Saturday, January 14, 2012

TRÔNG ÐỢI

              ÐỖ THÁI NHIÊN

                                                    
                            Hình Đại Lão Hòa Thượng THích Quảng Độ bị cộng sản giam giữ tại xã Vũ Đoài

                Như vậy là mùa Xuân năm Ất Dậu đã gần tàn. Thế nhưng với tấm lòng yêu thương vô hạn đối với đồng bào Việt Nam, Hòa-Thượng Thích-Quảng-Ðộ Viện-Trưởng Viện Hĩa Đạo Giáo Hội Phật-Giáo Việt-Nam Thống-Nhất vẫn mong ước: “Làm sao cho Xuân qua rồi mà hoa vẫn hàm tiếu, người đến bên cây rừng mà chim không kinh sợ bay xa: Xuân khứ hoa hoàn hạm, nhân lai điểu bất kinh” (Thư chúc Tết đề ngày 03/02/05 của Hòa-Thượng Qủang Ðộ).

         Giấc mơ hoa vẫn hàm tiếu, loài người vàmuôn chim kết tình bằng hữu tuyệt vời  đến độ Hòa-Thượng Thích-Quảng-Ðộ đã kết thúc thư chúc Tết của Ngài bằng hai y ùnghĩ  dung dị nhưng sâu sắc, đơn sơ nhưng rất thiết tha: “Thư đã dài mà ý chưa hết. Chưa gửi đi nhưng lòng đã trông đợi.”

          Hòa-Thượng  Quảng Ðộ trông đợi những gì? Thưa rằng có hai trông đợi:

                        Trông đợi thứ nhất: dân chủ đa nguyên.

“Chúng tôi suy nghĩ từ bản thân qua hàng chục năm lưu đày, tù ngục và quản chế, thì thấy không còn con đường nào khác ngoài con đường dân chủ đa nguyên để tái thiết đất nước. Lẽ giản dị là nhiều ý kiến vẫn hơn một ý kiến độc tôn, nhiều thành phần chính kiến tôn giáo, xã hội đồng tâm hiệp lực xây dựng quê hương vẫn hơn một đảng phái độc quyền bao cấp quản lý”.

          Mong đợi thứ nhất của Hòa-Thượng Thích-Quảng-Ðộ hàm ngụ các ý nghĩ sau đây:

                1/. Từ vài thập niên qua CSViệt Nam vẫn bám vào luận cứ rằng: họ có công mang lại “độc lập” cho Việt Nam nên họ: có quyền không cần biết đến dân chủ đa nguyên, có quyền độc chiếm ngôi vị lãnh đạo vô thời hạn. Luận cứ này cần phải bị bác khước không một chút dè dặt bởi ba lý do:

                      a/. Các quốc gia như Thái Lan, Mã Lai Á v.v... không cần sự có mặt của CSViệt Nam, họ cũng vẫn có độc lập. Các quốc gia kia còn đạt đến độc lập nhanh chóng hơn Việt Nam, không đổ máu thảm sầu như Việt Nam. Như vậy làm sao CSViệt Nam lại có thể kể công là đã mang lại độc lập cho Việt Nam?

