văn võ đại thần., được các danh sĩ đương thời là Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Tùng Châu lo việc giảng học, và cũng từng được giao trấn giữ những nơi trọng yếu như Gia Định, Diên Khánh. Giám mục Bá-đa-lộc và Phó tướng Tống Viết Phước phò tá giúp đỡ.
Ngày 20/3/1801 (7-2 Tân Dậu), sau khi lấy được Thị-nại, Nguyễn phúc Cảnh ở ngôi chính vị Đông Cung được 8 năm thì mắc bệnh đậu mùa, mất năm 22 tuổi. Lúc nầy Nguyễn phúc Ánh đang ở ngoài mặt trận, không thể dự đám tang, sai Nguyễn văn Nhân, Nguyễn Tử Châu hiệp cùng Lễ Bộ lo việc an táng ở Bình Định. Lệnh cho Gia-định đình chỉ mọi việc cúng tế cho đến ngày an táng, đình việc Nguyễn Phúc Cảnh được an táng tại Bình Dương (Gia Định). Năm Ất Sửu (1805), được truy phong "Anh Duệ Hoàng thái tử" lập nhà thờ Đại mộ ở Vĩ-dạ. Năm Gia-Long thứ 8 (1809) đưa về táng ở Dương xuân
II/ Đông cung Thái tử Nguyễn phúc Cảnh và thê tử: Hoàng Tử Cảnh kết duyên với Tống Thị Quyên, sanh được hai con trai. Con trưởng là Nguyễn Phúc Mỹ Đường, còn có tên là Đán, được phong tước Ứng hòa công. Con thứ là Nguyễn Phúc Mỹ Thùy còn có tên là Mỹ Hòa hay Kính, được phong tước Thái Định công. Năm 1824, Mỹ Đường có một người con là Nguyễn Phúc Duệ Trung(có sách ghi là Lệ Chung)
Sau khi Hoàng Tử Cảnh qua đời, có người tố cáo Ứng hòa công Nguyễn phúc Mỹ Đường (nội tổ đời thứ 5 của Liên Thành) thông gian với mẹ đẻ là Tống thị Quyên (bà nội tổ 6 đời của Liên Thành). Vua Minh mạng giao cho Tả Quân Lê Văn Duyệt điều tra. Xét thấy có tội, chấp thuận tấu trình của Lê văn Duyệt: Tống thị Lan bị dìm chết, Nguyễn phúc Mỹ Đường không được chầu hầu, con cháu chỉ được phụ chép vào Tôn phả.Con trai con gái của Duệ Chung (Trung) là Lệ Ngân,Thị Văn,Thị Dao đều giáng làm dân đinh.
Năm 1826, Thái Định công Nguyễn Phúc Mỹ Thùy bị quân lính ở Dực Chấn kiện, sắp giao xuống cho đình thần nghị tội thì bị bệnh chết, không có con (có sách viết ông có một con gái).
Chúng tôi không tìm ra đuợc tài liệu chính thức nào giải thích tại sao dòng chánh hệ Đông cung Thái tử Nguyễn phúc Cảnh không đuợc truyền ngôi vua; nhưng theo tác giả A. Schreiner viết: khi quyết định người kế vị, Gia Long đã chọn người con của một thứ phi mà không phải là người cháu dòng đích. Có lẽ Gia Long sợ rằng tư tưởng của Bá-đa-lộc (người đã từng dạy dỗ Hoàng tử Cảnh) cũng sẽ ảnh hưởng đến những đứa con của hoàng tử. (Abre’ge’de l’histoire d’ Annam. Saigon)
Dòng hoàng tử Cảnh đuợc kể theo thứ bậc như sau: Đông cung thái tử Nguyễn phúc Cảnh (chết năm 22 tuổi vì bị bệnh đậu mùa) có hai người con là: Ứng Hòa Công Nguyễn phúc Mỹ Đường (bị tước đoạt tước phẩm vị vì phạm tội gian dâm với mẹ ruột là Tống thị Lan vợ hòang tử Cảnh) và Thái Định công Nguyễn Phúc Mỹ Thụy (còn có tên là Mỹ Hòa hay Kính). Đời kế sau là Nguyễn Phúc Duệ Trung. Đời tiếp theo Hàm Hóa Hương Công Nguyễn Phúc Tăng Nhu (có tài liệu ghi là Anh Như ?). Tiếp nối là Thái Thường Tự Khanh Nguyễn phúc Cường Trực và Kỳ ngoại Hầu Nguyễn phúc Cường Để (ông nội của Liên Thành). Hoàng thân Cường Trực có các con là Nguyễn Phúc Tráng Đinh và Nguyễn Phúc Tráng Thông. Hòa Thượng Thích Chơn Kim tức Nguyễn Phúc Liên Phú (đích tôn của Vua Gia Long) mà Liên Thành đem khoe để “nhờ vả” là con trưởng (đích tôn) của ông Nguyễn Phúc Tráng Đinh. Dưới chế độ Ngô triều, do mâu thuẫn gia đình (?) và cũng do sợ dòng trưởng của hoàng tộc sẽ tìm cách khôi phục thế lực của dòng họ nên ông Tráng Đinh đã bị mật vụ nhà Ngô truy lùng rất gắt gao. Nhưng nhờ Phật giáo nên ông Tráng Đinh đã thoát được sự ám hại của nhà Ngô. Phải chăng đây là lý do mà cha con ông Tráng Liệt và Liên Thành thần phục Ngô triều, đồng thời Liên Thành dùng Hòa Thuợng Chơn Kim để che dấu bộ mặt thật!.Thời chống Pháp, Tráng Thông làm Trưởng Ty Công An của Pháp, sau làm điệp báo cho cộng sản (Báo An Ninh Thế Giới ra tháng 12/2005, và truyện ký 1988 Kinh thành mến yêu của Nguyễn Quang Hà (Nguyễn Mạnh Tràng) . Ông Tráng Thông có bốn người con là: Nguyễn Liên Tri Nguyên sau theo cộng sản đổi lại là Nguyễn Tri Nguyên, nguyên phó Viện trưởng Viện Văn Hóa Nghệ Thuật, con trai thứ hai là Nguyễn Liên Minh “hi sinh (?!)” trong chiến tranh, con gái thứ ba là Nguyễn Thanh Mai tức Công Tằng Tôn Nữ Thanh Mai, nay là chủ khách sạn Ban Mai Hotel tại Đồng Hới, con trai út là Nguyễn Liên Thanh Long sống ở Nha Trang (nguồn: nguyenphucsonque2son 2002 @yahoo.com hoặc nguyenphucson@ rocketmai. com hay nguyenqueson@hotmail. com .
Chúng tôi không rõ Hoàng thân Cường Để có nhiêu người con, nhất là phía bà vợ người Nhật Bản hoặc các bà khác?, chúng tôi chỉ biết hai người con của Hoàng thân Cường Để là Nguyễn phúc Tráng Liệt, và Nguyễn phúc Tráng Cử. Nguyễn phúc Liên Thành là con ông Tráng Cử. Chúng tôi không biết rõ anh chị em của ông Liên Thành cũng như phía ông Tráng Liệt. Khả năng truy cập tài liệu của chúng tôi chỉ đến đây!
B/Quan điễm chính trị và tôn giáo:
1/ Với Thiên chúa Giáo : Nguyễn phúc Cảnh theo Bá-đa-lộc sang Pháp từ nhỏ, ăn ở chung sống với Bá-đa-Lộc, được giáo dục theo đạo Thiên Chúa nên tỏ ra rất quyến luyến "Đức Thầy" và rất mộ đạo. Khi ông Nguyễn phúc Ánh, một phần vì nghe theo lời tâu của các quan, quyết định cho Hoàng tử Cảnh ra ở riêng, thì tuy Đông Cung chẳng ở cùng nhà với Đức Thầy song vẫn kín đáo đến thăm, lại chọn những ngày quân hầu là người theo đạo Thiên Chúa để dễ xem lễ. Hoàng tử thường tỏ ra phiền muộn vì chưa được chịu phép rửa tội, xin Đức Thầy dạy phép rửa tội, phòng khi bệnh nặng mà bên mình không ai theo đạo Thiên Chúa thì chỉ cách để người ta rửa tội cho mình.
Trong một lá thư gửi từ Pondichéry (20-3-1785) cho Giám đốc Hội Truyền giáo nước ngoài, Ba-đa-lộc viết :"Tôi cần sự giúp đỡ của quý vị trong việc giáo dục vị Hoàng tử bé nhỏ do tôi phụ trách .....Tôi muốn dạy theo truyền thống đạo Thiên Chúa ….. Hoàng tử mới lên 6 tuổi mà đã biết đọc kinh và hết lòng mộ đạo ..... rất mến tôi chứ không nhớ gì đến cha mẹ hay các bà nhũ mẫu ..... Nếu sau này cha của Hoàng tử có xoay ra thân thiện với người Anh hay người Hòa-lan thì hẳn quý vị cũng thấy việc dậy dỗ, uốn nắn ông Hoàng nhỏ bé này hữu ích biết chừng nào"
Ngay từ năm 1787, Giáo sĩ Giám mục Bá-đa-lộc đã muốn Nguyễn Ánh theo đạo Thiên chúa trước là làm gương cho sĩ phu noi theo, thứ đến nhân dân toàn quốc. Nhưng Gia-Long không nghe. Theo Ngô Giáp Dậu, Nguyễn Ánh từng nói :"Bá-đa-Lộc (tuy) đánh Đông dẹp Bắc,(nhưng) là người ngu xuẩn, trí trá, nhưng (lại) có thể sai khiến được". Sử Ký Đại Nam Việt có chỗ chép rằng mỗi khi Vua muốn sai khiến điều gì mà Bá-đa-Lộc cưỡng lại thì y như rằng mấy hôm sau các quan nào có đạo Thiên Chúa đều bị bắt bớ khiến Bá-đa-Lộc phải đến xin tha, chịu nước lép vv...". Vua tuy rất quý mển Ba-đa-Lộc và những người Âu đã giúp mình lên ngôi báu, nhưng thừa sáng suốt để trông rõ nguy cơ rình rập, đủ khôn ngoan để nắm vững chủ quyền chứ không "nhẹ dạ" như Nguyễn phúc Cảnh.
Đại Nam Việt Quốc triều Sử ký cho biết sau khi Đức Thầy qua đời thì "tính nết ông Đông Cung khác lắm. Vì ông ấy buông mình theo tính xác thịt, đắm mê tửu sắc, chẳng còn tưởng nhớ gì đến sự đạo Chúa nữa. Song khi thấy mình đau nặng gần chết thì mới nhớ đến Ðức Chúa Trời, cùng ra sức giục lòng ăn năn tội, và xin quan nhỏ kia có đạo Thiên Chúa làm phép rửa tội cho mình kín đáo không ai biết".
2/ Phong tực và tôn miếu: Thực Lục còn chép rằng khi ở Pháp về, Hoàng tử Nguyễn phúc Cảnh không chịu bái yết Tôn Miếu, nhờ mẹ là Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu khéo che đậy nên vua Gia Long và triều thần có phần khoan thứ. Phải chăng vì vua Gia Long Nguyễn phúc Ánh nhận thấy Hoàng tử Cảnh quá mộ đạo Thiên Chúa, có quá nhiều cảm tình với người Tây dương, tính tình lại nhu nhược, nếu lên ngôi có thể sẽ đánh mất chủ quyền nên chọn sẵn Hoàng tử Đảm để phòng trường hợp phải loại Hoàng tử Cảnh.
3/ Thực dân Pháp: Đông Cung Nguyễn phúc Cảnh rất có cảm tình với người Tây dương. Trong một lá thư đề ngày 11/4/1801 gửi cho Letondal, L. Barisy viết rằng Đông Cung là người đã ra mặt che chở cho tất cả những người Âu, đã bảo vệ cho đạo Thiên Chúa... đích thực là một người bạn thành thật .
4/ Chính trị: Xem cách cư xử thì thấy Đông Cung Nguyễn phúc Cảnh cũng biết phải trái, chỉ vì còn trẻ nên đôi khi hơi câu nệ, và vì thiếu kinh nghiệm nên đặt hết lòng tin vào các Sư phó, Phụ đạo, nếu những người này sai lầm, có thành kiến, thì Đông Cung cũng sai lầm theo .
