Friday, January 13, 2012

                              Thư ngỏ

Kính thưa quý vị trên các diễn đàn,
Như quý vị đã biết, Phật Giáo Việt Nam luôn luôn song hành với dân tộc. Thật vậy, ánh sáng từ bi, trí tuệ  dũng lực của Phật Giáo trở thành nhiên liệu cung cấp và kích thích sức sống cho dân tộc. Lịch sử Việt Nam đã chứng minh trong các thời Phật Giáo hưng thịnh mà điển hình thời Lý,Trần là hai triều đại lâu dài nhất, vàng son nhất . Quê hương được thanh bình, người dân sung túc, an bình lạc đạo nhờ vào vua minh quân, dân hiếu tử. Nhưng khi quê hương bị giặc xâm lăng, bị quân thù cướp nước giày xéo thì vua quan, dân dã đã cùng nhau cung kiếm lên đường ra biên cương. Những thiền sư đã phải “cởi áo cà sa, khoát chiến bào”. Các Thiền Sư trở thành những Tướng Lãnh tài ba, những thiên tài quân sự, những  nhà  chính trị chân chính . Những thiền sư mở nước, những thiền sư giữ nước và những thiền sư hưng quốc đã hiện diện trên từng trang lịch sữ giống nòi. Ngay trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp,  xương máu của Phật tử đã trải dài trên từng thước đất quê hương, Sư Trạch đã cùng với 325 chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng bị thực dân Pháp lưu đày biệt xứ và đền nợ nước tại Guyane Nam Mỹ. Những  đấng anh hùng vị quốc vong thân nầy hồn thiêng liệt sĩ đã hòa vào hồn thiêng sông núi.
            Bởi thế, nên bất cứ cá nhân, phe nhóm, đảng phái nào vì quyền lợi, quyền lực    trực tiếp hay gián tiếp manh tâm bán nước hay vì bất cứ lý do bất chính nào đều  bất chấp đạo lý vu cáo hãm hại Phật Giáo.
           Lần theo những trang quốc sử, chúng ta sẽ thấy quân cướp nước xâm lăng và kẻ nội thù, kẻ  đặt quyền lợi cá nhân, đảng phái, tôn giáo lên trên sự tồn vong của Tổ Quốc thảy đều có những thủ đoạn nhằm tiêu diệt Phật giáo, như những lược dẫn sau đây:
             1/Quân xâm lược phương Bắc: Giặc Tàu đời vua Tuyên Đức nhà Minh tên tướng Vương Thông phá Tháp chùa Bảo Thiên để lấy đồng,           
            2/Thực dân Pháp: Chùa là nơi  an toàn cho các Nghĩa quân kháng chiến , vì vậy nên một số đất đai thổ cư của chùa bị thực dân Pháp tước đoạt để xây  những cơ sở  phụng tự cho tôn giáo khác, những ngôi nhà thờ như La Vang Quảng Trị, Nhà thờ Hà Nội, Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn v..v.. đều từ những ngôi chùa bị chiếm đoạt
          Tội yêu nước, tội bảo vệ cõi bờ đã bị thực dân Pháp, ông Bảo Đại và Ngô triều trả thù bằng “Dụ số 10”.
            3/ Cộng sản: Sau khi chế độ độc tài gia đình trị Ngô triều sụp đổ, 11 Tông phái Phật Giáo hợp nhất thành lập nên Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) Đây là Giáo Hội Dân Lập, đại diện cho hầu hết tăng Ni và tín đồ Phật Giáo. Vì là Giáo Hội truyền thừa, nên Giáo Hội vẫn tiếp tục đồng hành cùng Dân Tộc.
         Cộng sản vốn được dựng nên bằng bạo lực, lấy bạo lực làm sức mạnh, lấy tham tàn làm phương hướng hoạt động, lấy gian dối làm kỷ thuật tiến hành và lấy dân tộc. tổ quốc làm hàng hóa trao đổi. Như vậy giữa cộng sản và GHPGVNTN là hai thế lực đối kháng. Cộng sản dùng sức mạnh bạo lực chuyên chính, bất chấp đạo lý, dùng  cứu cánh biện minh cho phương tiện. Cộng sản muốn biến các tôn giáo như là phương tiện tay sai để thống trị.
Ngược lại GHPGVNTN thì ngay trong Lời Mở Đầu Bản Hiến Chương đã khẳng định:” GHPGVNTN không đặt sự tồn tại của mình nơi nguyên vị cá biệt mà đặt sự tồn tại ấy trong sự tồn tại của nhân loại và dân tộc” 
Bởi thế, Cộng sản xem GHPGVNTN là lực cản đường nguy hiểm cho mưu đồ gian trá tàn độc và vô tổ quốc của họ. Sách lược của công sản là tạo ra những rối loạn trong hàng ngủ Phật Giáo. bằng những hình thức như:  
               a/  Giáo Hội quốc doanh:  cộng sản hành lập Giáo hội mới với tên gọi là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. Kỳ thực Giáo Hội nầy chỉ là công cụ tay sai vì nó nằm trong Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, Mặt trân nầy cũng là công cụ tay sai, là tổ chức ngoại vi của cộng sản, người dân gọi Giáo hội nầy với cái tên khinh thường là Phật Giáo quốc doanh , và dĩ nhiên, cái giáo hội quốc danh nầy chỉ là bù nhìn, chỉ là cái xác không hồn, cử động theo nhịp còi của cộng sản
                 b/Mua chuộc và bạo hành: Cộng sản ưu ái cho một số phần tử phản đạo như nương tay cho xuất ngoại, cho xây dựng thêm cơ sở, cho phong chức, hứa hẹn hổ trợ xây dựng cơ sở giáo dục như trường cao đẳng, trường  đại học. Nếu không khuất phục được thì cộng sản cũng không ngần ngại dùng đến biện pháp bắt bớ tù đày và thủ tiêu (như cộng sản đã đánh chết cố Thượng Tọa Thích Thiện Minh, một vị cao tăng của GHPGVNTN). Hình thức mua chuộc hay bạo hành cũng không trừ diệt được tinh thần vô úy của các vị cao tăng lãnh đạo GHPGVNTN.