                      b/. Ðiều được CSViệt Nam tôn xưng là “công lao mang lại độc lập cho Việt Nam” cần được cân đo lại trên ý nghĩa của hai chữ độc lập. Dưới thời Pháp thuộc, CSViệt Nam đã đẩy hàng triệu sinh linh Việt đi vào cõi chết chỉ để mang Việt Nam ra khỏi ách nô lệ Pháp nhằm đặt Việt Nam dưới ách nô lệ Nga Tầu. Nói ngắn và gọn: CSViệt Nam chỉ thay đổi “chủ nô” đối với Việt Nam, chứ không hề mang lại độc lập cho Quê Hương. Hơn thế nữa tin tức về bang giao Việt Trung từ 1999 cho đến nay đã ghi nhận: CSViệt Nam hiến đất, dâng biển cho Trung Quốc, CSViệt Nam vòng tay cúi đầu trước hàng loạt biến cố xẩy ra trong vịnh Bắc Bộ của Việt Nam: Trung quốc tập trận bằng đạn thật, Trung quốc ngang nhiên thăm dò các túi dầu khí, Trung quốc bắt giam, bắn giết ngư dân Việt Nam, Trung quốc độc chiếm toàn bộ vịnh Bắc Bộ. Các sự kiện vừa nêu hiển nhiên tố cáo tội ác phản quốc của CSViệt Nam. Gọi là phản quốc  bởi lẽ CSViệt Nam vì quyền lợi của kẻ cầm quyền đang cấu kết với Trung quốc để tái lập chế độ Bắc thuộc tại Việt Nam. Lịch sử Việt Nam cho thấy dân tộc Việt Nam đã phải sống 1000 năm dưới ách Tầu thuộc, 1000 năm kia bao gồm ba giai đoạn:

                -Bắc thuộc thứ nhất: từ năm 111 trước tây lịch đến năm 39 sau TL. Năm 40 là năm Trưng Nữ Vương xuất hiện.

                -Bắc thuộc thứ nhì: từ năm 43 đến năm 544. Năm 545 là năm Lý Bôn xuất hiện lập nên nhà Tiền Lý.

                -Bắc thuộc thứ ba: từ năm 603 đến năm 939. Năm 940 Ngô Quyền xuất hiện chấm dứt non 1000 năm bị giặc tầu đô hộ.

                Nói tóm lại, do mải mê chạy theo những quyền lợi riêng tư, CSViệt Nam đã mang dân tộc Việt Nam vào vòng lệ thuộc Nga Tầu trước 1975. Ngày nay CSViệt Nam lại mang dân tộc Việt Nam đứng trước ngưỡng cửa của Bắc thuộc thứ tư. Ðiều oái oăm nằm ở sự thể: do “công lao mang tai họa đến với dân tộc,” CSViệt Nam đòi hỏi quần chúng Việt Nam phải biếu không và biếu vĩnh viễn chiếc ghế lãnh đạo quốc gia cho họ như một hình thức “trả công”. Câu chuyện khó tin nhưng có thật: kẻ cướp cưỡng bách khổ chủ phải trả công cho đương sự về “công lao” đã đánh cướp tài sản của nạn nhân.
 2/. Nhằm bám chặt chiếc ghế lãnh đạo, CS thường tuyên truyền rằng CSViệt Nam ngày nay không còn là CS nữa, họ đã chấp nhận kinh tế thị trường và rằng CSViệt Nam đang có khả năng phát triển kinh tế, CSViệt Nam đang cởi trói tôn giáo v.v... Các luận địêu tuyên truyền vừa kể hoàn toàn không đáng để cho người Việt Nam phải quan tâm, lại càng không đáng để người Việt Nam mất thời giờ tranh cãi lẫn nhau chung quanh câu hỏi: co ùnên để CSViệt Nam tiếp tục cai trị đất nước hay không? Là người Việt Nam yêu nước, chúng ta chỉ nên tập trung nỗ lực đòi hỏi CSViệt Nam phải tuyệt đối tôn trọng một nguyên tắc lớn: đất nước là đất nước của toàn dân, toàn dân hiển nhiên có quyền xử dụng lá phiếu để chỉ định cấp lãnh đạo


                                     


         Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ và Chư Tôn ngỏ lời chia sẻ sự
                                      uất hận  tại Sài Gòncùng với Dân oan