5/ Phật giáo : Tỉnh Gia-định có nhiều người theo đạo Phật, nhưng cũng có nhiều kẻ trốn sai dịch vào chùa ở. Có nhà sư tên Cao phạm tội, vua muốn giết và truyền lệnh phàm các sư tăng dưới 50 tuổi đều phải chịu sai dịch như người thường. Các quan có ý ngăn cản, vua còn do dự thì Ngô Tòng Chu, vì trọng đạo Nho, tâu với Đông Cung rằng vua bài trừ đạo Phật như thế là việc rất hay, bầy tôi đã không biết tán thành lại còn can ngăn là rườm lời, cái hại về đạo Phật, đạo Lão còn quá hơn đạo họ Dương, họ Mặc. (chú thích:- Họ Dương tức Dương Chu (440-380), chủ trương "dù nhổ một cái lông làm lợi cho thiên hạ cũng không làm", thiên hạ loạn chỉ vì những người thích "làm lợi cho thiên hạ" mỗi người một ý mà gây ra chiến tranh (Liệt Tử và Dương Tử). Họ Mặc, tức Mặc Địch (480-379 tr.TL ?), chủ trương thuyết Kiêm ái: nếu mọi người đều thương yêu nhau thì sẽ hết chiến tranh. Phật Giáo không những phản đối chiến tranh. Phản đối dùng chiến tranh để giải quyết tranh chấp thù hận, quyền lợi…Phật giáo chủ trương lấy tình thương và sự tha thứ để xóa bỏ hận thù. Vì vậy, Đông cung Cảnh càng thêm oán ghét Phật giáo) vua mới quyết định như trên. Đông Cung nghe theo kẻ dâng sớ chỉ trích “cái bậy “của các nhà sư . Giữa ảnh hưởng của Sư phó Bá-đa-lộc, trọng đạo Thiên Chúa, và Phụ đạo Ngô Tòng Chu, trọng đạo Nho. Cả hai đều tìm cách tiêu diệt Phật Giáo, dĩ nhiên Đông Cung chưa đủ già dặn để tìm hiểu mà chỉ xét đạo Phật qua những phần tử "trốn sai dịch".và lời tâu trình. Như vậy, chúng ta đã hiểu tại sao Liên Thành căm thù Phật giáo.
C/ Thân phận Nguyễn phúc Cảnh giữa những mưu đồ: Giám mục Bá đa Lộc qua kinh nghiệm, ông nhận định rằng : việc hình thành các thuộc địa và sự phát triển Thiên chúa giáo phải song hành và hỗ tương. Tiên khởi các Giáo sĩ Thiên chúa giáo dùng cây Thánh giá để tạo sức mạnh về nhân sự. Lực lượng giáo dân Thiên Chúa chính là đạo quân nội phản đắc lực cho ngoại xâm, lực lượng giáo dân Thiên Chúa còn là hậu phương dồi dào cung cấp nhân lực, vật lực, và tin tức tình báo; lực lượng giáo dân cũng còn tạo ra lý cớ cho sự có mặt của đội quân viễn chinh xâm lăng. Đạo quân xâm lược chiếm thuộc địa dựa vào các giáo sĩ truyền đạo Thiên chúa Giáo, giáo dân Thiên Chúa giáo là chỗ dựa vững chắc và ngược lại. Rốt cuộc, Giáo sĩ Thiên chúa giáo phát triển đức tin bằng súng đạn, quyền lực và quyền lợi. Thực dân Pháp xâm lược dựa trên sự phát triển giáo dân Thiên Chúa và lấy sự phát triển đó làm cơ sở cho toan tính những mưu cầu họat động cướp nước. Tóm lại, sự phát triển giáo dân Thiên Chúa tỷ lệ thuận với sự phát triển thuộc địa và quyền uy giáo sĩ Thiên Chúa giáo nhưng tỷ lệ nghịch với quyền lợi và sự tồn vong của dân tộc của tổ quốc VN. Ông Nguyễn phúc Ánh tham vọng như thế, thế lực như thế, tài sức lại quá kém cỏi, thua xa về mọi mặt so với Đại đế Quang Trung và Nguyễn phúc Ánh cùng chung một nhận định với giáo sĩ Giám mục Bá đa Lộc rằng việc truyền đạo Thiên chúa phải vận dụng đến sức mạnh của đạo quân xâm lược, nên khi Nguyễn phúc Ánh trong tình trạng nguy khốn vì sự truy bức và tiêu diệt của Tây Sơn; đồng thời lại quá thiết tha tranh đọat ngai vàng cho giòng Nguyễn phúc tộc, ông Nguyễn phúc Ánh không thể nào bỏ qua bạn “ đồng chí” là giáo sĩ Giám mục Bá đa Lộc để hai bên cùng hưởng lợi và tổ quốc cùng nhân dân VN trở thành món hàng trao đổi. Đó là lý do tại sao giáo sĩ truyền đạo Thiên chúa giáo Giám mục Bá đa Lộc đại diện cho “lưỡi gươm và thập tự giá“ và Nguyễn phúc Ánh đại diện cho tập đoàn nhầy nhụa tham vọng. Cuối cùng, vì quyền lợi gia tộc Nguyễn phúc, ông Nguyễn phúc Ánh chấp nhận tư cách vong thân . Ba mưu đồ đen tối và nhơ bẩn gồm: Mưu đồ tranh cướp vuơng bá, mưu đồ Thánh Giá và mưu đồ xâm lăng gặp nhau, trở thành bạn dồng hành trên đọan đường cần có nhau, cùng nhau thực hiện cho bằng được giấc mơ xâm lược, giấc mơ phát triển Thiên chúa giáo và giấc mơ phong kiến vương quyền. Chúng lạnh lùng truớc xương máu dân Việt, trước thống hận dân tộc Việt và sự tồn vong nòi giống Việt. Chiến lược uu tiên của bọn xâm lăng và của Giáo sĩ Giám mục Bá đa Lộclà phải đặt lên ngai vàng dân tộc Việt Nam một ông vua theo Thiên chúa giáo; nhân vật đầu tiên Giáo sĩ Giám mực Bá đa Lộc nhắm đến là Nguyễn phúc Ánh. Nhưng tư cách riêng của Giáo sĩ Bá đa Lộc chưa đủ để Nguyễn phúc Ánh tin cậy, mạo hiễm đem đánh đổi lực lượng hỗ trợ như: Dòng dõi Nguyễn phúc tộc, quần thần trung kiên, nhân dân Việt tộc; Nguyễn phúc Ánh cũng đủ khôn ngoan để thừa biết rằng nếu ông theo đạo Thiên chúa thì ông sẽ mất tất cả, sẽ tạo cho Tây sơn thêm quần chúng, thêm chính nghĩa và vì vậy mà Giám mục giáo sĩ Bá đa Lộc thất vọng vì không thuyết phục được Nguyễn Phúc Ánh theo đạo Thiên Chúa. Bởi thế, giáo sĩ giám mục Bá đa Lộc chuyển tầm nhìn về Nguyễn phúc Cảnh đang là tượng trưng Ấu chúa. Nếu đánh bại đuợc Tây Sơn, Nguyễn phúc Cảnh sẽ là vị quân vương Thiên chúa giáo đầu tiên và sự nối tiếp bất tận của một nền đế chế Thiên chúa giáo trên dất VN. Thực tế, trước tình hình nhà Tây Sơn cấm đạo nghiêm ngặt, và để cạnh tranh ảnh hưởng với các nhà truyền giáo đến từ Anh, Bồ Đào Nha, Hà Lan, cho nên Bá Đa Lộc phải gấp rút thực hiện kế họach vừa hất cẳng các nhà truyền giáo khác đồng thời triều đình nhà Nguyễn phúc phải là những giáo dân Thiên chúa giáo chịu ảnh hưởng mẫu quốc Pháp và dĩ nhiên việc phải tiếp tục giúp đỡ quân Nguyễn Phúc Ánh qua cơn ngặt nghèo là điều tiện tiên quyết cho âm mưu đen tối của hầu hết những tên thực dân núp dưới lớp áo chùng thâm. Bởi thế nên tên Giáo sĩ giám mục Bá đa Lộc đề nghị Nguyễn Phúc Ánh nên xin sự trợ giúp từ triều đình Pháp. Nguyễn Phúc Ánh ưng thuận và cậy nhờ giáo sĩ giám mục Bá Đa Lộc làm sứ giả đại diện cho Nguyễn phúc Ánh qua Pháp xin cầu viện; và để làm tin, Nguyễn Phúc Ánh giao cho Bá Đa Lộc một dấu ấn của vương triều chúa Nguyễn , con trưởng Nguyễn Phúc Cảnh, mới được hơn bốn tuổi, theo làm con tin.
Nhận định riêng của người viết::
1/ Giáo sĩ Giám mục Bá đa Lộc có hai tham vọng là Nuớc Pháp phải chiếm thuộc địa và VN là một trong những ưu tiên. Vì địa thế VN quan trọng trên mặt chiến lược, Người VN hiền hòa, mạnh khỏe, và ngu dốt man rợ dễ sai khiến, nếu chiếm đuợc thuộc địa nầy thì VN sẽ cung cấp cho đế quốc thực dân xâm lược Pháp những quyền lợi thiết yếu như: Tài nguyên, Nhân lực và Địa thế. Đồng thời đạo Thiên chúa sẽ được phát triển và tồn tại dựa vào mũi súng, lưỡi lê, và bã lợi danh như quan chức thế quyền và cả luôn miếng cơm manh áo của kẻ xâm lăng ban cho .Đó chính là khẩu hiệu: Thánh Giá và Lưỡi Gươm” mà Giáo sĩ Thiên chúa giáo Pigneau de Béhaine (Bá đa Lộc) là đại diện.
2/ Ông Nguyễn phúc Ánh chấp nhận là kẻ vong thân, phản quốc. Vì quyền lợi, quyền lực của giòng họ Nguyễn phúc tộc và vì chiếc ngai vàng mà ông đạp bừa lên danh dự, lên nỗi đau nguời dân và tương lai tổ quốc. Nguyễn phúc Ánh bằng mọi cách,và bằng mọi giá phải chiếm lấy VN làm của tư riêng cho dòng dõi của ông. Lịch sử lòai người duy chỉ có ông Nguyễn phúc Ánh đành đoạn đưa đứa con mới lên 4 đi làm con tin hầu mưu cầu sự nghiệp đồ vương. May mà cuối đời ông Nguyễn phúc Ánh còn thừa lại chút ân tình với nòi giống mà không truyền ngôi cho giòng Nguyễn phúc Cảnh., và cũng may cho vận nước là dòng dõi hậu duệ Nguyễn phúc Cảnh làm chuyện loạn luân, nên cho dù là thuộc hệ chính vẫn không được triều thần và dân chúng chấp nhận.
3/ Nguyễn phúc Cảnh rõ ràng đã lén lút theo đạo Thiên Chúa. Với tư cách tín đồ Thiên chúa giáo, và với địa vị vương quyền, ông Đông cung Thái tử Nguyễn phúc Cảnh đã hổ trợ cho quân Pháp xâm lăng nước ta mà hậu quả là thực dân Pháp đã thống trị, gây bao phẫn hận trong lịch sữ dân tộc suốt 100 năm. Đồng thời để lại không biết bao nhiêu di lụy tang thương.
4/ Nguyễn phúc Liên Thành hoặc đinh ninh rằng nhân dân VN còn ngưỡng mộ và mang ơn giòng Nguyễn phúc hoặc Nguyễn phúc Liên Thành chưa từng đọc lịch sử hoặc không hiểu lịch sử nên cũng không hiểu thế nào là triết sử để chọn cho mình một ý thức sống cho trọn với danh vị tối thiểu làm người. Về mặt loạn luân trong dòng Nguyễn phúc tộc xảy ra quá nhiều lần như loạn luân giữa chị dâu với em chồng và với anh em thúc bá bên chồng, loạn luân giữa anh em chú bác ruột cha ông Nguyễn phúc Ánh, và cháu nội đích tôn của ông Nguyễn phúc Ánh là Nguyễn phúc Mỹ Đường loạn luân với mẹ ruột là bà Tống thị Quyên (thật là hết thuốc chữa! – có phải không cựu hòang thân Nguyễn phúc LiênThành.? Xin thành thật chia buồn với ông cựu hoàng thân Nguyễn phúc Liên Thành. Thưa ông: Gia phả, tổ tiên ông như thế thì lấy gì cho ông nhờ vả hả ông cựu hoàng thân Nguyễn phúc Liên Thành ? nếu không muốn nói là quá điếm nhục!