Đức Phật đã dạy rằng, muốn thoát khỏi phiền não thì trước hết phải trừ Tam Độc (Tham, Sân ,Si), mà “Tham” là đứng đầu. Nhưng một số người vì còn quá tham nên lọt bẩy cộng sản, Nhóm Về Nguồn được khai sinh trong trường hợp nầy.  Hiện nay, nhóm Về Nguồn đang ra sức thực hiện kế hoạch do cộng sản xướng xuất là “ GHPGVNTN không có Huyền Quang, Quảng Độ”. Vì đi ngược lại dân tộc, nên Về Nguồn cũng đang trên đường ra bãi tha ma. Tác giả Đỗ Thái Nhiên đã viết bài: “Trận Đồ Chuột Cống” để mô tả những kẻ nầy.
                 c/ Khai thác những vấn đề thuộc lịch sử: Không thể phủ nhận rằng đã có những vấn đề còn nghẽn lối giữa Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo. Những vấn đề nghẽn mạch nầy tạo nên do những sự kiện có thật từ thực dân Pháp, đến Ngô triều. Khi chế độ thực dân Pháp và Ngô triều không còn điều kiện tác động lên dòng sống dân tộc, tình đồng bào, tình chiến hữu, dần dần xóa bớt những khoảng cách do lịch sử để lại. Cộng sản toan tính rằng, nếu để hai tôn giáo nầy có cùng chung ý thức về sự nguy hại của cộng sản, thì đó chính là nguy cơ, sẽ gây hiểm nạn cho cộng sản, để đối phó hiểm nạn nầy, các nhóm do cộng sản hổ trợ như Giao điểm, Đông Dương Thời Báo, Sách hiếm (loại báo diện tử) ra đời. Các nhóm nầy cùng nhau tấn công các nhà lãnh đạo GHPGVNTN.
                    d/ Nhóm tạo hỏa mù: Đây là những người mà chúng ta thật khó phân biệt chính tà hắc bạch, họ nhân danh người Quốc Gia, dưới dạng cực đoan quá khích để tấn công GHPGVNTN bằng những lời lẻ ngang ngược, mất dạy và dao búa đe dọa.Họ chưởi cộng sản không tiếc lời, nhưng họ cũng chẳng cho ai được rảnh tay chống cộng. Loại người nầy ông Đỗ thái Nhiên cho họ cái tên là “Đặc công truyền Thông”
                    e/ Nhóm Cần Lao: Đảng nầy tuy đã ra nghĩa địa Mạc Đĩnh Chi cùng với “quốc vương” và đảng trưởng. Nhưng âm khí vẫn còn nặng mùi. Những người nầy bất chấp lương tri, họ tìm cách dối trá, thêm bớt lịch sử, sửa đổi chứng liệu cốt để biến  kẻ hung ác Ngô  triều thành những anh hùng, những bậc chính nhân. Họ muốn tất cả nhân dân và lịch sử Việt Nam, ngay cả nạn nhân của  Ngô triều cũng phải khom lưng bái phục.
                    g/ Nhóm Liên Thành: Không ai biết Liên Thành thuộc nhóm nào và ai là kẻ giật dây, nhưng xem mục tiêu mà Liên Thành và tập đoàn Liên Thành tấn công, cũng như ngôn ngữ mà Liên Thành và phe nhóm xử dụng  thì rất gần với cộng sản (xin đừng nghĩ rằng kẻ nào chưởi cộng sản đều là chống cộng. Kinh nghiệm cho thấy kẻ chưởi cộng sản hăng nhất lại là kẻ đang lại gần cộng sản nhất). Cộng sản căm thù nhất là GHPGVNTN thì GHPGVNTN cũng là tổ chức bị Liên Thành và phe nhóm vung vít hùng hổ tấn công mạnh nhất. Những vị Dân cử trong Nghị viện Âu Chậu có cảm tình GHPGVNTN, ủng hộ cuộc đấu tranh nhân dân VN, thì Liên Thành không tiếc lời thóa mạ, ngay cả các cuộc biểu tình của sinh viên, học sinh, thanh niên và giáo chức  trong nước chống lại bạo quyền cộng sản hèn hạ dâng lãnh thổ, lãnh hải cho Tàu cộng, Liên Thành cũng không chừa. Liên Thành là ai, đang làm lợi cho Việt cộng, cho Tàu cộng hay đang thi hành bổn phận với Cần Lao, không ai biết, nhưng việc làm của Liên Thành đang làm cho tình trạng chia rẻ trong cộng đồng tỵ nạn cộng sản thêm trầm trọng. Rất có lợi cho cộng sản.
            Đứng trước thực trạng GHPGVNTN bị những thế lực gian manh, phản bội dân tộc, và những kẻ vì lý do bất chính tấn công, thóa mạ. Ngày 17/1/2010 Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ vị lãnh đạo tối cao của GHPGVNTN đã ban hành  Thông Tư số 07/VHĐ/VT, ngài đã chỉ thị rằng:”Qua bản Thông tư hôm nay Ban Chỉ đạo Viện Hoá Đạo kêu gọi chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử, đặc biệt ở hải ngoại có nhiều phương tiện thông tin, tìm kiếm tài liệu, hãy thu tập chứng liệu và tìm phương cách giải hoặc những bài viết hoặc do thiếu hiểu biết, hoặc cố tâm vu cáo GHPGVNTN theo các chủ trương tiêu diệt những sinh lực dân tộc, mà Phật giáo là một, cho những viễn đồ phi dân tộc và phản tổ quốc.
Thông tư hôm nay là lần đầu tiên Giáo hội Trung ương lên tiếng, mà cũng là lần cuối cùng cất lên trước hiện trạng mạ lỵ kéo dài hàng chục năm bằng thứ ngôn ngữ khiếm nhã và lý luận hồ đồ. Không phải để đôi co mà là để phản bác những vu hãm đầy hậu ý đối với Giáo hội bấy lâu nay”
.Hưởng ứng và khâm tuân Thông tư dẫn thượng chúng tôi mở trang blog có tên “CHÚNG TÔI LÊN TIẾNG” theo địa chỉ: http://chungtoilentieng.blospot.com . Trong trang blog nầy, chúng tôi sẽ sưu tập những bài viết của những bậc thức giả làm chứng liệu để giải thích và chứng minh sự gian manh láo bịp của những kẻ đánh phá GHPGVNTN.
            Đây là công việc chung, trân trọng kính mời quý vị cùng tham gia với chúng tôi.
           Trân trọng kính chào,
                  Trần Việt
    ---------------------------------------