            Nói tới lá phiếu tức là nói tới dân chủ đa nguyên. Một số người cho rằng đa nguyên là đa đảng. Hòa-Thượng Thích Quảng Ðộ đã giảng giải đa nguyên một cách hoàn toàn chính xác và đầy đủ. Theo ngài, nhiều ý kiến, nhiều thành phần xã hội, nhiều tôå chức tôn giáo... họp thành khối đa nguyên. Dân chủ đa nguyên đòi hỏi ý kiến của tất cả các nguyên trong xã hội – không kể nguyên đa số hay nguyên thiểu số – đều được ghi nhận, được thảo luận, được lượng giá để cuối cùng đạt đến đồng thuận về một giải pháp thích nghi nhất. Nói cách khác, dân chủ đa nguyên là chế độ dân chủ vận hành theo nguyên tắc tự do của một người được giới hạn bởi tự do của mọi người. Một người chỉ thực sự có tự do khi mọi người đều có tự do. Dân chủ đa số rất dễ mang phe đa số rơi vào tệ nạn đa số chuyên chế. Dân chủ đa nguyên chính là dân chủ đa số đi kèm với nguyên tắc tôn trọng sự tham dự của đa nguyên.Dân chủ đa nguyên là giải pháp hữu hiệu nhất trong việc hóa giải mọi va chạm lớn nhỏ giữa hoạt động của:

Cá nhân và xã hội.
Thần quyền và chính quyền.
Các luồng văn hóa khác nhau.
Các chính kiến dị biệt.
Hành pháp, lập pháp, và tư pháp.

Nhìn ra bản chất uyển chuyển nhưng chặt chẽ và công bằng của sinh hoạt dân chủ đa nguyên, Hòa-Thượng Thích-Quảng-Ðộ khẳng định: “Chúng tôi suy nghĩ từ bản thân qua hàng chục năm lưu đày, tù ngục và quản chế, thì thấy không còn con đường nào khác ngoài con đường dân chủ đa nguyên để tái thiết đất nước”.

                      
                Hòa Thượng Thích Quảng Độ bị
                 công an cộng sản bắt và áp giải

            Trông đợi thứ hai: Toàn dân tham gia vào “mọi nỗ lực chính trị nhằm bảo vệ đất nước, bảo vệ truyền thống văn minh nòi giống” (Thư chúc Tết của Hòa-Thượng Quảng Ðộ ngày 03/02/05).

            Dân chủ đa nguyên không thể đến với Việt Nam theo kiểu quả sung rơi vào miệng của kẻ lười biếng nằm dưới gốc cây sung. Dân chủ đa nguyên phải được hiểu là kết quả của “mọi nỗ lực chính trị nhằm bảo vệ đất nước, bảo vệ truyền thống văn minh nòi giống” (Thư đã dẫn). Nhắc tới hai chữ “chính trị”, một vài người đã phản ứng theo kiểu “đỉa phải vôi”. Ho ïvội vàng khẳng định: “chúng tôi là khoa học gia, la ønhà văn hóa, là doanh gia, thương gia, là người phục vụ nghệ thuật ... chúng tôi không làm chính trị”. Ðối diện với ý chí tư øchối làm chính trị một cách gay gắt như vừa kể, Hòa-Thượng Thích Quảng Ðộ vừa biểu đồng tình với những người không làm chính trị vừa nhấn mạnh: mọi công dân đều có nghĩa vụ thể hiện thái độ chính trị. Ngài từ tốn giải thích: “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và trong cương vị tăng sĩ, chúng tôi không làm chính trị. Nhưng chúng tôi phải có thái độ chính trị. Thái độ này thể hiện giáo lý nền tảng của đạo Phật là cứu chúng sinh ra khỏi ách nạn, khổ đau để tạo điều kiện giác ngộ.”

 Thế nào là thái độ chính trị? Hòa-Thượng Quảng Ðộ trả lời câu hỏi này bằng thực tiễn lịch sử: “Ở nước ta, các quốc sư  Phật  Giáo dưới các triều Ðinh, Lê, Lý, Trần, Lê đã hành hoạt theo gương đức Phật. Gặp lúc biến, các thiền sư cũng tham gia chống ngoại xâm. Ðuổi xong giặc, các ngài lại trở về nơi thiền viện, lo việc an tâm và giáo hóa.”