Có phải vì dâm loạn là di truyền khiến Liên Thành bị ám ảnh mãi trong tập BĐMT. Trong tập BĐMT Liên Thành lưu manh dùng xác thân phụ nữ đang bị bịnh hoa liễu gài cho can phạm thỏa mãm tình dục đế can phạm cũng bị bịnh hoa liễu, trường hợp nầy chúng tôi không rõ có bị phạm luật không (kể cả luật Tù Binh – đừng quên Quốc Gia là chế độ nhân bản chứ không ma đạo như cộng sản), tưởng tượng cảnh Đại Đức Thích ChánhTrực ăn dậu đen….Càng đọc, càng biết càng khinh bỉ tư cách nhơ nhớp của Nguyễn phúc Liên Thành.
5/ Nguyễn phúc Liên Thành còn có thêm những sự kiện để hùng hồn minh chứng rằng :Đích thực, chính ông mới xứng đáng, rất xứng đáng là cháu 7 đời của ông Gia Long Nguyễn phúc Ánh miếu hiệu Thế tổ Cao hoàng đế, đó là lòng ti tiện, là sự vu cáo, là thích nhuốm máu đồng bào. Qua tập BĐMT mà ông đứng tên, chính ông đã vổ ngực thú nhận đã giết 8 mạng người mà không cần tòa án, không cần pháp lý; và chúng tôi còn biết thêm về cái chết của giáo sư Ngô Kha. Xin những ai biết về những vụ án đẫm máu mà Nguyễn phúc Liên Thành gây ra hãy vì công lý mà nói lên công đạo. Vì chưa có đủ tài liệu, chúng tôi chỉ căn cứ trên tập BĐMT do ông đứng tên để phỏng đoán và chúng tôi đang chờ đợi sự giải thích của Liên Thành cựu Thiếu Tá Chỉ Huy Trưởng CSQG/VNCH tỉnh Thừa Thiên, Huế đã thủ tiêu 8 sinh mạng mà ông ra khẩu lịnh cho thuộc cấp của ông là “thuyên chuyển về Vùng 6 Chiến thuật” (BĐMT - LT trang 119 ) cũng như dư luận chung quanh cái chết của Giáo sư Ngô Kha thuộc địa hạt và thời gian mà ông là người trực tiếp chịu trách nhiệm bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân đương sống trong vùng kiễm sóat của chế độ VNCH. Ông cựu Thiếu tá Nguyễn phúc Liên Thành đừng quên rằng dưới chế độ VNCH cùng với luật pháp của các nước trong khối Tự Do đều minh định rằng: Chỉ có Tòa án mới có quyền xác định tội trạng và hình phạt cho tội trạng. Luật pháp VNCH cũng trừng trị bất kỳ ai, bất kỳ cấp gì dùng bất cứ nhục hìnhgì để tra tấn các nghi phạm theo ý muốn của giới chức thẩm quyền. Mọi hành động tra tấn đến chết, hay giết người mà không thông qua Tòa án đều là can tội sát nhân!
*
Một sự ngẫu nhiên lý thú:
Trong khi tìm tài liệu, chúng tôi đọc được bài Nghi Án Hòang Tử Cảnh Và Đòn Hằn Minh Mạng trong trang báo điện tử Dũng Lạc, ký tên tác giả là L.M Trần Cao Tường (địa chỉ điện thư:Trần Cao Tường, Lm. dunglac@gmail.com) ông Linh mục Trần cao Tường ca ngợi vua Gia Long trong việc dưa cậu bé Nguyễn phúc Cảnh đi làm con tin, và che dấu bộ mặt thật của giáo sĩ giám mục Bá đa Lộc. Ông linh mục Trần cao Tường còn đưa ra “nghi án” ông Nguyễn phúc Cảnh bị đầu độc nhưng không đưa ra chứng cứ, Bài viết của ông linh mục Trần cao Tuờng cho người đọc cái nhìn và cũng giải thích lý do tại sao tập BĐMT do ông cựu hoàng thân Nguyễn phúc Liên Thành ngòai nhóm Cần lao mà không lọai trừ có một số tín đồ Thiên chúa giáo.Chúng tôi đăng lại vào bên dưới và cũng xin để y nguyên văn .
Đồng thời, chúng tôi cũng xin mạng phép trích lại từ những bài viết từ nhà ái quốc cụ chí sĩ Phan Bội Châu. Thật ra khi đặt hai bài gần nhau không có mục đích đối chứng mà chỉ để bạn đọc hiểu thêm về ông linh mục Trần cao Tường nầy thôi. . Hy vọng, chúng tôi sẽ có bài gọi là “góp ý” cùng ông linh mục Trần cao Tường vào dịp thuận tiện. Tuy nhiên, chúng tôi ước mong đuợc có sự góp ý từ quý vị thức giả.
Ý Kiến của L.M Trần cao Tường
NGHI ÁN HOÀNG TỬ CẢNH VÀ ĐÒN HẰN MINH MẠNG
dunglac@gmail.com
Trong thời gian vua Minh Trị bên Nhật biết thức thời đưa nước Nhật tới tiến bộ theo kịp nền văn minh mới, thì ở bên Việt Nam, Vua Minh Mạng cũng như vua Thiệu Trị và Tự Đức, vì thiển cận, mù quáng và sai lầm trầm trọng, đã ra lệnh “bế quan tỏa cảng” không muốn giao dịch với Tây Phương và cấm đạo gắt gao với những sắc lệnh vào năm 1836 và 1838:
“Tả đạo Tây Dương làm hại lòng người. Đã lâu nay nhiều chiếc tàu của Au Châu sang buôn bán, thường để lại các đạo trưởng. Các người ấy làm mê hoặc lòng dân và bại hoại phong tục. Như thế chẳng phải là cái tai họa lớn cho nước ta sao? Vậy ta nên ngăn cấm điều bậy bạ ấy, để khiến dân ta quay về với chính đạo... Cấm mở cửa biển cho tàu bè bọn mọi rợ vào, chỉ trừ Cửa Hàn (Đà Nẵng). Hễ giáo sĩ Au nào bị bắt trên tàu khách vào trong nước phải xử tử. Người nào chứa chấp họ trong nhà cũng bị xử tử”.
ĐÊM ĐEN NƯỚC MÌNH
Lịch sử luôn lặp lại dưới nhiều dạng thức và chiêu bài khác nhau. Cấm giao dịch với Tây Phương nhưng lại thần phục và lệ thuộc nhà Thanh bên Tàu một cách khác thường, về hầu hết mọi phương diện. Từ văn hóa, tôn giáo đến thi cử. Rập khuôn kiểu Mãn Thanh y nguyên từ cách xây cửa cung điện đến các lăng tẩm. Hệ thống luật pháp và hành chánh như đặt tỉnh, quan lại, phẩm phục triều đình, cũng giống y như bên nhà Thanh. Thậm chí ra lệnh cho đàn bà phải mặc quần theo kiểu Tầu, chứ trước đó thì chỉ mặc váy "cái thúng mà thủng hai đầu, bên Ta thì có bên Tàu thì không."
Để củng cố cho cái thế đứng mới của kinh đô mới ở Huế, chính vua Minh Mạng đã đổi tên Thăng Long thành Hà Nội vào năm 1831, chắc là để xoá đi trong đầu óc người dân cái hình ảnh về một kinh đô của các thời thịnh Lý, Trần, Lê để chỉ chú trọng vào nhà Nguyễn. Chứ cái tên Thăng Long là rồng lên (昇龍, Ascending dragon) quá đẹp có sự tích từ thời Lý Công Uẩn (năm 1010) thì sao lại đổi là Hà nội có nghĩa gì mấy đâu! Có thể vì cái gì liên hệ đến rồng thì chỉ dành cho nhà vua, vì thế mà rồng chỉ được lên ở kinh đô mới, và không được phép lên ở chỗ nào khác nữa!
Nhà Mãn Thanh đã dùng luật pháp cứng rắn để cai trị Hán tộc khi chiếm được trọn vẹn Trung Quốc. Nhà Nguyễn lại rập khuôn như vậy, vì đó là hệ thống bảo vệ ngai vàng vững chãi nhất. Nào ngờ đâu lại đưa nước mình đi theo nhà Mãn Thanh cũng đang trên đà rơi xuống vực thẳm mà vẫn tưởng mình là đỉnh cao rốn vũ trụ kiểu ếch ngồi đáy giếng.
Chính những chọn lựa sai lầm này đã làm cho nước Việt thụt lùi lại biết bao trước đà tiến hóa về khoa học và kỹ thuật của nhân loại vào đầu thế kỷ 19. Chứ ít ra biết ngoại giao khéo như Thái Lan thì cũng đâu đến nỗi.
Rồi khi bị sức mạnh mới từ phương Tây lấn lướt thì thay vì tìm cách canh tân đất nước, lại nhất định cố thủ với chính sách “bình Tây sát Tả”, nghĩa là chống Tây và giết người Công giáo cho là “đạo tà nối giáo cho giặc”. Trên thực tế, với súng đạn cổ lỗ lỗi thời thì chẳng giết được mấy tên Tây, mà chỉ sát hại người mình với nhau, gây ra không biết bao tang tóc đau thương, một vết đen ngòm trong lịch sử. Vậy mà cho đến ngày nay, một số người vẫn còn mang thái độ sẵn sàng đổ mọi tội lên đầu người Công giáo, vì đó là cách dễ nhất để bào chữa cái tội lạc hậu và mặc cảm của mình. Nhưng thực ra về tâm lý thì đó lại là dấu rõ nhất tự thú rằng “lạy ông tôi ở bụi này”.
ĐÒN HẰN MINH MẠNG
Ở phòng văn khố của Hội Thừa Sai Paris có treo một bức phóng lớn sắc vua Gia Long phong Đức Cha Bá Đa Lộc (Pierre Pigneau de Béhaine), người đã được nhà vua nhờ cậy đắc lực trong việc mở tầm mắt bắt tay được với thế giới Tây phương để phát triển tiến bộ. Có thể nói, nhà Nguyễn xây được cơ đồ cũng nhờ vào sự mở cửa liên hệ này. Vua Gia Long biết ơn Đức Cha. Đạo Công Giáo được nhà vua đón nhận ngay từ đầu. Người miền Nam đã ghi nhớ bằng Lăng Cha Cả. Sau năm 1975 mộ bị bốc phải đưa về chôn dưới hầm nhà nguyện Hội Thừa Sai ở Paris. Thế nhưng tại sao sau khi vua Gia Long băng hà, thì vua Minh Mạng lại “phát giác” ra tụi Tây là “quân mọi rợ” và đạo Công giáo là “đạo tà”, để rồi đưa đến sụp đổ nhà Nguyễn và làm cho nước nhà phải cúi mặt nhục nhằn thua thiệt các nước như ngày nay?
Câu trả lời được tìm thấy phần nào nơi bức hình vẽ Hoàng Tử Cảnh được treo trang trọng trong phòng khách chính của Hội Thừa Sai ở Paris bây giờ. Dưới hình vẽ có hàng chữ đề: “vị hoàng tử nối ngôi của Việt Nam, Nguyễn Cảnh, tám tuổi, vẽ ở Versailles. Sinh năm 1779 và qua đời năm 1801”.