        Kính gởi bài thơ Nhớ Chùa của Hòa Thượng
Mãn Giác để tâm hồn chúng ta rhêm nồng ấm  và tin tưởng vào tương lai của Dân Tộc và của Đạo Pháp.



  
     NHỚ CHÙA

                HT Mãn Giác

Từ thuở ra đi vắng bóng chùa
Đường đời đã nhọc chuyện hơn thua
Trong tôi bừng dậy niềm chua xót
Xao xuyến mơ về lại cảnh xưa
Thấp thoáng đâu đây cảnh tượng làng
Có con đường đỏ chạy lang thang
Có hàng tre gợi hồn sông núi
Im lặng chùa tôi ngập nắng vàng

Có những cây mai sống trọn đời
Bên hàng tùng bách vẫn xanh tươi
Nhìn lên phảng phất hương trầm tỏa
Đức Phật từ bi miệng mỉm cười
Tôi nhớ làm sao những buổi chiều
Lời kinh giải thoát vọng cao siêu
Đây ngôi chùa cổ ngày hai buổi
Cầu nguyện dân làng sống mến yêu

Vì vậy làng tôi sống thái bình
Sớm khuya gần gũi tiếng chuông linh
Sắn khoai bắp gạo nuôi dân xóm
Xây dựng tương lai xứ sở mình
Mỗi tối dân quê đón gió lành
Khắp chùa dào dạt ánh trăng thanh
Tiếng chuông thức tỉnh lan xa mãi
An ủi dân hiền mọi mái tranh

Trầm đốt hương thơm bay ngạt ngào
Thôn trên xóm dưới dạ nao nao
Dân làng tắm gội lên chùa lễ
Mười bốn, ba mươi mỗi tối nào
Biết đến bao giờ trở lại quê
Phân vân lòng gửi nhớ nhung về
Tang thương dù có bao nhiêu nữa
Cũng nguyện cho chùa khỏi tái tê

Từ thuở ra đi vắng bóng chùa
Đường đời đã nhọc chuyện hơn thua
Trong tôi bừng dậy niềm chua xót
Xao xuyến mơ về lại cảnh xưa
Chuông vẳng nơi nao nhớ lạ lùng
Ra đi ai chẳng nhớ chùa chung
Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông

No comments:

Post a Comment