                “Làm chính trị” bao gồm mọi nỗ lực nhằm nắm giữ guồng máy quyền lực của quốc gia. Mỗi công dân đều có quyền làm chính trị hoặc từ chối làm chính trị. Thế nhưng đạo làm người, nghĩa vụ làm dân xác định không ai được phép tránh né, biểu tỏ thái độ chính trị trước những tình huống khó khăn của đất nước. Thái độ chính trị là thái độ “cứu chúng sinh ra khỏi nạn ách khổ đau”, thái độ “tham gia chống ngoại xâm”, thái độ đi theo tiếng gọi của đạo đức. Xa lánh thái độ chính trị hiển nhiên là chỉ dấu của tư tưởng phản đạo đức.

                Mặt khác, dưới nhãn quan của nhà Phật, phẩm giá của mỗi người được đánh giá theo ba chuẩn mực: bi, trí, dũng. Bi là lòng thương người Dũng là can đảm. Rất nhiều khi cần phải dũng mới thể hiện được bi. Phép ứng xử trong đời sống không gì khác hơn là bi và dũng. Bi và dũng phải chừng mực, không thái quá, không bất cập. Hiểu được đời sống, hiểu được mối quan hệ giữa đời sống với bi và dũng là trí.

                Thư chúc Tết của Hòa-Thượng Quảng Ðộ được viết ra bằng ngôn ngữ dung dị của dân gian, cú pháp nhẹ nhàng nhưng gói ghém cả một nội dung rộng bao la, cao nghi nghút, sâu thăm thẳm. Toàn bộ nội dung vi diệu kia chỉ xoay quanh hai trông đợi. Trông đợi thứ nhất là trông đợi dân chủ đa nguyên. Muốn có dân chủ đa nguyên, người dân phải hành động. Từ đó phát sinh ra trông đợi thứ hai: trông đợi toàn dân có thái độ chính trị đối với chế độ độc tài CSVN. Hai trông đợi của Hòa-Thượng Quảng Ðộ có thể gom lại trong ba chữ BI, TRÍ, DŨNG.

                Ðời người được hình thành và phát triển bởi hai yếu tố: tính và mệnh. Tính là: thất tình, lục dục, là hiểu biết, là tư tưởng. Mệnh là đi, đứng, nói, cười, là hành động sống cụ thể. Tu tính là học hỏi trong kinh sách, trong đời sống hàng ngày để đạt đến hiểu biết tròn đầy về bi, trí, dũng. Tu mệnh là tôi luyện ý chí để có đủ sức mạnh tinh thần nhằm mang bi, trí, dũng đi vào thực tiễn sinh hoạt xã hội. Tu tính và tu mệnh gắn bó chặt chẽ với nhau gọi là chân tu. Con người dầu xấu hay tốt, sang hay hèn, không ai không ngưỡng vọng bậc chân tu. Ở cương vị được ngưỡng vọng kia, Hòa-Thượng Thích Quảng Ðộ đã khiêm tốn gửi đến cho chúng sinh Việt Nam thư chúc Tết ngày 03/02/05. Chúng sinh ở đây bao gồm cả chúng sinh nhân dân bị trị và chúng sinh CS thống trị.

                -Ðối với chúng sinh nhân dân bị trị, ngài Quảng Ðộ kêu gọi đồng bào VN cùng khổ hãy vận dụng chữ  DŨNG để mang lại dân chủ đa nguyên cho Việt Nam.

     -Ðối với chúng sinh CS thống trị, ngài Quảng Ðộ kêu gọi thành phần này hãy  vận dụng chữ DŨNG để nghe theo tiếng nói của lương tâm, của lẽ phải, để trao trả dân chủ đa nguyên, vốn của nhân dân, về với nhân dân.

                Chừng nào thư chúc Tết của HòaThượng  Viện-Trưởng Thích-Quảng Ðộ được toàn dân VN trong cũng như ngoài nước hưởng ứng, chừng đó: “Xuân đã qua rồi mà hoa vẫn hàm tiếu, người đến bên cây rừng mà chim không kinh sợ bay xa”.          



                                                                                         Ðỗ Thái Nhiên

No comments:

Post a Comment