Cờ thời nhà Nguyễn từ 1820-1863 Hoàng tử Nguyễn phúc Cảnh
Nhìn bức hình này, ai cũng nhớ lại mối thịnh tình và lòng tin tưởng hoàn toàn của vua Gia Long đối với các cố đạo Tây Phương và người Công Giáo. Nhà vua thức thời này đã giao hoàng tử nối nghiệp mình cho Đức Cha Bá Đa Lộc đưa sang Au Châu, tạo nhiều thiện cảm liên hệ hỗ trợ rộng của nhiều nước, và có dịp chu du mà mở tầm mắt nhìn những tiến bộ của thế giới, để mai kia lên làm vua thì Việt Nam sẽ chẳng thua kém ai. Như thế, vua Gia Long còn đi trước cả Minh Trị Thiên Hoàng bên Nhật nữa. Và như vậy thì Việt Nam mình bây giờ đâu đến nỗi!
Thế nhưng sự việc lại xẩy ra bất ngờ. Hoàng tử Cảnh đã chết non khi mới được 21 tuổi. Vậy thì ai sẽ là người được nối ngôi vua? Đúng ra, khi hoàng tử Cảnh chết thì con của hoàng tử là Nguyễn Phúc Mỹ Đường mới là người kế nghiệp (1). Vậy mà sau này đã không theo vậy. Minh Mạng là con bà khác lại được leo lên. Thế là bao nhiêu chuyện có thể bởi đó mà ra. Số mệnh lịch sử thật oái oăm!
Cứ xem bức hình hoàng tử Cảnh treo ở Paris thì biết được thiện cảm của các cố đạo người Tây như thế nào đối với vị hoàng tử có tài này, và dĩ nhiên cũng liên hệ tới dòng chính là con của hoàng tử sẽ lên nối nghiệp. Và đây có thể là căn cớ cho đòn hằn mà vua Minh Mạng trút lên các cố đạo Tây và người Công giáo. Có thể vì mặc cảm vây cánh tiếm vị, không chính danh vì không phải là dòng chính, nên nhà vua phải lấy tên là Minh Mạng có nghĩa là mạng sáng!
Lê Văn Duyệt là công thần được người miền Nam mến chuộng xây Lăng Ông như vậy mà cũng bị vua Minh Mạng cho cào mả bằng địa và đóng cọc xích lại trị tội với lý do bề ngoài là không dạy được Lê Văn Khôi. Nhưng thực ra cũng chỉ là đòn hằn, vì Lê Văn Duyệt cũng như tổng trấn Hà nội là Nguyễn Văn Thành vốn bênh vực dòng chính Hoàng Tử Cảnh và rất thiện cảm với đạo Công giáo, vì muốn cải tiến phát triển đất nước theo hướng Tây phương. Khi vua Minh Mạng ra lệnh giết đạo trưởng Tây thì Lê Văn Duyệt phản đối công khai: cơm các cố Tây còn dính ở răng, nghĩa là công ơn của họ với vua cha và đất nước còn sờ sờ ra đó mà mình nỡ đối xử thế sao cho hợp đạo!
Cuốn Vietnam, Insight Guide của Discovery Channel (Apa xuất bản, trang 34) đã cho biết một số chi tiết rất đáng chú ý: Sau chuyến đi sang Pháp, "Hoàng tử Cảnh đã được học tại truờng truyền giáo ở Malacca và đã gia nhập Công giáo (2). Điều này có nghĩa là hoàng tử Cảnh là hoàng tử Việt nam đầu tiên đuợc hấp thụ tư tưởng do các thầy dạy Tây phương. Các tướng lãnh của Nguyễn Ánh đã nhận ra nét trổi vượt của kỹ thuật quân sự Tây phương và ước mong hoàng tử Cảnh sẽ là người hiểu biết để tái thiết đất nước sau thời chiến. Hoàng tử Cảnh được nhiều người ngưỡng mộ là vị sẽ canh tân đất nước và mang đất nước đi tới công nghiệp hóa."
Đang khi tổng trấn Thăng Long là Nguyễn Văn Thành và tổng trấn Gia Định là Lê Văn Duyệt muốn mở tới thế giới Tây phương để canh tân đất nước thì đa số quan lại trong triều chỉ thích bảo vệ cái văn hóa Hán Nho và nghiêng hẳn về ảnh hưởng chính trị Trung Hoa, nên quyết tâm ủng hộ cho hoàng Tử Miên Tông (Đảm) lên ngôi. Cuối cùng thì phe thân Tàu đã thắng thế. "Hoàng tử Cảnh được ghi nhận là chết vì bệnh đậu mùa lúc 21 tuổi. Vụ án bệnh lý này bị các thừa sai thân cận trong triều đình phản bác và đã báo cáo về hội truyền giáo Paris rằng hoàng tử Cảnh chết vì bị đầu độc."
Trích từ Ý kiến của cụ Phan bội Châu -
(Chữ in đậm và nghiêng là trích từ ý kiến của cụ Phan Bội Châu.)
Nhà cách mạng Phan Bội Châu trong tác phẩm "Thiên hồ! Đế hồ" (viết năm 1923 với bút danh Phan Thị Hán, bản dịch của Chương Thâu) đã nhận xét về Bá Đa Lộc như sau: "Tuy ông ta sang với tư cách truyền giáo cho Giáo hội, nhưng mục đích chính là phụ trách "đội tiên phong" xâm lược nước người làm đất thực dân cho Pháp. Ông ta tự xưng là con của Chúa Trời và là kiếp sau của Jesus Christ, nhưng óc ông ta thì chứa đầy chính sách "Đế quốc chủ nghĩa" của Napoléon. Ông ta vẫn tụng niệm câu "yêu người như yêu mình" của Jesus Christ, nhưng đó chỉ là đạo đức đầu miệng, không phải đạo đức trong lòng. Vì thế cho nên vừa đặt chân lên đất Đông Dương, ông ta liền tính ngay việc tìm một khu vực thực dân cho Pháp.
Lúc bấy giờ, phần lớn đất Ấn Độ đã bị Anh chiếm rồi, và Trung Quốc thì ở vào buổi đầu đời Thanh đương thịnh, khí thế đang lên, nếu các nước mạnh không cùng nhau mưu tính thì chưa dễ Trung Quốc đã chịu nằm trên thớt cho họ chia xé! Ông ta bàng hoàng nhìn khắp xung quanh, dòm dòm ngó ngó, như chú diều hâu, chỉ thấy còn lại cõi đất Việt Nam là "của
Cũng nhà cách mạng Phan Bội Châu kể về những việc mà Bá Đa Lộc đã làm để lung lạc Chúa Nguyễn như sau: "Ông ta tiến cử người Pháp tên là Manuel làm quan thủy binh. Bá Đa Lộc (trong nguyên bản gọi là Pinho) là người trong tôn giáo, nhưng dã tâm rất lớn, những giáo đồ nông nổi không thể sánh kịp, nên sau khi yết kiến Chúa Nguyễn liền ra sức trình bày kế hoạch "phục quốc" để cám dỗ Chúa Nguyễn. Hàng ngày ông ta ở hầu dưới trướng, bàn bạc cơ mưu, rất được Chúa Nguyễn tin dùng. Ông ta bày kế "sang Pháp cầu viện" để nhử Chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn nghe lời nói ngon ngọt, mắc mưu Bá Đa Lộc, không còn biết việc dẫn kẻ cướp vào nhà là thất sách nữa".
Về việc này, nhà cách mạng Phan Bội Châu đã viết trong cuốn sách đã dẫn: "Đức cha Bá Đa Lộc chết tháng 10/1799, từ bấy đến nay, giáo đồ Thiên chúa người Pháp ở nước Việt Nam đều noi theo chính sách của Bá Đa Lộc, mà lại thấm sâu hơn tinh thần của Bá Đa Lộc, ngoài thì đeo mặt nạ giả đạo đức, trong thì làm nhiệm vụ giúp chính phủ Pháp thi hành chính sách tàn ác bạo ngược. Cho nên các đức cha và các thầy tu truyền giáo người Pháp ở Việt Nam, ai cũng thỏa được dục vọng, ai cũng giàu sang, còn người Việt Nam ở dưới ách của nhà tôn giáo thì hàng ngày chỉ đem thân trâu ngựa phục vụ cho họ mà thôi..."
(Cụ Phan Bội Châu)
Cụ Phan Bội Châu, một chí sĩ yêu nước, đã gửi cho họ những lời tâm huyết trong cuốn Việt Nam vong quốc sử, xuất bản năm 1905 như sau: «Có một hạng người mà tổ tiên là Việt Nam, nhưng đã cùng vợ con trở thành tín đồ kitô. Này, hãy nghe tôi nói. Chúng ta đều sinh ra trong cùng một xứ sở, chúng ta cùng sống với nhau dưới gầm trời, cùng ăn một thứ cơm gạo... Bởi thế, chúng ta phải liên kết với nhau hầu bảo vệ giống nòi, hơn là quì gối trước mặt quân thù. Sau cái chết của các ngươi, có thể các người lên thiên đường, nhưng bây giờ đây, các ngươi phải cầu nguyện cho hòa bình; cuộc sống của các ngươi tại ngục tù trần gian này thật là khốn khổ, tại sao các người lại dững dưng được? Quả thực, mặc dầu là kitô hữu, các người thảy là người dân Việt Nam. Các người đừng đi theo quân Pháp, đừng giúp chúng nó làm hại Tổ quốc chúng ta. Như vậy, các người sẽ lập được công đức trung thành với Chúa, môn đồ của Đấng Kitô Cứu Thế, đồng thời thật là đồng bào Việt Nam».
Phần V
Kỳ ngoại hầu Nguyễn phúc Cường Để
A./ Kỳ ngoại hầu Nguyễn phúc Cường Để và những cơ hội lịch sử
.Bài viết nầy không có ý xúc phạm với bậc tiền bối Cường Để, nhưng vì cần có sự liên tục những nhân vật mà Nguyễn phúc Liên Thành “nhờ vả”. Điều đáng lưu ý là vì ỷ lại vào sự “nhờ vả” nầy mà Nguyễn phúc Liên Thành bán rẻ danh phận cho một mưu đồ bất chính của nhóm “thánh giá và lưỡi gươm”, Liên Thành đinh ninh “công nghiệp” tiền nhân ông đủ bao che cho nhân thân, cho hành động bất nhân và bất lương của ông. Lịch sử là kinh nghiệm để đời sau rút tỉa tránh những sai lầm về tội ác hay phát huy thêm tinh thần dũng liệt hào hùng nhằm thực hiện ý chí bảo toàn Tổ quốc hay dòng tộc hoặc cá nhân. Đành rằng, huyết hệ không phải mấu chốt làm nên thế cuộc hay định vị nhân cách, nhưng cái si cuồng dòng tộc khiến Nguyễn phúc Liên Thành ỷ lại, đắm say cái hư ảo “danh gia”, tự xưng là “Mệ Liên Thành”, nhưng ngay trong hoàng tộc, Liên Thành cũng không có được tước hiệu “Mệ”. Vì vậy, bắt buộc chúng tôi phải giở lại những trang “hắc sử” của cá nhân các vị mà ông “nhờ vả” để từ đó người đọc hiểu thêm về tư cách những người mà ông “nhờ vả”. Tư cách của những ông “bình vôi” như thế, thì tư cách kẻ đi “nhờ vả” như Liên Thành sẽ là thế nào? Từ những phần trước, chúng tôi đã trích lại những sự kiện lịch sử ghi nhận từ ông Vũ Vương Nguyễn phúc Khóat loạn luân với cô em chú bác ruột là công nữ Nguyễn Phúc Ngọc Cầu (con của Dận quốc công Nguyễn Phúc Điền là em ruột của Chúa Ninh Vương Nguyễn Phúc Chu (Thụ), rồi lại đến Nguyễn phúc Mỹ Đường (bị tước đoạt tước hiệu Ứng Hòa Công vì phạm tội gian dâm với mẹ ruột là Tống thị Lan vợ hòang tử Cảnh). Cũng như Nguyễn phúc Ánh tức vua Gia Long Thế Tổ Cao Hòang Đế vì quá yêu ngai vàng đem tổ quốc làm vật trao đổi, tạo điều kiện cho đoàn quân :”thánh giá và lưỡi gươm”vào Việt Nam. Đồng thời, ông vua nầy cũng nổi danh trả thù rất ti tiện, dã man mà lịch sử cổ kim nhân lọai chỉ có một. Trong gia phả nhà họ Nguyễn Phúc thì Kỳ Ngoại Hầu Nguyễn phúc Cường Để là vị vương gia có dấn thân. Có lẻ đây là nhân vật mà Nguyễn phúc Liên Thành “nhờ vả”. Để minh bạch,chúng tôi xin lược kể về Kỳ ngọai Hầu Nguyễn phúc Cường Để như sau (Những tài liệu nầy. chúng tôi
Kỳ Ngoại hầu Nguyễn phúc Cường Để sinh ngày 28-2-1882, (11 tháng Giêng, Nhâm Ngọ) tại Huế, con của Hàm Hóa Hương Công Tăng Nhu, cháu đời thứ 5 vua Gia Long. Nguyên tên là Nguyễn Phúc Đan, còn gọi Nguyễn Phúc Hồng Dân biệt danh Nguyễn Trung Hưng, Khi lưu vong ông mang tên Tàu như Lý Cánh Thành, Lâm Thuận Đức; tên Nhật Minami Kazuo.
(Hình chụp gia đình Kỳ ngoại Hầu Cường Để, vơ là người Nhật)
I.- Cơ hội bước vào lịch sử.
a/ Cơ hội làm vua Kháng chiến: Cụ Phan Đình Phùng lãnh đạo chiến khu Vụ Quang (Hà Tĩnh), cho người rước Hàm Hòa Hương Công Tăng Nhu ra chiến khu để lập nên một vị vua “Cách Mạng”. Nhưng vì tuổi già sức yếu, ông cho con là Kỳ Ngoại Hầu Nguyễn phúc Cường Để mới 12 tuổi thay thế. Nhưng tiếc thay khi sứ giả là Cử nhân Hồ Quý Châu người Quỳnh Lưu vào Huế đón Kỳ Ngoại Hầu ra chiến khu, trên đường đi ông Cử Châu lâm bịnh và mất. Kỳ Ngoại Hầu đành trở lại Huế. Một thời gian sau đó cuộc kháng chiến Vụ Quang bị tan vỡ. Ông mất cơ hội lần thứ nhất làm vua kháng chiến.
2/ Cơ hội làm vua bù nhìn cho thực dân Pháp: Khoảng năm 1903 thực dân Pháp có ý định thay vua Thành Thái, và Kỳ ngọai hầu Nguyễn phúc Cường Để là một trong những người được chọn làm ứng viên dự bị thay thế cho vua Thành Thái. Nhưng vì người Pháp chưa có quyết định dứt khóat, phải 4 năm sau thực dân Pháp mới truất phế vua Thành Thái trong khi đó phía các nhà cách mạng chống Pháp như các cụ Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu và một số các nhà ái quốc khác nhận thấy quan điễm phong kiến quân thần Nho học còn mạnh trong quần chúng, nên giải pháp lập một nền chính trị Quân chủ Lập Hiến được các vị thức giả thời ấy dùng làm lộ trình cho công cuộc đánh đuổi giặc Pháp xâm lược, kiến tạo lại đất nước. Đó chính là định mệnh dẫn đưa Kỳ ngọai hầu Nguyễn phúc Cường Để từ một hòang thân bình thường có cơ hội dấn thân và về sau thành một nhà tranh đấu trong vị thế một chuẩn quân vuơng trong chế độ Quân Chủ Lập Hiến. Dần dà thời cuộc đưa ông thành một nhà cách mệnh cũng trong vai trò chuẩn nguyên thủ quốc gia dưới danh xưng Tổng Thống nếu cuộc cách mạng thành công. Do thực dân Pháp chần chờ, và cũng do sự vận động lôi kéo từ các nhà Cách Mạng Việt Nam nên ông lại vuột mất cơ hội làm ông vua bù nhìn cho thực dân Pháp để trở thành ứng viên ông vua Cách mạng.
3/ Cơ hội làm vua Cách Mạng: Cụ Phan Bội Châu thấy phong trào Cần Vương tuy tan vỡ nhưng quan điễm Nho học vẫn còn nặng, nên muốn tạm thời dựa vào nền quân chủ để chống Pháp giành độc lập. Các cụ họp bàn quyết định tiếp tục sách lược dở dang của cụ Phan Đình Phùng .Theo đề nghị của cụ Tiểu La Nguyễn Thành, Tháng ba năm Quý Mão (1903) cụ Phan Bội Châu tìm cách bắt liên lạc với Kỳ Ngoại Hầu Cường Để. Trong một dịp tình cờ cụ Phan hội kiến với Ông Cường Để lần thứ nhất tại nhà ông Trần xuân Hãn (con Đề Đốc Trần xuân Soạn) tại Huế. Sau đó ông Cường Để vào tham dự cuộc họp đầu tiên tại nhà cụ Nguyễn Thành. Sau khi nghe cụ Phan Bội Châu cùng các nhà Cách Mạng bày tỏ kế hoạch lập nền Quân Chủ Lập Hiến để cứu quốc và yêu cầu ông đứng làm Minh Chủ nghĩa là sẽ trở thành một vị Quân vương trong tương lai nếu đại cuộc thành công. Ông nhận lời và kể từ ngày ấy "Việt Nam Quang Phục Hội" được hình thành. Tháng 10 năm Giáp Thìn (1904) Cường Để bí mật từ Huế vào Sơn Trang Nam Thịnh, chủ tọa hội nghị bàn kế hoạch về quân đội và khí giới. Theo kết luận hội nghị, ông phái các cụ Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ và Đặng Tử Kính. mang thư sang Nhật cầu viện. Cụ Phan Bội Châu lên đường vào tháng Giêng năm Ất Tỵ (1905) và đến Nhật tháng 4. Tháng 8 năm 1905 cụ Phan nhờ ông Lý Tuệ (tức Nguyễn Đức Tuệ) giấu các ông Cường Để và Đặng Tử Kính dưới tàu từ Việt Nam đến Hương Cảng. Tháng 2 năm 1906 các ông đến Hương Cảng. Tháng 4 năm Bính Ngọ 1906 Cụ Phan đến Hương Cảng.Vài ngày sau cụ đưa Kỳ Ngoại Hầu sang Đông Kinh gặp giới chức cao cấp của Nhật Hoàng Thấy tình thế chưa thuận tiện nên mọi dự định lúc đầu đều bất thành. Vì vậy vấn đề mua khí giới của Nhật phải xếp lại.
Để phát động Phong trào Đông Du, Kỳ Ngoại Hầu gửi về nước hai bài hịch:”Cáo Quốc Dân” và “Phổ Cáo Toàn Dân Nam Kỳ Lục Tỉnh”, cả hai bài đều do cụ Phan Bội Châu phụng thảo. Để làm gương, Kỳ Ngoại Hầu ghi tên vào trường "Chấn Võ Lục Quân" do Đại tướng Phúc Bảo (Fukudima) sáng lập, học được một năm thì Kỳ Ngoại Hầu nghỉ học vì bị bệnh. Sau ông đổi tên Tàu là Lý Cánh Thành vào học trường đại học Waseda. Tháng 11 năm Mậu Thân 1908 ông Lưu Do Hưng đưa Kỳ Ngoại Hầu sang Vọng Các Thái Lan cầu viện ... Sau thời gian quan sát, ông hiểu không mong gì được ở Thái Lan nên trở về Đông Kinh tháng 3 năm Kỷ Dậu 1909. Tình hình biến chuyển tại Nhật không thuận lợi Nhật thỏa hiệp với Pháp trục xuất Kỳ Ngoại Hầu và du học sinh Việt Nam. Nhưng rồi tất cả lại được ông Kashi wara Bun Taro chính khách Nhật che chở, đưa xuống tàu Jiomaru rời Nhật trở lại Hương Cảng vào tháng 10 năm Tân Hợi 1911. Thế là mộng thành ông vua trong chế độ Quân Chủ Lập Hiến bất thành.
4/ Cơ hội làm Tổng thống: Ông trở lại Hương Cảng cùng lúc cuộc Cách Mạng Quốc Dân Đảng Trung Hoa thành công. Tôn Dật Tiên (tức Tôn Văn) được bầu làm Tổng Thống Trung Hoa Dân Quốc. Trung Hoa trở thành nước dân chủ làm cho các nhà Cách Mạng Việt Nam náo nức. Cụ Phan Bội Châu từ Thái Lan đi sang Hương Cảng hội ý cùng Kỳ Ngoại Hầu thừa cơ hội cầu viện Cách Mạng Trung Hoa, trong lúc nhóm cụ Nguyễn Hải Thần gửi thư yêu cầu Kỳ Ngoại Hầu đi ngay đến Thượng Hải để bàn định. Chấp thuận yêu cầu trên, Kỳ Ngoại Hầu và cụ Phan Bội Châu rời Hương Cảng đi Thượng Hải tháng Giêng năm Nhâm Tý 1912. Cách mạng Quốc Dân Đảng Trung Hoa thành công, thúc đẩy Cách Mạng Việt Nam bước sang nhận định rằng: “Muốn thành công phải bạo động”. Cụ Phan Bội Châu và Kỳ Ngoại Hầu cầu viện với những nhân vật quan trọng trong đảng Cách Mạng Trung Hoa như Tống Gia Nhân, Trần Kỳ Mỹ, Hoàng Hưng, đồng thời hai cụ thành lập Việt Nam Quang Phục Hội. Đại hội được tổ chức và chấp thuận kiến lập "Việt Nam Dân Quốc" theo chế độ Tổng Thống. Dù gặp khó khăn, cụ Phan vẫn cương quyết xúc tiến kế hoạch đã định. Cụ Phan cử Trần Hữu Lực sang Vọng Các báo tin cho Ông Cường Để đang vận động Chính phủ Vương quốc Thái Lan. Nhận đuợc tin, Ông Cường Để trở về Hương Cảng. Tháng 6 năm Nhâm Tý (1912) các cụ thành lập thêm một cơ quan nữa là "Chấn Hoa Hưng Á Hội”. Sau đó, Kỳ Ngoại Hầu quyết định về nước hoạt động, giao cho ông Hoàng Trọng Mậu thảo bản "Quang Phục Quân Phương Lược" tổ chức Quân đội, võ trang quần chúng chuẩn bị khởi nghĩa. Kỳ Ngoại Hầu Cường Để rời Hương Cảng đi Tân Gia Ba (Singapore) từ ấy xuống tàu buôn của Pháp về Sài Gòn tháng 2 năm Quý Sửu 1913, rồi xuống Hậu Giang vận động các điền chủ, tháng 5 Ông rời Hậu Giang về Sài Gòn, và đáp tàu đi Hương Cảng. Lúc nầy, Hương cảng bất lợi cho Cách Mạng Việt Nam, các ông Nguyễn Thần Hiến, Huỳnh Hưng cùng một số đồng chí rồi đến Kỳ Ngoại Hầu bị bắt. Ông Nguyễn Háo Vĩnh và Lâm Cần nhờ luật sư đóng 2000 đồng để ông Cường Để được tại ngoại. Ông rời Hương Cảng đến Singapore rồi từ đó đi Luân Đôn, khi đến cảng Marseille ông cùng Đỗ văn Y chờ tàu đến Naples lên nước Ý, rồi đáp tàu lửa sang Đức. Đến Đức, hai tháng sau ông sang Luân Đôn. Tại đây, ông được tin cụ Phan Bội Châu bị bắt. Tình thế quá gay go, Trương Duy Toản sang Paris bí mật liên lạc với cụ Phan Châu Trinh. Khi Trương Duy Toản hội kiến với cụ Phan Châu Trinh thì bị Pháp bắt và đưa về Sài Gòn. Thời gian này Kỳ Ngoại Hầu luôn lẩn tránh vì toàn quyền Albert Sarraut và Chánh sở mật thám Louis Marty dò biết ông . Tháng Tư năm Giáp Dần 1914 các ông Hồ Học Lãm, Lâm Quảng Trung và Đinh Tế Dân cử người sang Anh báo với ông là Tổng Thống Viên Thế Khải có ý định giúp Cách Mạng VN và cần gặp ông để thương nghị. Hơn một tháng sau tàu mới đến Hương Cảng, ông đến Thượng Hải, rồi đến Bắc Kinh. Đoàn Kỳ Thụy thay mặt Viên Thế Khải tiếp đón ông trọng hậu, nhưng qua tiếp xúc ông không tin tưởng ở họ. Ông rời Bắc Kinh trở lại Nhật với tên Tàu la Lâm Thuận Đức
Ông thường tiếp xúc với Thủ tướng Nhật Khuyển Dưỡng Nghị, Thượng Nghị Sĩ Kashi wara Bun Taro. Kỳ Ngoại Hầu Nguyễn phúc Cường Để gần như tuyệt vọng từ khi cụ Bội Châu bị bắt và đưa về Việt Nam, ông chỉ họat động theo hòan cảnh đẩy đưa mà không có một kế sách cứu quốc nào cả. Thời thế vẫn không thuận lợi, ông ôm hận vuột mất cơ hội làm Tổng Thống đầu tiên của chế độ Việt Nam Dân Quốc.
5/ Cơ hội làm vua cho Việt Nam Phục Quốc Hội: Cụ Phan bội Châu là linh hồn của Việt Nam Quang Phục Hội bị Hồ chí Minh và đảng cộng sản VN bán cho thực dân Pháp. Năm 1925 cụ bị bắt tại Hương cảng và sau đó bị thực dân Pháp bắt “an trí” tại Huế. Kỳ Ngọai Hầu Nguyễn Phúc Cường Để không có khả năng tiếp tục họat động. Nhưng rất may cho ông, lúc ấy các quan theo Thiên Chúa Giáo đứng đầu triều đình nhà Nguyễn thời ấy tiêu biểu là các ông Thượng Thư Bộ Công Nguyễn Hữu Bài và Thượng Thư Bộ Lại Ngô Đình Diệm muốn sử dụng ông để gây thế lực cho họ. Thượng thư Nguyễn Hữu Bài đề nghị thực dân Pháp chọn ông làm vua và Thượng Thư Ngô Đình Diệm làm đại diện cho Việt Nam Phục Quốc Hội trong nước. Tháng 8 năm 1950, hai anh em ông Giám Mục Ngô Đình Thục và Ngô Đình Diệm từ La Mã sang Đông Kinh gặp Cường Để bàn tính đưa Kỳ Ngọai Hầu về làm vua. Ông Komatsu Kiyoshi có tham dự buổi hội kiến. Tại buổi hội kiến nầy ông Ngô Đình Diệm đã quỳ lạy ông Cường Để theo lễ Quân Thần, khiến ông Cường Để phảikhóc ví quá sung sướng
\
(Giám Mục Ngô Đình Thục lúc trẻ) (ông Ngô Đình Diệm lúc trẻ)
Nhưng rồi ông bị bịnh ung thư gan và chết vào ngày 5 tháng 4 Tân Mão (1951), hưởng thọ 69 tuổi .Mộng ước được làm vua theo sự thỏa hiệp của thực dân Pháp và nhóm các quan Thiên Chúa Giáo đầu triều cũng tan tành theo lẻ tử sinh. của cuộc đời.
6/ Vài sự kiện liên quan đến Kỳ Ngoại Hầu Cường Để:
a/ Chúng tôi tìm được hình tấm bia mộ ghi: mộ phần bà Lê thị Trân (1882-1956) là vợ của Kỳ ngoại Hầu Cường Để. Bia được phụng lập năm Nhâm Ngọ 2002. Có thể các ông Nguyễn Phúc Tráng Liệt và Nguyễn Phúc Tráng Cử là con ông Cường Để và bà Lê thị Trân?. Ông Cường Để còn lập gia thất với một người đàn bà Nhật Bản. Có tin đồn đó là công chúa Nhật? chúng tôi không tìm được tài liệu. Nhưng theo truyện ngắn “Nơi Có Những Cây Tùng Xanh Biếc” của tác giả Trần Thùy Mai thì bà người Nhật nầy tên là Ando Chie, nhưng không nói thành phần xã hội của bà. Chúng tôi cũng không biết ông Cường Để có bao nhiêu vợ và con?
b/ Chúng tôi cũng ghi nhận được tin tức và ý kiến mà chúng tôi lấy được trên lưới điện toán :”Vì trông cậy vào người Nhật, ông (tức Kỳ ngoại Hầu Nguyễn Phúc Cường Để) ủng hộ quân Nhật xâm chiếm Việt Nam vì nghĩ họ có thể giải phóng đất nước khỏi tay thực dân Pháp. Tuy nhiên sau đó vì thấy họ không thật tình muốn giúp người Việt mà chỉ muốn tranh giành ảnh hưởng với các cường quốc Tây phương tại Á Đông, ông đã thất vọng. Cuối cùng Ông lập gia đình với một phụ nữ người Nhật tên là tại Ando Shigeyuki và định cư tại Tokyo. - Tâm Nghĩa vinhanonline.com/index.php?...content... – Vietnam
c./ Sau khi Nhật đảo chính Pháp, Bảo Đại đích thân mời và Cường Để đã nhận lời hồi hương giúp nước. Ngày 30-7-1945, tại Tokyo, cơ quan thông tấn Domei loan tin Cường Để \về Việt Nam, do lời mời của Bảo Đại. Cường Để sẽ nắm chức Cơ mật Viện trưởng.
d/ Nguyễn Hữu Bài và Ngô Đình Diệm đều có liên lạc mật thiết với Cường Để. Có phải Nguyễn Hữu Bài và Ngô Đình Diệm đã được Bảo Đại giao phó trọng trách (hay ngầm thu xếp) liên lạc với Kỳ Ngoại hầu Cường Để, nói riêng, và Nhật, nói chung.m Hai vị quan nầy đều là Thiên Chúa giáo.
Qua những sự kiện trên,độc giả có thể hiểu được khả năng lãnh đạo của Kỳ Ngoại Hầu Nguyễn phúc Cường Để, cũng như việc ông tham gia chính sự là vì lòng ái quốc hay vì “ngôi vương đế”, hoặc phần nào là phần chính yếu thúc đẩy ông dấn thân?
*
Trong khi tìm kiếm tài liệu, chúng tôi đọc được bài “Cường Để” nhận thấy có những điễm cần lưu ý có thể dùng để lý giải tại sao Nguyễn phúc Liên Thành căm thù Phật giáo, Liên Thành liên kết với nhóm “Thánh giá và lưỡi gươm”, tìm mọi phương sách để: Nếu không tiêu diệt được Phật giáo thì cũng hung hăng mạ lị lăng nhục các vị lãnh đạo GHPGVNTN nhằm tạo ra dư luận rằng Phật Giáo là cộng sản. Nguyễn phúc Liên Thành thù Phât Giáo vì ông cho rằng vì Phật Giáo là động lực chính lật đổ ông Ngô Đình Diệm một vị đại ân nhân của chi phái Đông cung Cảnh của ông, Nhóm “thánh giá và lưỡi gươm” thù Phật giáo vì họ thuộc lòng bài “Phép Giảng 8 Ngày của Giáo Sĩ Đắc Lộ.
Sau đây là nguyên văn bài:”Cuờng Để” của tác giả Trần Viết Ngạc
Cường Để
Trần Viết Ngạc
Những vị nào say mê khoa tướng số, tử vi thử chấm lá số tử vi cho Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, hy vọng có thể giải thích vì sao ông có quá nhiều cơ hội đưa ông đến ngôi thiên tử mà rốt cục chẳng có lần nào thành.
Cường Để sinh ngày 11 tháng giêng năm Nhâm Ngọ (28.2.1882), trực hệ của Đông cung Cảnh, con trưởng vua Gia Long.
Cơ hội đầu tiên khiến Cường Để có thể lên ngôi vua là vào năm 1894 khi ông mới 12 tuổi. "Kinh đô thất thủ" (23 - 5 Ất Dậu - 1885), vua Hàm Nghi rời bỏ kinh thành ra Tân Sở ban dụ Cần Vương. Năm 1888, vua Hàm Nghi bị bắt và bị đày. Phan Đình Phùng, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê đồng thời là người, đốc thúc và phối hợp phong trào Cần Vương của cả nước, cho người vào Huế mời Hàm Hoá Hương công Tăng Nhu ra thay vua Hàm Nghi. Vì cớ tuổi cao Tăng Nhu ủy cho con là Cường Để đi thay mình. Phái viên của Cần Vương là Cử nhân Hồ Quý Châu, người Quỳnh Lưu, vào Huế để rước Cường Để, chẳng may giữa đường lâm bệnh từ trần. Năm sau, cuộc khởi nghĩa Hương Khê thất bại (1895). Nói về sự kiện này, Kỳ Ngoại Hầu Cường Để than thở: "... vì thế mà bỉ nhân lỡ mất cơ hội đầu tiên hiến thân cho tổ quốc" (1)
Năm 1903, Cường Để 21 tuổi. Hai cơ hội làm vua đến cùng một lúc. Hai điạ vị đối lập; làm vua cách mạng và làm vua bù nhìn!
Cần một ngọn cờ quân chủ cho đảng sắp thành lập, Phan Bội Châu lân la đến các vị trong hoàng tộc ở Huế. Như "con cháu nhà Hiệp Hoà, con cả vua Đồng Khánh... nhưng chưa có ai là tâm hợp cả... nhân có bạn tôi là tú tài Hồ Thiệp, người Quỳnh Lưu, rủ nhau lấy cớ xem tướng số, vào nhà Kỳ Ngoại Hầu, bắt đầu khưi múi nói bằng tướng mệnh, dò được người ấy sẵn có chí lớn (TVN nhấn mạnh)... Hầu rất biểu đồng tình, liền ăn thề đình ước với nhau" (2). Và năm sau, khi Duy Tân hội thành lập (1904), Cường Để được tôn làm Hội chủ, vị vua cho tương lai.
Cũng năm này, muốn phế vua Thành Thái, Khâm sứ Huế đã thăm dò Cường Để như là ứng viên thay thế nhưng mãi bốn năm sau thực dân mới phế vua Thành Thái (1907), lúc đó Cường Để đang ở Nhật Bản!
Một sự kiện mà nếu không có tư liệu thì không thể tin được: Đó là khi tìm người thay vua Thành Thái, một vị thượng thư trong triều đình đã đề nghị với người Pháp rước minh chủ Duy Tân hội Cường Để đang lưu vong ở Nhật về làm vua. Vị thượng thư đó là Nguyễn Hữu Bài."Trong các đề nghị, đề nghị của thượng thư bộ Công người Thiên Chuá giáo là đáng chú ý.nhất. Trong số các đồng sự, ông ta là người duy nhất đã minh bạch đề nghị là cần ưu tiên cho Cường Để hiện đang tị nạn tại Nhật lên ngôi vua" (3) Giải thích cho điều này, tài liệu mật của Pháp cho biết từ khi Pháp đặt nền bảo hộ, có một giao ước ngầm giữa một số người trong hoàng tộc và giới tín đồ Thiên Chúa giáo nhằm đưa một người thuộc dòng dõi Đông cung Cảnh lên ngôi vua! (4)
Năm 1907 cũng là năm du học sinh Nam Kỳ bắt đầu sang Nhật. Còn nặng đầu óc quân chủ, các du học sinh Nam Kỳ lạy Cường Để năm lạy theo lễ quân thần mỗi lần hội kiến! (5) Đó cũng là lý do xuất hiện tấm ảnh Cường Để và Phan Bội Châu: Vị Tổng lý ngồi trong khi Hội chủ lại đứng bên cạnh !
Năm 1925, Phan Bội Châu bị bắt, bị an trí ở Bến Ngự. Cường Để tiếp tục làm Hội chủ Việt Nam Quang Phục Hội cho đến năm 1939, và Quang Phục Hội được cải tổ thành Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội, thường được gọi tắt là Việt Nam Phục Quốc Hội. Theo cương lĩnh mới, Phục Quốc Hội chủ trương thiết lập nền quân chủ lập hiến và vị vua tương lai không ai khác hơn là Cường Để đang giữ chức vụ Uỷ viên trưởng trọn đời trong Ban chấp hành Trung ương VNPQH. Quốc kỳ không còn là cờ Ngũ tinh liên châu (1912) mà là lá cờ chữ vương (...) đỏ trên nền trắng
Thời cuộc đã không ủng hộ Cường Để khi Nhật bắt tay với Pháp, bỏ rơi Kiến Quốc quân khiến Trần Trung Lập hy sinh ngày 26/12/1940 tại Lục Bình, Lạng Sơn. Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, ai cũng tưởng Nhật đưa Cường Để về làm vua nhưng Nhật lại dùng lá bài Bảo Đại!
Ngày 14.8.1950, Ngô Đình Diệm cùng anh là Giám mục Ngô Đình Thục từ Rome sang Tokyo , hội kiến với Cường Để. Komatsu Kiyoshi có mặt trong buổi hội kiến đó kể lại: "Buổi hội kiến đã nâng đỡ tinh thần Cường Để ngoài sức tưởng tượng. Vừa mới thấy Cường Để, Ngô Đình Diệm liền quỳ xuống và phát biểu: "Tâu Hoàng thượng, Ngài phải làm vua!" và Cường Để đã tuôn hai giòng lệ cảm kích!" (7). Không còn có cơ hội để Cường Để thực hiện mơ ước của mình vì ngày 6/4/1951, ông đã qua đời do bệnh ung thư gan.
(Bia mộ bà Lê thị Trân phu nhân ông Cường Để)
Trần Viết Ngạc
----------------------------------------------------------------------------------------------
Chú thích:
1- Tùng Lâm (Matsubayashi)- Cuộc đời cách mạng Cường Để, nhà in Tôn Thất Lễ xb
Sài Gòn, 1957. Trang 10
2- Phan Bội Châu, Tự phán, NXB Anh Minh, Huế, 1956. Trang 35
3- Note sur l'agitation anti - française dcpuis dix ans et le parti nationaliste annamite. Trung tâm lưu trữ quốc gia (A.O.M) ở Aix-en-Provence (Pháp).Trang 15
4 - Tlđd, trang 2
5 - Tlđd, trang 27
6 - Kỷ niệm 100 năm Phong trào Đông Du, NXB Tân Văn, Đông Kinh, 2005. Trang 228
7 - Trần Mỹ Vân - A Vietnamese Royal Exile in Japan Prince Cường Để (1882 – 1951), NXB Routledge, London & New York , 2005. Trang 213.
Nhận xét riêng của người viết:
1/ Kỳ ngọai hầu Nguyễn phúc Cường Để là một nhân vật hiếm hoi mà định mệnh đã đưa đẩy ít ra là 4 lần làm vua và một lần làm Tổng Thống nhưng cả 5 lần đều bị vuột mất. Đó là:
a/ Lần thứ nhất: do nhu cầu ”Cần Vương” cần có vua Kháng chiến làm chính nghĩa , Cụ Phan đình Phùng cho sứ giả đi rước Hàm Hoá Hương công Tăng Nhu, nhưng vị hoàng thân nầy tuổi già nên “nhường ngôi” lại cho con là hoàng thân Cường Để, cậu bé 12 tuổi. Nhưng vì vị sứ giả chết trên đường trở về căn cứ kháng chiến và kháng chiến bị tan vỡ. Thế là ông mất cơ hội làm vua yêu nuớc kháng chiến.
b/ Lần thứ hai được thực dân Pháp chọn làm ứng viên vua bù nhìn giữa hòan cảnh nhiễu nhương thực dân Pháp cấu kết với bọn quan quyền vong thân phế lập những vua bù nhìn có lợi cho chúng. Nhưng vì thực dân Pháp mất đến 4 năm mới quyết định việc phế lập và trong thời gian nầy thì phía Cách Mạng Việt Nam thuyết phục sẽ đưa kỳ Ngọai Hầu lên làm vua. Do không biết chắc quyết định của thực dân Pháp, nhưng phía Cách Mạng thì ngôi vua được đoan quyết, bởi thế, Cường Để lại mất cơ hội trở thành ông vua bù nhìn do thực dân Pháp đặt lên.
c/ Lần thứ ba: Kỳ Ngoại Hầu Cường Để nhận lời làm vua cho Duy Tân Hội thành lập chế độ Quân chủ Lập Hiến. Nhưng vì vấn đề ngoại viện từ nuớc Nhật nên ông lại vuột mất cơ hội làm ông vua tượng trưng cho chế độ Quân Chủ Lập Hiến.
d/ Lần thứ tư: Cũng vì trở ngại ngoại viện nhưng lần nầy là tại nước Tàu và ông hụt trở thành vị Tổng Thống VN đầu tiên của nền Cộng Hòa Dân Quốc.
đ/ Lần cuối cùng: vì bị bịnh ung thư gan chết nên không được làm vua theo sự thỏa thuận giữa thực dân Pháp và các quan Thiên chúa giáo đứng đầu triều đình nhà Nguyễn phúc.
2/ Giả thử nếu ông Nguyễn Phúc Đan không là hòang thân hoặc các nhà Cách Mạng Việt Nam đương thời không muốn tạm thời thiết lập chế độ Quân Chủ Lập Hiến hoặc các ngài không chọn ông Nguyễn phúc Đan mà chọn một hoàng thân khác thì Kỳ Ngoại Hầu Nguyễn phúc Cường Để khó có thể buớc vào lịch sử; vì từ những đọan lịch sử vừa trích dẫn ở trên, chúng ta không thấy hòang thân Kỳ ngọai hầu Nguyễn phúc Cường Để tự tìm đuờng để làm lịch sử như những nhà ái quốc “dân dã “ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thành, Trần Cao Vân..v...v…. Tuy nhiên, nếu so với những ông hoàng thân khác thì Kỳ Ngọai Hầu Nguyễn phúc Cường Để vẫn đáng được nể trọng hơn (so với những ông hoàng thân chứ không phải so với những nhà ái quốc dân dã). Nếu lòng ái quốcvà bản lãnh mà đong đo cân đếm được thì cả lòng ái quốc lẫn bản lãnh của hoàng thân Kỳ Ngoại Hầu Nguyễn Phúc Cường Để nhỏ hơn nhiều so với lòng ái quốc và bản lãnh của các cụ Đinh Công Tráng, Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thành, Trần Cao Vân…
3/ Lòng yêu nước nơi Kỳ Ngọai Hầu Nguyễn phúc Cường Để nhiều hay ít? – thật khó đoán định, nhưng tham vọng làm vua nơi ông Cường Để không phải nhỏ. Tục ngữ có câu:”Mưốn ăn phải lăn vào bếp” trong trường hợp nầy có giải thích được chăng?
Phần VI
Nguyễn phúc Tráng Cử
Chúng tôi không có nhiều tin tức về ông Nguyễn phúc Tráng Cử. Nhưng căn cứ vào Phân ưu đăng trên nhật báo Người Việt mà chúng tôi lấy được từ http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/ammviewer.asp?a=9933&print=yes thì ông Tráng Cử lập gia thất với bà Nguyễn thị Vy và cũng theo phân ưu nầy thì Liên Thành là con của cụ ông Tráng Cử và cụ bà Nguyễn thị Vy.
Chúng tôi dùng chữ cụ ông Tráng Cử vì niên tuế chứ không phải vì tư cách là “nhà giáo thanh bạch” như Liên Thành tự đề cao để khoe mẻ. Nhưng vì cụ đã là người thiên cổ, chúng tôi không muốn xúc phạm đến cụ.
Tuy vì nhu cầu của đề tài chúng tôi bắt buộc phải đề cập, nhưng chúng tôi chỉ sơ lược và gạn lọc những gì cần phải trình bày và tránh những gì xét ra cần phải tránh.
Những hiểu biết nầy từ một nhân sĩ nguyên Giáo sư, nguyên Sĩ Quan QLVNCH và cũng là Viên chức ngành CSQG/VNCH (tài liệu 1) và từ một người là anh em thúc bá của Liên Thành (tài liệu 2):
a/Tài liệu 1:
Theo tác giả Hương Lê là cư dân Huế cho biết về anh em ông Tráng Liệt, Tráng Cử là thân sinh của Liên hành và Liên Thành như sau::
“Bố ông Liên Thành, là cụ Nguyễn phúc Tráng Cử, tuy không giỏi giang gì, cũng chỉ là một người tầm thường, làm thư ký ở trường Quốc Học, sau nhờ ông Nguyễn Văn H, giám đốc Học Chánh, có vợ là con gái cụ Ưng Th, cũng hoàng phái nên chiếu cố cho ông Tráng Cử, làm hiệu trưởng trường sư Phạm cấp tốc ở trường tiểu học Trần Quốc Toản, thành nội Huế”.
Và:
“Ông Tráng Liệt là anh, ông Tráng Cử là em.
Năm 1955, ông Tráng Liệt có nhà in ỏ Huế (phía trên cửa Thượng Tứ, gần bến xe Nguyễn Hoàng. Ông ta có dính líu vào vụ Phong Trào Hòa Bình, người ta cho là thiên Cộng, BS Quyến, Nguyễn Hũu Ba, Lê Quang Vinh, Cao cu Phuc, Võ đình Cường, Dương Tiềm, v.v... bi bắt. Chỉ ít “lâu” ( chữ “lâu” là do chúng tôi ghi thêm vì có thể bị tác giả bỏ sót) là được tha. Tui không rõ ông Tráng Liệt có bị bắt không nhưng không còn thấy ai nói gì. Năm 1960, tui hay gặp và chơi thân với Liên Á, kêu tôi hợp tác coi tờ báo Liên Á ở Saigon, nhưng tui ham vui với mấy ông, viết lách chi nữa. Hồi đó không biết Liên Thành là thằng khỉ mốc nào. Trước đó mấy năm, ông Tráng Cử là giám thị trường QH, sau qua làm hiệu trưởng trường Sư Phạm cấp tốc ở trường Trần Quốc Toản. Ông Tráng Cử mặt xấu như Liên Thành, mặt choắt và méo (tâm bất xứng)”
Tài liệu 2: gửi bởi nguyenphucson » Thứ 6 14 Tháng 8, 2009 4:17 am
Người viết tài liệu nầy là người từng hoạt động cho cộng sản trong nước (Không rõ hiện nay sống hay chết). Chúng tôi cũng lấy được từ trên “net”. Vì là cán bộ cộng sản, nên ngôn từ của tác giả không thích hợp với chúng ta. Chúng tôi đã tóm lược tại mục Đông cung thái tử Nguyễn phúc Cảnh và thê tử trong Phần IV Đông cung Thái Tử Nguyễn Phúc Cảnh. Để câu chuyện được liền lạc, chúng tôi xin copy lại sau đây.
“Tiếp nối là hai anh em ông Thái Thường Tự Khanh Nguyễn phúc Cường Trực và Kỳ ngoại Hầu Nguyễn phúc Cường Để (ông nội của Liên Thành). Hoàng thân Cường Trực có các con là Nguyễn Phúc Tráng Đinh và Nguyễn Phúc Tráng Thông. Hòa Thượng Thích Chơn Kim tức Nguyễn Phúc Liên Phú (đích tôn của Vua Gia Long) mà Liên Thành đem khoe để “nhờ vả” là con trưởng (đích tôn) của ông Nguyễn Phúc Tráng Đinh. Dưới chế độ Ngô triều, do mâu thuẫn gia đình (?) và cũng do sợ dòng trưởng của hoàng tộc sẽ tìm cách khôi phục thế lực của dòng họ nên ông Tráng Đinh đã bị mật vụ nhà Ngô truy lùng rất gắt gao. Nhưng nhờ Phật giáo nên ông Tráng Đinh đã thoát được sự ám hại của nhà Ngô. Phải chăng đây là lý do mà cha con ông Tráng Liệt và Liên Thành thần phục Ngô triều, đồng thời Liên Thành dùng Hòa Thuợng Chơn Kim để che dấu bộ mặt thật!.Thời chống Pháp, Tráng Thông làm Trưởng Ty Công An của Pháp, sau làm điệp báo cho cộng sản (Báo An Ninh Thế Giới ra tháng 12/2005, và truyện ký 1988 Kinh thành mến yêu của Nguyễn Quang Hà (Nguyễn Mạnh Tràng) . Ông Tráng Thông có bốn người con là: Nguyễn Liên Tri Nguyên sau theo cộng sản đổi lại là Nguyễn Tri Nguyên, nguyên phó Viện trưởng Viện Văn Hóa Nghệ Thuật, con trai thứ hai là Nguyễn Liên Minh “hi sinh (?!)” trong chiến tranh, con gái thứ ba là Nguyễn Thanh Mai tức Công Tằng Tôn Nữ Thanh Mai, nay là chủ khách sạn Ban Mai Hotel tại Đồng Hới, con trai út là Nguyễn Liên Thanh Long sống ở Nha Trang (nguồn: nguyenphucsonque2son 2002 @yahoo.com hoặc nguyenphucson@ rocketmai. com hay nguyenqueson@hotmail. Com” .
------------------------------------------------------------------------------------------
Ghi chú: Để tránh tình trạng bị hiểu lầm rằng ngụy tạo, chúng tôi kính gởi nguyên văn bài viết về ông Nguyễn phúc Tráng Thông. Nhưng khi đọc xin quý vị bình tỉnh vì người viết bài nầy là kẻ theo cộng sản, nên dùng những chữ và gọi những nhân vật lịch sử có tính cách khiếm nhã. Tốt hơn là không cần đọc, chỉ cần xem lại phầm tóm lược của chúng tôi.
***************
Tráng Thông đích thực la tên của ông xuất phát từ trong bài hệ thi
MỸ DUỆ TĂNG CƯỜNG TRÁNG,
LIÊN HUY PHÁT BỘI HƯƠNG,
LINH NGHI HÀM TỐN THUẬN,
VỸ VỌNG BIỂU KHÔN QUANG.
như vậy là chính xác.. nhưng có một vài điều tôi xin đính chính lại đó là ông Tráng Thông không phải là con của Kỳ Ngoại Hầu Cường Để mà là con của Thái Thường Tự Khanh Cường Trực ( anh trai của ông Cường Để). Như các bạn đã biết về Kỳ Ngoại Hầu Cường Để và thời kỳ hoạt động của ông ,tham khaỏ và nếu chú ý thì còn nhớ câu thơ trong dân gian là: Ngoại Hầu Cường Để, con rể Nhật Hoàng vì thời đó ông đã ở lại Nhật, Trong phim Ván Bài Lật Ngửa có cảnh Nguyễn Thành Luân gặp con trai ông Cường Để tại hội nghị văn hóa khi ông này đưa di hài của ông Cường Để từ Nhật về nước. Gần đây con cháu ông Cường Để cũng có về nước thăm với tư cách cá nhân và họ là người của hòang tộc Nhật Bản.Xin nói thêm con trai của ông Cường Để, người đã được đưa vào trong bộ phim Ván Bài Lật Ngửa và gặp Nguyễn Thành Luân (do Nguyễn Chánh Tín đóng) là ông Tráng Liệt trong hội nghị Văn Hóa toàn quốc thời Diệm Nhu. Còn về ông Thái Thường Tự Khanh Cường Trực ̣̣̣, cụ cố của tôi, thì có nhiều con gái nhưng chỉ có 3 người con trai là ông Tráng Đinh ,là anh, ông Tráng Thông là em và ông Tráng Duật. Phần mộ cuả ông Thái Thường Tự Khanh Cường Trực ngày nay gia đình tôi vẫn quàn tại Huế và có quy tụ thành một nhóm mộ phần tách biệt có ghi rõ gọi là khu vực mộ phần của Phòng Đông Cung,bởi vì là con cháu của Đông Cung Hoàng Thái Tử để phân biệt với các Cung khác vì sau đó không vua nào có Phòng Đông Cung và Hoàng Thái Tử nữa cho tới thời Bảo Đại. Ông Tráng Đinh cũng được chôn tại đây ngoài ra còn vài người nữa. ..Dưới thời Diệm Nhu do mâu thuẫn gia đình và cũng do sợ dòng trưởng của hoàng tộc sẽ tìm cách khôi phục thế lực của dòng họ nên anh em Diệm Nhu đã truy lùng ông Tráng Đinh rất gắt gao. Nhưng do nắm được một lực lượng khá lớn là Phật giáo nên ông Tráng Đinh đã thoát được tay của anh em Diệm Nhu. Cũng vì vậy Phật Giáo đã phản kháng khá mạnh mẽ và cũng bị Diệm Nhu đàn áp thẳng tay.
Riêng ông Tráng Thông, ông nội tôi, thời 9 năm 1945-1954 do là Hoàng tộc nên đã được Pháp đưa lên làm trưởng Ty An Ninh Thừa Thiên, đây đã thành vỏ bọc tốt cho ông hoạt động cách mạng và ông đã trở thành một trong nhưng người đầu tiên của Cục tình báo Việt Nam, Bộ Công An ngày nay. Sau do bị lộ vỏ bọc nên ông đã phải đưa gia đình lên căn cứ rồi ra Quảng Bình sống trong thời chống Mỹ. vợ là bà Lâm Thị Các (bà nội tôi), con gái của nhà thầu khoán Hoa kiều,người đã xây cầu Xóm Bóng, Nha Trang. Ông bà đều được trao tặng huân chương chiến công hạng Nhất riêng ông Tráng Thông thì có Huân chương do chính tay Bác Hồ kí .Còn về truyện hướng đạo sinh thì trước khi ra làm trưởng ty An Ninh Thừa Thiên thay Trần Trọng Sanh , khi đang còn dạy học ở dưới Nong ( Huế) , Ông Tráng Thông đã là huynh trưởng ở hội Hướng đạo sinh, thời kì này ông đã được hun đúc lòng yêu nước và còn truyền cảm cho các hướng đạo sinh. Em vợ của ông Tráng Thông cũng từng là lính của ông và đã cùng ông theo cách mạng là ông Lâm Bình sau này trước khi về hưu đã là Thiếu Tướng, Phó giám đốc Sở Công An Bình Trị Thiên .Ông Lâm Bình nổi tiếng với những điệp vụ táo bạo liều lĩnh và những trận đánh ngày đó người Pháp cho là không tưởng . Báo An Ninh Thế Giới ra tháng 12/2005 đã viết về những chiến công của ông. Chiến công của các ông Tráng Thông và Lâm Bình còn được viết lại trong cuốn Kinh thành mến yêu (truyện ký, 1988) của Tác giả: Nguyễn Quang Hà ( Nguyễn Mạnh Tràng) . Sau giải phóng ông Tráng Thông về sinh sống tại Nha Trang đến khi mất (1978) đã được gia đình tôi chôn cất tại đây. Ông Tráng Thông có bốn người con , ba nam một nữ. Con trai đầu là ông Nguyễn Liên Tri Nguyên sau theo cách mạng nên bỏ chữ Liên mà còn là Nguyễn Tri Nguyên , là giáo sư tiến sĩ ngôn ngữ học , nguyên phó Viện trưởng viện Văn Hóa Thông Tin cũ nay là Viện Văn Hóa Nghệ Thuật, ông đã khai sinh ra phân viện Văn Hóa Nghệ Thuật miền Trung tại Huế. người con trai thứ hai của ông Tráng Thông là ông Nguyễn Liên Minh thì đã hi sinh trong chiến tranh, thứ ba là người con gái là bà Nguyễn Thanh Mai, còn gọi là Công Tằng Tôn Nữ Thanh Mai, nay sinh sống và làm chủ khách sạn 3 sao Ban Mai Hotel tại Đồng Hới ( Quảng Bình). Còn người con trai út của ông Tráng Thông là Nguyễn Liên Thanh Long thì vẫn sinh sống ở Nha Trang. Ngày nay do chính sách của nhà nước đã cởi mở hơn trước nên trong dòng họ chúng tôi lại đặt tên cho con cháu theo bài hệ thi nhưng vẫn phải để họ Nguyễn trước còn chữ trong bài hệ thi thì đặt làm tên đệm ví dụ như em họ tôi được đặt là Nguyễn Phúc Huy Hùng và Nguyễn Phúc Huy Hào chứ chính quyền họ không chấp nhận Bố họ Tráng con lại mang họ Liên hay bố họ Liên thì con không thể họ Huy được. Ngày nay do dòng họ chủ yếu sống ở phía nam và nước ngoài nên gọi trệch Phúc thành Phước vì theo chữ Hán Nôm thì chỉ là một nhưng do âm tiết các vùng khác nhau mà thành như vậy và gọi là Nguyễn Phước (阮福) Tộc .
Câu chuyện là như vậy . Cảm ơn các bạn đã quan tâm tới Nguyễn Phước Tộc chúng tôi.
có điều gì cần giải đáp các bạn hãy liên hệ qua email que2son2002@yahoo.com hoặc nguyenphucson@rocketmail.com hay nguyenqueson@hotmail.com ...
Chân thành cảm ơn các bạn đã quan tâm.Sửa lần cuối bởi nguyenphucson vào ngày Thứ 6 14 Tháng 8, 2009 4:44 am với 1 lần sửa trong tổng số. nguyenphucson
Bài viết: 2
Ngày tham gia: Thứ 6 14 Tháng 8, 2009 2:02 amĐầu trang
(Lưu ý: chúng tôi copy và giữ y nguyên kể cả sự sai đúng về chính tả)
----------------------
các bạn có nhã ý quan tâm tới cái tên Tráng Thông có thể gặp Trụ trì chùa Tường Vân ( thị trấn D'Ran hay con gọi là Đơn Dương , Lâm Đồng) là hòa thượng Thích Chơn Kim , vị này tục gia có tên là Nguyễn Phúc Liên Phú là con trai Trưởng của ông Tráng Đinh , gọi ông Tráng Thông là chú ruột. Đồng thời là đích tôn , trưởng họ nên nắm rõ phả hệ của gia tộc.. đã quy y theo Phật lâu năm .. vào những năm 1995--1996 con cháu ông Cường Để vẫn có nhã ý mời sang Nhật Bản thăm viếng và là người nắm rõ về tư liệu của Nguyễn Phước Tộc chúng tôi nhất...
cảm ơn các bạn đã quan tâm.Sửa lần cuối bởi nguyenphucson vào ngày Thứ 6 14 Tháng 8, 2009 11:24 am với 1 lần sửa trong tổng số.
Ý Kiến chúng tôi: Qua những dự kiện do những nhân vật từ đời thân sinh Liên Thành trở về trước, chúng ta nhận thấy tội nghiệp cho Liên Thành phải vất vả chạy vạy kiếm người để “nhờ vả”. Nhưng những kẻ mà Liên Thành “nhờ vả” lại là loại người, nếu không loạn luân thì cũng tham lam, tàn ác. Những kẻ nầy đoạt được cái gọi là danh vọng thì cũng không do từ khả năng trí tuệ mà nhờ vào vị trí gia tộc, cơ may. Nếu không cậy nhờ vào yếu tố khách quan thì những nhân vật mà Liên Thành “nhờ vả” cũng chỉ là những kẻ bất tài! Đời Liên Thành cũng thế. Quan trọng hơn, ông Tráng Liêt bác ruột của Liên Thành cũng đã từng là kẻ len lỏi vào hàng ngũ Quốc gia để hoạt động gây rối trị an. Bác anh thúc bá của thân sinh Liên Thành là một tên điệp báo cộng sản, anh thúc bà Liên Thành là nhũng kẻ đã từng phục vụ dưới lá cờ màu cộng sản, có kẻ đang là là cán bộ cộng sản, những kẻ nầy đã từng nhúng tay vào tội ác chống lại Chính nghĩa Quốc Gia. Bây giờ những kẻ nầy đang cùng phe đảng cộng sản của họ rắp tâm làm những tên tội đồ buôn dân bán nước. Liên Thành đem lựa những nhân vật mà nếu chúng ta không có cơ hội truy tầm thì ngỡ rằng họ có công với dất nước để “nhờ vả” (nhưng lịch sử đã chứng minh những người mà Liên Thành “nhờ vả” cũng bình thường nếu không muốn nói là “tầm thường”. Còn những kẻ theo thực dân Pháp haycộng sản thì Liên Thành dấu nhẹm.
Liên Thành Thật đáng khinh.
No comments:
Post a Comment